Anerkennung là gì

I. Tổng quan

     Hiện nay ở Đức ngoài chương trình học ĐH ra còn có chương trình vừa học vừa làm song song, kết hợp cả lý thuyết và thực hành, rất phù hợp đối với sinh viên chưa có nhiều điều kiện về tài chính như Việt Nam. Chương trình học này được gọi là Duales Studium liên kết giữa việc học ở trường đại học [thường là Đại học khoa học ứng dụng, Học viện nghề hay Đại học] với đào tạo nghề hoặc đào tạo thực tế tại công ty. Kết thúc chương trình học này sinh sẽ vừa có kiến thức chuyên ngành học ở trường và cả kiến thức thực tiễn từ công việc hằng ngày trong lĩnh vực học. Có chương trình học bắt buộc sinh viên đi học ở trường còn các kì nghỉ lễ học kì sẽ phải đi làm. Chương trình khác sẽ bắt buộc sinh viên đi làm từ thứ hai tới thứ tư còn thứ năm và thứ sáu phải đi học ở trường. Còn chương trình khác thì chỉ đi làm năm đầu, đến năm 2 sẽ bắt đầu đi học. Loại cuối cùng là có thể học từ xa và trực tuyến.

     Ưu điểm của chương trình cao đẳng nghề tại Đức đó là:

♦ Được học tập, sinh sống và làm việc ở quốc gia có nền giáo dục và môi trường sống hàng đầu thế giới

♦ Có cơ hội học tập và làm việc đúng chuyên môn và chuyên ngành yêu thích

♦ Nhận được bằng cấp nghề đạt chuẩn quốc tế

♦ Miễn học phí trong quá trình học chuyên môn

♦ Được trợ cấp sinh hoạt từ 600 đến 1000Euro/tháng

♦ Được làm thêm ngoài giờ 21 tiếng/tuần với thu nhập 5-12Euro/giờ

♦ Có cơ hội việc làm tại Đức sau khi tốt nghiệp

     Hiện nay đa số du học sinh Việt Nam lựa chọn 3 ngành nghề: Nhà hàng khách sạn [Hotelfachmann/-frau], Y tá/Điều dưỡng [Krankenpfleger/Alterpfleger] và Kỹ thuật, cơ khí [Mechaniker].

II. Các dạng đào tạo

     Duales Studium phối hợp với học nghề [ausbildungsintegrierenden dualen Studiengang]: sau khi tốt nghiệp, sinh viên có trong tay bằng cử nhân và lấy một chứng chỉ nghề được công nhận. Sinh viên sẽ phải học ở cả trường đại học, trường nghề và làm việc ở một công ty.

     Duales Studium phối hợp với thực hành [praxisintegrierenden dualen Studiengang]: Phối hợp chương trình học với những thời kỳ thực tập trong một doanh nghiệp. Sinh viên sau đó lấy bằng cử nhân. Sinh viên thông thường sẽ kí một hợp đồng với công ty trước khi bắt đầu chương trình học cụ thể về thời gian, và lương bổng. Cụ thể tại Dualen Hochschule ở Baden-Wüttenberg [DHBW]: sinh viên học lý thuyết ở trường cao đẳng 3 tháng và sau đó thực tập 3 tháng ở doanh nghiệp. Khi có những thắc mắc trong lúc thực hành, sinh viên có thể thảo luận để tìm ra câu trả lời trong thời kỳ lý thuyết tiếp theo

     Duales Studium bên cạnh việc làm [berufsbegleitende duale Studiengänge]: Việc làm toàn thời gian và học nghề song song.

     Duales Studium phối hợp với việc làm [berufsintegrierende duale Studiengänge]: có nét tương đồng với loại trên chỉ khác là công việc bán thời gian. Học viên hoặc đã có một nghề và/hoặc có kinh nghiệm nghề nghiệp nhiều năm. Chương trình học giúp học viên có thể phát triển thêm, phối hợp nội dung học với nghề nghiệp có liên quan đến nó. Có thể không cần bằng tú tài. Phải có thỏa thuận giữa học viên, trường và doanh nghiệp để học viên được tạm nghỉ.

III. Điều kiện tham gia

     Điều kiện:

♦ Nam/Nữ từ 18 – 28 tuổi, đã tốt nghiệp THPT trở lên

♦ Có trình độ tiếng Đức tối thiểu B2 theo khung tham chiếu châu Âu

♦ Không có tiền án, tiền sự

♦ Không mắc bệnh viêm gan B, C và các bệnh truyền nhiễm khác

♦ Có kiến thức nền liên quan đến nghề đã chọn

IV. Quá trình chuẩn bị

1. Tiếng Đức

     Hiện nay phần lớn các trường ở Đức yêu cầu tiếng Đức trình độ B2, một số ít chấp nhận B1 hoặc tương đương sẽ cấp Zulassung cho các bạn sang thi dự bị ĐH ở Đức hoặc thi tại VN.

2. Xác nhận giấy tờ [Anerkennung]

     Các bạn cần gửi giấy tờ cho trường để xác nhận giấy tờ, bằng cấp đúng sự thật, phí nộp là 100Euro. Giấy tờ bao gồm:

♦ Đơn xin nhập học tự viết [Bewerbungsschreiben]

♦ Sơ yếu lí lịch [Lebenslauf]

♦ Ảnh hộ chiếu

♦ Bằng tốt nghiệp THPT

♦ Bảng điểm hoặc chứng chỉ cho các hoạt động của bạn cho đến nay hoặc cho việc thực tập

     Tất cả giấy tờ trên đều phải bằng tiếng Đức, hoặc được dịch sang tiếng Đức có công chứng. Sau khi có cái Anerkennung này các bạn có thể dùng nó để xin trường hoặc xin vào công ty có đào tạo nghề. Tuy nhiên bạn nên làm song song việc xin Anerkennung và xin nhập học để đỡ tốn thời gian.

V. Xin nhập học khóa học nghề

     Hồ sơ ứng tuyển bao gồm:

♦ Bewerbungsschreiben

♦ Sơ yếu lí lịch

♦ Hộ khẩu, CMND, Giấy khai sinh

♦ Hộ chiếu [còn giá trị và ít nhất 2 trang trắng]

♦ Bằng tốt nghiệp, học bạ và bảng điểm THPT

♦ Bằng trung cấp, cao đẳng, đại học [nếu có]

♦ Chứng chỉ sơ cấp nghề từ 6 tháng trở [ưu tiên các bạn có bằng Trung cấp, Cao đẳng nghề, ĐH]

♦ Giấy khám sức khỏe cho người đi du học

♦ Chứng chỉ tiếng Đức tối thiểu B2

♦ 12 ảnh kích thước 3,5×4,5 theo quy định của ĐSQ Đức

     Sau khi qua vòng hồ sơ, các bạn sẽ phải tham dự phỏng vấn, nếu qua vòng phỏng vấn trực tiếp bạn có thể có hợp đồng để xin visa.

VI. Kinh phí dự kiến

♦ Phí học tiếng đến B2 ở VN dự kiến: 30-45 triệu đến B2 [tùy độ học giỏi của bạn]

♦ Phí làm Anerkennung 100€

♦ Phí gửi hồ sơ sang [Đức dự kiến gửi DHL]: 60€

♦ Tài khoản khóa 8640Euro [nếu cần thiết]

Nguồn: //hotrosv.de/

———————————–

 Hiện thực hóa ước mơ du học của bạn cùng EE:

 

 0902.213.245 – 0246.0279.245

 Link đăng ký nhận tư vấn miễn phí: TẠI ĐÂY

 106 Tôn Đức Thắng – P. Quốc Tử Giám – Q. Đống Đa – Hà Nội

HÀ NỘI

[024] 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

[023] 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

[028] 6261 1177 - 0909 171 388

@die Anerkennung - {acknowledgement} sự nhận, sự công nhận, sự thừa nhận, vật đền đáp, vật tạ ơn, sự đền đáp, sự báo cho biết đã nhận được - {allowance} sự cho phép, sự thú nhận, tiền trợ cấp, tiền cấp phát, tiền bỏ túi, tiền tiêu vặt, phần tiền, khẩu phần, phần ăn, sự kể đến, sự tính đến, sự chiếu cố đến, sự dung thứ, sự trừ - sự bớt, hạn định cho phép - {appreciation} sự đánh giá, sự đánh giá đúng, sự đánh giá cao, sự hiểu rõ giá trị, sự thấy rõ, sự nhân thức, sâu sắc, sự biết thưởng thức, sự biết đánh giá, sự cảm kích, sự nâng giá trị - sự phê phán - {approval} sự tán thành, sự đồng ý, sự chấp thuận, sự phê chuẩn - {credit} sự tin, lòng tin, danh tiếng, danh vọng, uy tín, nguồn vẻ vang, sự vẻ vang, thế lực, ảnh hưởng, công trạng, sự cho nợ, sự cho chịu, tiền gửi ngân hàng, bên có - {kudos} tiếng tăm, quang vinh - {praise} sự khen ngợi, sự ca ngợi, sự tán tụng, sự tán dương, sự ca tụng, lời khen ngợi, lời ca ngợi, lời ca tụng, lời tán tụng, lời tán dương - {recognition} sự nhận ra = Anerkennung finden {to win one's spurs}+ = ihm gebührt Anerkennung {he deserves merit}+

= die Anerkennung als gesetzlich {legalization}+

Video liên quan

Chủ Đề