Bạc hà còn gọi là gì

  • Trang chủ
  • Cẩm nang
  • PHÂN BIỆT BẠC HÀ VÀ RAU HÚNG LỦI

Bacl hà và húng lủi đều là những nguyên liệu phổ biến thường được dùng trong ẩm thực, thế nhưng hai loại cây này rất dễ gây nhầm lẫn. Hầu hết người Việt không phân biệt được cây bạc hà và cây húng lủi, ví dụ điển hình là trong các quán cà phê, detox, người ta thường dùng húng lủi thay vì bạc hà. Điều này hoàn toàn không gây hại nhưng bạc hà có mùi thơm và hương vị khác với húng quế, vì vậy nhận biết hai loại cây này để sử dụng đúng cách là điều rất cần thiết. Sau đây, hãy cùng theo chân chúng tôi để khám phá sự khác biệt của bạc hà và rau húng lủi nhé!

Rau húng lủi

Rau húng lủi còn có rất nhiều tên gọi khác là rau húng lũi, rau húng láng, rau húng… cây có nguồn gốc hoang dã, phân bố chủ yếu ở châu Âu, Châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, húng lủi có mặt ở mọi miền đất nước và là cây gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày.

Hình dáng của cây húng lủi:

Cây húng lủi thuộc loại cây thảo, cây có nguồn gốc hoang dã nên phát triển rất nhanh, thân dễ mọc bò thành chùm dưới đất. Lá cây húng lủi tương đối nhỏ, thuôn dài, mép lá hình răng cưa và có mùi thơm đặc trưng.

Công dụng của cây húng lủi:

Công dụng phổ biến nhất của rau húng lủi là làm gia vị ăn sống trong các bữa ăn hoặc chế biến với nhiều món để tạo nên hương vị đặc biệt, đây là loại rau không thể thiếu với các món tiết canh. Cây húng lủi sinh trưởng khá tốt, phát triển nhanh nên rất dễ trồng. Các gia đình thường tận dụng một khoảng đất nhỏ hoặc dùng chậu, thùng xốp để trồng húng lủi dùng hằng ngày.

Ngoài công dụng của một thực phẩm, húng lủi còn được dùng như một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng phòng chống nhiều bệnh tật. Trong cây húng lủi còn có các chất giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ và giữ hơi thở thơm tho. Bên cạnh đó, nhiều gia đình trồng cây húng lủi lấy rau ăn, đồng thời là cách giúp xua đuổi muỗi hiệu quả.

Cây bạc hà

Bạc hà ở đây là lá bạc hà, không phải cây bạc hà dùng để nấu canh chua như ngoài chợ [hay còn gọi là dọc mùng].

Hình dáng của cây bạc hà:

Bạc hà là loại cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao khoảng 60 – 80cm, cây mọc đứng hoặc hơi bò, phân nhánh. Thân cây hình vuông, màu xanh hoặc tím nhật và có nhiều lông trắng. Điểm đặc biệt của cây bạc hà là toàn cây có mùi thơm vì cây có vị cay, mát, chứa tinh dầu Menthol.

Lá bạc hà có hình trứng hoặc thon dài, phiến lá dài 3 – 5cm, rộng 2 – 3cm, cuống dài ½ - 1cm, mép lá hình răng cưa, mặt trên và dưới lá có nhiều lông tơ nhỏ. Trong cây bạc hà, phần lá chứa nhiều tinh dầu và mùi hương thơm nồng.

Công dụng của lá bạc hà:

Bạc hà có rất nhiều công dụng như: làm nước detox, làm bánh, làm gia vị, pha trà, làm mojito, chữa đau dạ dày, chữa ho, đuổi côn trùng… và đặc biệt còn có các dụng làm đẹp và giảm cân

Để phân biệt húng lủi và bạc hà, trước tiên bạn nên quan sát hình thức bên ngoài, sau đó cảm nhận bằng cách đưa lên mũi ngửi, lá bạc hà có mùi thơm hơn húng lủi rất nhiều. Khi sờ tay vào lá bạc hà, bạn sẽ cảm nhận rõ mùi bạc hà như khi ăn Sing Gum vậy.

    1. Ngày đăng: 28-10-2019
    2. Lượt xem: 1554

    Chỉ cần bẻ đôi viên khoai tây chiên xù ra, nhân phô mai bên trong dai dai, kéo sợi, béo ngậy vô cùng hấp dẫn, chẳng bé nào có thể cưỡng lại được.

    Chi tiết

    1. Ngày đăng: 28-10-2019
    2. Lượt xem: 1214

    Nếu muốn phát huy được tối đa giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của khoai tây, việc hiểu được bản chất cũng như sử dụng đúng cách loại thực phẩm này chính là điều đầu tiên bạn không nên bỏ qua.

    Chi tiết

    1. Ngày đăng: 26-10-2019
    2. Lượt xem: 1384

    Tại các nước như: Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Scotland với những món ăn truyền thống nổi tiếng là món ăn mặn. Hiếm có quốc gia nào có món ăn truyền thống là các món chay. Và cũng có những thành phố được đánh giá là “thân thiện với người ăn chay”. Ta có thể thưởng thức vô vàn món ăn chay ở đó.

    Chi tiết

    1. Ngày đăng: 26-10-2019
    2. Lượt xem: 676

    Khảo sát ở TP HCM, giá heo hơi ở mức 55.000 - 60.000 đồng một kg, cao nhất trong 3 năm qua.

    Chi tiết

    1. Ngày đăng: 24-10-2019
    2. Lượt xem: 871

    Cực dễ dàng mà lại cho ra những thành phẩm độc lạ, dưới đây là một vài công thức làm đồ ăn vặt cho mùa Halloween mà bạn có thể làm tại nhà cho các bé.

    Chi tiết

Cây bạc hà là cây gì?

***  Bạc hà là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Cây cao 60–80 cm, mọc đứng hoặc hơi bò, phân nhánh. Thân hình vuông, màu xanh hoặc tím nhạt, có nhiều lông ngắn. Toàn cây có mùi thơm vì có vị cay, mát, chứa tinh dầu Menthol. Bạc hà có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh như là: Kháng khuẩn, trị ho, cảm mạo, nhức đầu, chữa hôi miệng…

Vậy bạc hà là cây gì?

  • Bạc hà có tên khoa học là: Mentha arvensis, họ hoa môi Lamiaceae.
  • Tên tiếng anh là: Mint.
  • Nguồn gốc: Các nước Châu Âu.

Đặc điểm của cây bạc hà

  • Cây thân thảo sống lâu năm,
  • Thân có màu xanh hoặc tím,
  • Lá có hình trứng, mép có răng cưa,
  • Bạc hà có mùi hương thơm, hương cay cay mang lại cảm giác thư thái dễ chịu.

Các thành phần có trong bạc hà

*  Các nghiên cứu đã chỉ ra lá bạc hà có chứa rất nhiều tinh dầu. Hầu hết là menthol và menthon. Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt chất khác tạo thành hương vị đặc trưng và những tác dụng trị bệnh thần kỳ của bạc hà.

Mỗi loại bạc hà sẽ có chứa hoạt chất cay khác nhau. Bạc hà cay chứa hoạt chất này cao gấp nhiều lần sao với loại bình thường.

Các tác dụng của cây bạc hà

  • Bạc hà là vị thuốc có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý. Và sau đây là một số tác dụng của bạc hà trong việc trị bệnh.

1, Tiêu chảy

*  Bạc hà có vai trò như những enzym tiêu hóa kích hoạt tuyến nước bọt nhờ vậy mà tiêu hóa sẽ tốt hơn, ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.

Cách dùng: Sử dụng 1 vài lá bạc hà tươi cho vào cốc nước nóng. Ngâm trong vòng 5 phút là uống được. Uống liên tục đều đặn đến khi những triệu chứng tiêu chảy biến mất.

2, Giảm cân, làm đẹp

*  Bạc hà có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, tăng sự hấp thu các chất dinh dưỡng và trao đổi chất. Nhờ vậy sử dụng lá bạc hà sẽ giúp giảm cân nhanh chóng, làm đẹp rất tốt.

Cách thực hiện:

  1. Lấy một ít lá bạc hà, rửa sạch để ráo nước. Đem giã nát rồi đắp lên chỗ da bị mụn, sẹo thâm do mụn. Sau một thời gian, mụn và sẹo thâm khỏi hẳn đem lại làn da sáng đẹp.
  2. Sử dụng lá bạc hà giã nát hoặc xay nhuyễn, trộn thêm mật ong. Sau đó bôi lên da sẽ giúp làm sạch da, se khít lỗ chân lông hiệu quả.
  3. Tăng cường hệ miễn dịch, chữa cảm mạo, ho, nhức đầu
  4. Các hoạt chất canxi, kali, vitamin B có trong bạc hà giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

3, Cách dùng bạc hà trị ho, cảm mạo, nhức đầu

Chuẩn bị: Lá bạc hà 6g, hành hoa 6g, kinh giới 6g, phòng phong 5g và bạch chỉ 4g.

  1. Đem rửa sạch tất cả các vị thuốc, để ráo nước.
  2. Sau đó hãm với nước sôi từ 15 – 20 phút là có thể uống được.
  3. Uống nước này khi còn ấm nóng. Rồi đắp chăn, nằm nghỉ ngơi sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
  4. Trị hen suyễn, viêm xoang, làm sạch đường hô hấp,
  5. Bạc hà có chứa hàm lượng lớn chất chống viêm rosmarinic acid giúp chữa trị, ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp rất tốt.

Người bệnh chỉ cần xông hơi bằng tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi sẽ giúp xoang mũi sạch sẽ không bị tắc nghẽn và phòng ngừa nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạc hà đã được chứng minh chữa trị dị ứng do nhiễm trùng nấm, trị hen phế quản hiệu quả.

4, Chữa buồn nôn

*  Nhiều người bị say tàu xe, máy bay uống nhâm nhi một ly trà bạc hà nóng sẽ tránh buồn nôn. Ngoài ra, có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay dùng để hít sẽ giúp tâm trạng thư giãn, ít buồn nôn hơn.

5, Ngăn ngừa ung thư

*  Chất chống oxy hóa và vitamin C trong bạc hà giúp chống lại những gốc tự do gây ung thư. Vì thế để ngăn ngừa ung thư hiệu quả nên bổ sung lá bạc hà vào thực đơn ăn uống.

6, Xua đuổi côn trùng, khử mùi hôi trong nhà

  • Cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy xông hơi, hương thơm nhẹ nhàng sẽ giúp khử mùi hôi trong nhà mang lại cảm giác thư thái, thoải mái.
  • Trong nhà nếu trồng một vài cây bạc hà hoặc xịt tinh dầu bạc hà được pha loãng với nước sẽ giúp xua đuổi côn trùng rất tốt.

7, Trị dị ứng, côn trùng cắn

*  Lá bạc hà tươi rửa sạch, giã nát. Sau đó, đắp lên vùng da bị dị ứng hoặc vị trí côn trùng cắn sẽ mang lại cảm giác dịu mát tức thì.

8, Chữa hôi miệng

*  Hôi miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao tiếp của con người. Để chữa trị hôi miệng hãy lấy vài lá bạc hà rồi nhai trực tiếp hoặc uống trà bạc hà sau ăn hoặc khi cảm thấy hơi thở có mùi hôi.

9, Giảm stress, thư giãn, chữa trầm cảm

*  Lá bạc hà có một số hoạt chất đặc biệt giúp ổn định tâm trạng và kích thích các giác quan. Hãy sử dụng một ly trà bạc vào ban đêm trước khi ngủ sẽ giúp dễ ngủ, ngủ ngon hơn và giảm stress.

10, Chữa trị đau cơ

  • Bạc hà có tác dụng chống co thắt mạnh. Khi bị đau cơ hãy dùng dầu bạc hà xoa lên vùng bị đau nhức sẽ giúp cơ bắp nới lỏng và giảm đau nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

Bạc hà có những loại nào? Cách phân biệt và tác dụng của mỗi loại như thế nào?

***  Về cơ bản thì bạc hà rất giống với rau húng, rất khó phân biệt giữa hai loại cây này nên cũng có rất nhiều nhầm lẫn. Về tác dụng của hai loại cũng khác nhau dưới đây là một vài điểm để bạn phân biệt hai loại cây này.

1. Rau húng tây

Rau húng tây

*  Húng quế Tây hay quế châu Âu [sweet basil] rất thơm, mùi hăng đậm, ngọt và mát. Basil là húng quế nhưng Việt Nam gọi để phân biệt với húng quế của mình. Cái tên basil lấy từ tiếng Hy Lạp basilikohn, có nghĩa “đế vương”, do người Hy Lạp xưa rất quý basil vì họ dùng nó làm nên nhiều loại thuốc.

Quế Tây thường có lá trơn, hình tròn bầu dục, vị không the bằng nhưng rất dậy hương và thường được dùng ăn sống hoặc gia vào làm gia vị cho các món mì Ý [pasta], salad, thịt nướng, pizza. Quế Tây đặc biệt thích hợp làm các loại sốt cà chua, sốt pho mát, xúp cà chua, xúp pho mát…

2. Rau húng quế

Rau húng quế

*  Húng quế còn gọi là húng giổi hay é tía, có tên khoa học Ocimum basilicum L, thuộc chi Ocimum. Đây là loài cây thân thảo, cao 50–60cm, là cây gia vị có mùi thơm đặc biệt. Lá húng đơn, mọc đối, màu lục, hơi khía răng ở mép. Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tía, mọc thành chùm đơn. Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh.

  • Lá húng quế có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau nên được sử dụng làm gia vị. Hoa có tính chất lợi tiểu, bổ thần kinh. Quả có vị ngọt và cay, tính mát; kích thích thị lực.
  • Ngoài ra, cành và lá húng quế còn được dùng trị: sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, kém tiêu hoá, viêm ruột, tiêu chảy, kinh nguyệt không đều…

Húng quế có mùi thơm đặc trưng giúp tăng hương vị nên được dùng ăn với các món nước như phở, hủ tiếu, bún riêu hoặc các món cuốn như bánh xèo, gỏi cuốn..

3. Rau húng chanh

Rau húng chanh

***  Húng chanh là một trong những loại rau thơm quý ở nước ta. Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Phần thân sát gốc hóa gỗ, lá mọc đối, dày cứng, giòn, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh.

Đây cũng là vị thuốc thông dụng chữa ho và viêm họng, được Bộ Y tế xếp vào danh mục 70 cây thuốc Nam thiết yếu. Theo từ điển Cây thuốc và động vật làm thuốc, húng chanh chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là carvacrol có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

Trong Đông y, húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt…

4. Rau húng lủi

Rau húng lủi

***  Rau húng lủi thuộc cây thảo, được gọi với nhiều cái tên khác nhau, tùy theo địa phương, đây là loại cây có nguồn gốc từ hoang dã, mùi thơm đặc trưng thường được dùng làm rau sạch, chế biến với nhiều món ăn, ngoài ra cây còn được sử dụng để chế biến thành nhiều loại thảo dược chữa bệnh, xua đuổi muỗi.

Nguồn gốc:

  1. Tên cây: Cây rau húng lủi,
  2. Tên gọi khác: Cây húng lủi, cây húng lũi, cây húng nhủi, cây húng dũi, cây húng láng, một số nơi còn gọi ngắn gọi là rau húng, húng bạc hà.
  3. Tên khoa học: Mentha aquatica,
  4. Họ thực vật: Họ Hoa môi,
  5. Cây có nguồn gốc hoang dã, phân bố chủ yếu ở một số nơi tại châu Âu, châu Phi, châu Á.

Đặc điểm hình thái

  • Cây húng lủi thuộc loại cây thảo, cây có nguồn gốc hoang dã nên có sức sống khỏe, phát triển nhanh.
  • Cây có thân rễ mọc bò thành chùm dưới đất.
  • Lá cây húng lủi nhỏ, thuôn dài, mép lá khía răng cưa.
  • Cây húng lủi có mùi thơm rất đặc trưng, dễ nhận biết thường được dùng làm gia vị, ăn sống.

Công dụng

  • Trồng làm rau sạch: Húng lủi là cây được dùng để làm gia vị ăn sống, được chế biến kèm với nhiều món tạo hương vị đặc biệt. Đây là một là rau ngon, lại có sức sống tốt, phát triển nhanh nên hiện tại cây được trồng tại nhiều gia đình bằng hình thức trồng húng lủi trong chậu, trong thùng xốp hoặc chai nhựa.
  • Ngoài ra cây còn được nhiều người sử dụng như một loại thảo dược, phòng chống nhiều loại bệnh, trồng cây húng lủi còn có một số chất giúp vệ sinh răng miệng, giữ hơi thở thơm tho.
  • Một chậu cây húng lủi còn là giải pháp tuyệt vời giúp xua đuổi muỗi khỏi ngôi nhà của bạn.

Cây bạc hà

***  Bạc hà là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Cây cao 60–80 cm, mọc đứng hoặc hơi bò, phân nhánh. Thân hình vuông, màu xanh hoặc tím nhạt, có nhiều lông ngắn. Toàn cây có mùi thơm vì có vị cay, mát, chứa tinh dầu Menthol.

Lá hình trứng hoặc thon dài, phiến lá dài 3–5 cm, rộng 2–3 cm, có cuống dài 0,5–1,0 cm, mép lá có răng cưa. Mặt trên và mặt dưới lá có nhiều lông tơ nhỏ. Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu và mùi thơm nóng.

Bạc hà có rất nhiều loại và mỗi loại lại hình dáng, kích thước màu sắc và cả mùi hương cũng hơi khác nhau một chút sau đây là một số loại bạc hà phổ biến:

1. Peppermint [Mentha piperrita]

  • Bạc hà Âu, cho tinh dầu với tên thương phẩm là “peppermint oil”, lá dài có răng cưa, có mùi cổ điển và được ưa chuộng nhất, được sử dụng làm sinh tố, sing gum, pha trà, vị thuốc chữa bệnh,…

2. Pennyroyal mint [Mentha pulegium]

  • Bạc hà hăng, cho tinh dầu với tên thương phẩm là “pennyroyal oil”, mùi thơm nồng, cao khoảng 40cm, lá hình trứng có răng cưa, hoa màu tím cà nhạt có cuống. Bạc hà hăng được sử dụng như một vị thuốc bổ tiêu hóa [tăng dịch tiêu hóa, giảm đầy bụng và đôi khi để trị giun], là thuốc tốt chữa đau đầu và các bệnh nhiễm trùng hô hấp nhẹ, giảm sốt, điều hòa kinh nguyệt và công dụng đặc biệt tiêu diệt bọ chét.

3. Ginger mint [ Mentha gentiles]

  • Bạc hà gừng, là loài lai giữa bạc hà Á Mentha arvensis và Mentha spicata cao khoảng 40cm, được sử dụng như một loại thảo dược, nấu ăn, thuốc chống côn trùng [đuổi ruồi, gián, muỗi,…],

4. Chocolate mint [Mentha x piperita]

  • Lá hình trứng, thích hợp cho việc làm bánh, làm sinh tố, pha trà, có mùi thơm dễ chịu nhất, thơm mùi Sing gum Double mint.

5. Catmint [Nepeta Mussinii]

  • Tinh dầu của loại bạc hà này có mùi thơm giúp thư giãn, thoải mái tinh thần sảng khoái. Đặc biệt mèo lại rất thích mùi hương của cây bạc hà này.

6. Mentha longifolia

  • Lá màu xanh đậm, thân dài có răng cưa phủ long màu bạc cao từ 50 -100cm có mùi hương rất tinh tế.

Một vài loại khác

7. Apple mint [Mentha suaveolens]

  • Bạc hà táo, lá hình trứng có lông mềm mại, cho tinh dầu có hương thơm của táo.

8. Spearmint [Mentha spicata]

9. Mentha arvensis

10. Catnip [Nepeta cataria].

Những lưu ý khi sử dụng bạc hà

  1. Chỉ nên dùng tối đa 0,4 ml/ngày. Nếu dùng quá liều có thể gây phát ban, nhức đầu, chóng mặt. Sử dụng liều lượng quá lớn gây nguy cơ bị co giật.
  2. Trẻ sơ sinh không được sử dụng, bởi tinh dầu bạc hà có thể xảy ra vấn đề về hô hấp với trẻ sơ sinh.
  3. Người bị dị ứng bạc hà có thể bị nổi mụn nước trong miệng và lỗ mũi khi hít tinh dầu bạc hà.
  4. Có thể gây tương tác với một số loại thuốc như cyclosporine, thuốc kháng acid…
  5. Người mắc bệnh tim không được dùng bạc hà do sẽ gây chậm nhịp tim.
  6. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên sử dụng tinh dầu bạc hà.

Đây là tất cả những thông tin, cách phân biệt tác dụng và những lưu ý khi sử dụng các loại sản phẩm từ bạc hà.

Trà lá  bạc hà sấy khô

Video liên quan

Chủ Đề