B. hoạt động thực hành - bài 19b: cổ tích về loài người

Ở làng nọ, có một bác ngư dân đánh cá. Một hôm, bác ra biển quăng lưới. Thật buồn, suốt ngày kéo lưới lên chỉ toàn rong biển, không được lấy một con cá nhỏ. Ngán ngẩm quá, bác định thả mẻ lưới cuối cùng rồi về. Thật kì lạ! Lần kéo lưới cuối cùng ấy có một chiếc bình bằng đồng mắc trong mẻ lưới. Bác ngư dân mừng lắm, nghĩ bụng: Cái bình này đem ra chợ bán cũng được khối tiền.Cầm chiếc bình lên thấy nặng, miệngbình gắn chì kín mít, bác bèn lấy dao nạy nắp bình để xem bên trong có những gì. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt từ trong bình bay lên. Bác đánh cá chưa hết ngạc nhiên thì làn khói tu lai, môt gã hung thần hiện ra từ làn khói đen đúa ấy. Gã hung thần ồm ồm nói:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7

Câu 1

Viết mở bài theo kiểu trực tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em:

Em có thể tham khảo mở bài trực tiếp dưới đây (bài văn tả cái cặp sách):

Vào ngày khai trường, bố mua cho em một chiếc cặp sách rất đẹp.

B. hoạt động thực hành - bài 19b: cổ tích về loài người

Phương pháp giải:

Mở bàitrực tiếp: Giới thiệungayđồ vật cần tả

Lời giải chi tiết:

Cách mở bài trực tiếp:

Trong góc phòng ngủ của em có một bàn gỗ nhỏ. Đó là chiếc bàn học của em.

Câu 2

Viết mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em:

Phương pháp giải:

Mở bàigián tiếp: Nói chuyện khác đểdẫn vàogiới thiệu đồ vật định tả

Lời giải chi tiết:

Cách mở bài gián tiếp:

Xung quanh em, mọi vật dụng, mọi đồ dùng đều có ích. Chiếc đồng hồ tích tắc báo thức, tờ lịch treo tường lặng lẽ đếm tháng ngày, chiếc giá sách chứa đựng cho em nhiều nguồn tri thức, chiếc chăn bông mang đến cho em những giấc ngủ ấm êm. Còn chiếc bàn gỗ là nơi để em ngồi học tập. Chiếc bàn gỗ ấy gắn bó với em suốt bốn năm rồi.

Câu 3

Đọc bài viết của các bạn trong nhóm và bình chọn mở bài hay nhất.

Câu 4

Nghe thầy cô kể câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần.

Câu 5

Mỗi em dựa vào tranh để tập kể 1 đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần.

B. hoạt động thực hành - bài 19b: cổ tích về loài người

Lời giải chi tiết:

Tranh 1: Bác đánh cá ra biển kéo lưới bắt cá.

Tranh 2: Trong một mẻ lưới bác đánh cá kéo lên được một cái bình đậy nút kín.

Tranh 3: Tò mò, bác mở nút bình ra xem có gì đựng trong bình thì lão hung thần bị giam trong đó bay thoát ra ngoài và đe dọa bác.

Tranh 4: Hết sức bình tĩnh, bác đánh cá tỏ ý không tin rằng hắn lại có thể ở trong một cái bình nhỏ xíu. Bác muốn hắn chui thử vào cho bác xem tận mắt, bác mới tin.

Tranh 5: Tên hung thần ngu ngốc tự thu nhỏ mình lại và lại chui vào bình. Bác đánh cá nhanh tay đậy nút bình lại nhốt chặt hắn ở trong đó.

Câu 6

Các nhóm thi kể một phần hoặc toàn bộ câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần.

Phương pháp giải:

Dựa vào phần tóm tắt tranh đã làm ở bài tập 5 để kể lại toàn bộ câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Ở làng nọ, có một bác ngư dân đánh cá. Một hôm, bác ra biển quăng lưới. Thật buồn, suốt ngày kéo lưới lên chỉ toàn rong biển, không được lấy một con cá nhỏ. Ngán ngẩm quá, bác định thả mẻ lưới cuối cùng rồi về. Thật kì lạ! Lần kéo lưới cuối cùng ấy có một chiếc bình bằng đồng mắc trong mẻ lưới. Bác ngư dân mừng lắm, nghĩ bụng: Cái bình này đem ra chợ bán cũng được khối tiền.Cầm chiếc bình lên thấy nặng, miệngbình gắn chì kín mít, bác bèn lấy dao nạy nắp bình để xem bên trong có những gì. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt từ trong bình bay lên. Bác đánh cá chưa hết ngạc nhiên thì làn khói tu lai, môt gã hung thần hiện ra từ làn khói đen đúa ấy. Gã hung thần ồm ồm nói:

- Ta báo cho nhà ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số.

Bác đánh cá lúng túng nhưng rồi kịp trấn tĩnh ngay. Bác mắng gã hung thần:

- Ta đã cứu ngươi ra khỏi cái bình kia, sao ngươi lại trở mặt giết ta?

Gã hung thần nói

- Ta là hung thần bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt vào cái bình ấy rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm nằm dưới biến sâu. Ta đã thề rằng: ai cứu ta khỏi cái bình tối tăm ấy thì ta sẽ làm cho người ấy trở nên giàu sang, phú quí. Ta đã chờ mãi nhưng chẳng aiđến cứu. Bởi thế ta đã đổi lời nguyền: kẻ nào cứu ta sẽ phải chết. Ta vừa dứt lời thì ngươi cứu ta. Vậy nên ngươi phải chết.

Nghe gã hung thần láo xược như thế, bác đánh cá tức giận nhưng bác bình tĩnh nói:

- Thôi được, chết cũng chẳng có gì đáng sợ, nhưng trước khimuốn biết một điều.

Gã hung thần hỏi:

- Điều gì?

Bác đánh cá chỉ vào người hắn và nói:

- Ngươi to lớn như thế làm sao chui lọt vào cái bình bé tí này?

Gã hung thần nhe răng vẻ tức giận, quát rằng:

- Ngươi không tin ư?

Bác đánh cá lắc đầu, bảo:

- Không thể tin được trừ khi ta tận mắt thấy chính ngươi chui vào trong bình.

Gã hung thần rùng mình một cái biến thành một vệt khói đen ngòm, vệt khói bay đến tận trời xanh, tụ lại rồi chui tọt vào bình. Bác đánh cá vội lấy cái nắp bằng chì nút chặt miệng bình. Gã hung thần cố sức vung vẫy, tìm cách chui ra nhưng đã muộn mất rồi. Bác đánh cá vứt cái bình trở lại biển sâu. Thế là kẻ ác độc suốt đời phải nằm dưới đáy biển.

Câu 7

Trao đổi, suy nghĩ về câu chuyện:

- Bác đánh cá là người thế nào?

- Con quỷ là kẻ thế nào?

- Câu chuyện ca ngợi điều gì, phê phán điều gì?

Lời giải chi tiết:

- Bác đánh cá là người cần cù, chất phác, thông minh.

- Con quỷ là kẻ vô ơn, độc ác và ngu xuẩn.

- Câu chuyện đề cao trí thông minh của con người. Nhờ có trí thông minh đó mà con người có thể giải quyết được nhiều điều khó khăn, nguy hiểm.