Sán lá gan và giun đũa sống ở đâu

Sán lá gan

- Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ

- Các giác bám phát triển

Có hai nhánh ruột,không có hậu môn

Sinh sản: lưỡng tính,có tuyến noãn hoàng

Giun đũa

- Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại [tiết diện ngang tròn]

- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài

-Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn

- Sinh sản phân tính, tuyến sinh dục dạng ống

..
..

Hay nhất

Sán lá gan

- Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ

- Các giác bám phát triển

- Có hai nhánh ruột,không có hậu môn

- Sinh sản: lưỡng tính,có tuyến noãn hoàng

Giun đũa

- Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại [tiết diện ngang tròn]

- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài

- Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn

- Sinh sản phân tính, tuyến sinh dục dạng ống

19 Tháng 7 2020

Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa chó, mèo và ký sinh trong đưởng ruột của chúng. Các giun này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-2 tuần lễ các trứng này sẽ hoá phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trứng giun thường có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó, mèo.

Ngoài ra ấu trùng giun còn có thể có trong thịt chó, mèo. Nếu người bệnh ăn phải mà chưa được chế biến kỹ cũng sẽ bị lây bệnh. Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô.

vì vậy, để hạn chế nguy cơ nhiễm giun đũa chó mèo, người dân, đặc biệt là các chủ nuôi chó, mèo cần vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em; Không cho trẻ chơi ở những nơi có phân chó mèo, hoặc những động vật khác; Dạy cho trẻ em về sự nguy hại của ăn những thức ăn bẩn.

Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch hoặc thịt chó, mèo chưa nấu chín; Tẩy giun cho chó mèo thường xuyên. Với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.

Trong điều kiện y học phát như hiện nay của thì việc chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng nói chung và giun, sán nói riêng không còn là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, khi xuất hiện các triệu chứng gợi ý bệnh nhiễm ký sinh trùng cần đến khám tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện để xét nghiệm chẩn đoán và được điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Trước đây khi nghi ngờ mắc giun đũa chó, mèo người dân thưởng phải đi xa để xét nghiệm. Hiện nay tại Quảng Nam, bệnh nhân có thể đến Phòng khám đa khoa của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tại 135 đưởng Trưng Nữ Vương để xét ngiệm và điều trị bệnh giun đũa chó, mèo.

19 Tháng 7 2020


Sán lá gan có 2 loại: lớn và nhỏ. Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như: trâu, bò, cừu cà cả chó, mèo và ốc là vật chủ ký sinh của ấu trùng sán lá gan lớn, lây truyền sang người thông qua ăn uống.

Bệnh sán lá gan lớn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí dễ chẩn đoán nhầm với ung thư gan.
Sán lá gan vào gan bằng cách nào?

Đường lây là trứng sán lá gan lớn từ phân người bệnh ra môi trường ngoài, xuống nước, qua ốc phát triển thành ấu trùng đuôi. Vì vậy, người chỉ là vật chủ ký sinh tình cờ do khi ăn thực vật sống dưới nước như: rau ngổ, rau rút hoặc cần hoặc ốc khi đun nấu ấu trùng sán lá gan chưa bị tiêu diệt hoặc ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi mà trong nước có ấu trùng sán lá gan.

Trong môi trường tự nhiên, trứng sán nở thành ấu trùng lông ký sinh trong ốc rồi phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, vào nước và bám vào các loại thực vật sống trong nước để trở thành các nang trùng. Khi người ăn, uống phải các nang trùng này sẽ bị bệnh.
Sau khi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng bị phá hủy và giải phóng ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành tá tràng vào ổ bụng rồi di chuyển đến gan, ấu trùng đục thủng bao gan chui vào nhu mô gan để sinh trưởng và phát triển ở đấy chúng tiết ra các các chất độc phá hủy nhu mô gan gây áp-xe gan.

Sau một thời gian từ 2 - 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán trưởng thành có thể chui vào đường mật tiếp tục phát triển và đẻ trứng ở đấy và suốt trong thời gian dài [khoảng 10 năm] nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư đường mật.
Ngoài ra có một số rất ít trường hợp ấu trùng di chuyển lạc chỗ, chúng không đến gan mà đến một số cơ quan khác [da, cơ, vào khớp, vào vú, thành dạ dày, đại tràng…] và gây bệnh ở đó. Vì vậy, một số nhà chuyên môn đã gặp những trường hợp u đại tràng chẩn đoán nhầm là ung thư đại tràng.

 Triệu chứng của bệnh

Bệnh sán lá gan lớn gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi mắc nhiều nhất là 30 - 40 tuổi, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam [từ 2 - 2,5 lần]. Hầu hết triệu chứng lâm sàng của áp-xe gan do sán lá gan lớn gây ra không có gì đặc biệt, tương tự như áp-xe gan với các nguyên nhân khác [do ký sinh trùng, vi khuẩn], thường mệt mỏi, có sốt [có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, chiếm tỉ lệ khoảng 70%]], đau nhẹ ở hạ sườn phải [tỉ lệ chiếm 70 - 80%], đôi khi đau bụng âm ỉ không rõ vị trí, gan sưng to và đau. Một số trường hợp có rối loạn tiêu hóa [chán ăn, phân không thành khuôn, tiêu chảy]. Một số trường hợp có dị ứng da [20 - 30%], biểu hiện các nốt sẩn trên da gặp chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, khó chịu. Một số người bệnh có ho kéo dài, đau tức ngực. Các trường hợp vàng da có thể do sán di chuyển vào đường mật và phát triển ở đấy gây viêm đường mật.

Bệnh sán lá gan lớn gây áp-xe gan rất dễ chẩn đoán nhầm với ung thư gan, áp-xe gan do amíp hoặc áp-xe gan do vi khuẩn hoặc có thể do sỏi đường mật gây nên.

Để chẩn đoán, nên lưu ý hỏi tiền sử có ăn một số rau chưa nấu chín [rau cần, rau ngổ, rau rút…] hoặc ăn ốc chưa nấu kỹ, ăn rau sống hay không? Và có sống ở địa phương có nhiều người bị sán lá gan hay không?

Xét nghiệm bằng phản ứng ELISA cho kết quả chính xác nhất [dương tính khi hiệu giá trên 1/3200]. Phản ứng miễn dịch ELISA là một phương pháp tuy đơn giản, nhưng đáng tin cậy nhất. Bởi vì, khi sán xâm nhập nhu mô gan chúng tiết ra nhiều kháng nguyên nhất, 2 tuần sau bắt đầu xuất hiện kháng thể [IgG và IgE], nếu thực hiên phản ứng ELISA sẽ dương tính. Cần lưu ý là 6 tháng sau khi khỏi bệnh, ELISA vẫn còn dương tính và 12 tháng sau mới hết hẳn.
Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Khi xác định là bệnh do sán lá gan lớn cần điều trị càng sớm càng tốt tránh để xẫy ra các biến chứng nguy hiểm. Khi áp-xe gan không điều trị kịp thời có thể áp-xe bị vỡ vào màng phổi, vỡ vào màng bụng, thành bụng gây viêm phúc mạc, nhiễm độc rất nguy hiểm cho tính mạng.

Hiện nay đã thuốc điều trị đặc hiệu với loại bệnh này, tuy vậy, cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không tự mua thuốc để điều trị. 

Tại Quảng Nam, bệnh nhân nghi ngờ Sán lá gan có thể đến phòng khám Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, số 135 đưởng Trưng Nữ Vương để xét nghiệm và điều trị

Để tránh mắc bệnh, không ăn rau, canh, ốc nấu chưa chín. Không uống nước chưa đun sôi. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn.

Long Cảnh [tổng hợp]

19 Tháng 7 2020

Sán lá gan gây bệnh cho người có hai loại là sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Mỗi loại sán lá gan có các đặc điểm riêng.

Dối với sán lá gan lớn, các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và vị trí ký sinh, cũng như số lượng ấu trùng xâm nhập vào cơ thể người. Một số người nhiễm sán lá gan không có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng. Một số người có thể có dấu hiệu triệu chứng sớm hơn sau khi nhiễm trùng, khi ấu trùng sán lá gan lớn xâm nhập và khoang bụng và vào gan. Các biểu hiện có thể xảy ra trong giai đoạn cấp tính bắt đầu sau 4- 7 ngày sau khi nhiễm ký sinh trùng và kéo dài trong vài tuần. Một số người có thể có dấu hiệu triệu chứng trong giai đoạn nhiễm trùng mạn tính khi ấu trùng ở trong đường mật. Nếu có các triệu chứng sẽ xuất hiện sau vài tháng đến vài năm kể từ khi bị sán lá gan lớn do hậu quả của viêm đường mật. Trong cả giai đoạn nhiễm trùng cấp tính và mạn tính, dấu hiệu triệu chứng thường gặp là sốt, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, vàng da, vàng mắt. Các biểu hiện nặng, biến chứng như tắc mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa, vỡ gan, tràn dịch đa màng... Ngoài ra, một người bị bệnh sán lá gan lớn có thể gặp các dấu hiệu khác nhưng hiếm hơn như đau nhiều khớp, ho, khó thở, ban dị ứng…hoặc các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán lá gan lớn ký sinh lạc chỗ như dưới da, lách, đại tràng,..

Sán lá gan lớn không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người.Vật chủ chính của sán lá gan là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu. Vật chủ trung gian truyền bệnh là loài ốc họ Lymnae.Trứng từ phân của người nhiễm sán lá gan hoặc từ động vật xuống nước, nở ra ấu trùng và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loài rau mọc dưới nước tạo các nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước [râu ngổ, rau rút/nhút, rau cần, cải xoong,..] hoặc uống nước có ấu trùng sán chưa nấu chín.

Suckhoedoisong.vn 

Video liên quan

Chủ Đề