9 người trốn lại hàn quốc là ai

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp đón Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 3/2018

Các quan chức cao cấp của Việt Nam thừa nhận họ đã biết từ trước về việc 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc khi đi cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Hàn Quốc nói 7 người theo đoàn QH VN vẫn 'mất tích'

5 cách di cư chính của dân Việt thời nay

Vụ bỏ trốn hy hữu xảy ra khi bà Kim Ngân dẫn đoàn thăm Hàn Quốc từ 4 đến 7/12/2018, nhưng chỉ mới được truyền thông Hàn Quốc công bố hôm 23/9.

Ngày 25/9, phản ứng về tin của báo Hàn Quốc, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng xác nhận vụ việc có thật.

Theo trang VietnamNet, ông Chí Dũng cho biết bộ của ông khi đó được giao tổ chức các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo trong các chuyến thăm và làm việc tại các nước cũng như tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại ở nước ngoài.

"Chúng tôi đã tổ chức hàng trăm cuộc như thế, chẳng may có một cuộc có một số trường hợp trốn lại rất là đáng tiếc. Chúng tôi cũng buồn lắm", Bộ trưởng KH-ĐT nói với báo Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc lập danh sách các doanh nghiệp đi cùng lãnh đạo là do bộ này thành lập thông qua các hiệp hội thông báo cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

"Chúng tôi xét duyệt, xem xét từng trường hợp tham gia. Trong quá trình đó, có thể sơ suất, ai đó lợi dụng sang đó rồi bỏ trốn. Chúng tôi giữ cả hộ chiếu mà họ còn bỏ trốn. Đây là những nhân vật có ý đồ, cố tình, là sự việc đáng tiếc", ông Dũng nói.

Ông Dũng nói thêm: "Chúng tôi đã tích cực phối hợp tìm kiếm nhưng quan trọng nhất là rút ra bài học kinh nghiệm sắp tới làm chặt chẽ hơn nữa. Tuy nhiên, nếu làm chặt quá thì doanh nghiệp lại kêu không tạo điều kiện cho họ."

Trên trang chính thức của Quốc hội Việt Nam ngày 25/9, Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội Việt Nam đang phối hợp với các bên liên quan để tiếp tục xác minh, xử lý.

Thông cáo của Quốc hội nói: "Theo những thông tin ban đầu thì đây là vụ việc liên quan đến những người tham gia Đoàn các doanh nghiệp Việt Nam dự Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc phối hợp tổ chức, không thuộc thành phần Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam."

Thông cáo nói tiếp: "Thị thực nhập cảnh cấp cho những người này là để đi dự Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc chứ không phải thị thực ngoại giao, tham dự thành phần Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam."

"Để thuận tiện cho việc tham dự Diễn đàn, Đoàn doanh nghiệp này đã đi nhờ chuyên cơ của Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam. Trước khi Đoàn này về nước, các cơ quan hữu quan đã phát hiện có 09 người bỏ trốn, cố ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật."

Văn bản của Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên xác nhận rằng ngay khi vụ bỏ trốn được phát hiện, Văn phòng Quốc hội đã có văn bản trao đổi với Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao để phối hợp Đại sứ quán Việt Nam ở Hàn Quốc và các cơ quan chức năng của Hàn Quốc để tìm đưa những người này trở về Việt Nam.

Nhưng đến nay chỉ mới có hai người được đưa về Việt Nam.

Ông Phúc cho biết, tháng 12.2018, Bộ Kế hoạch - Đầu tư [KH-ĐT], Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tại và Phòng Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc phối hợp tổ chức Diễn đàn Đầu tư và thương mại Việt - Hàn. Đúng dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang thăm chính thức Hàn Quốc theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc, nên diễn đàn có mời Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu ý kiến.

“9 người này không thuộc thành phần đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam mà thuộc đoàn của Diễn đàn đề nghị đi nhờ chuyên cơ. Sang kia [Hàn Quốc - phóng viên] toàn bộ sinh hoạt đi lại, ăn ở khách sạn chúng tôi cũng không biết vì đều do Bộ KH-ĐT lo. Khi về thì họ đi nhờ về”, ông Phúc nói.

Vẫn theo Tổng thư ký Quốc hội, khi lên máy bay để trở về Việt Nam, ngay lúc đó phát hiện báo cáo còn 9 người nữa. Tuy nhiên, do đến giờ bay, đoàn phải bay về nên không thể chờ thêm. Khi về Việt Nam, phía các cơ quan chức năng đã chỉ đạo [có ban hành công văn] liên hệ tìm cách đưa những người đó về, song tới thời điểm hiện tại mới có 2 người về còn 7 người chưa về.

“Các cơ quan có liên quan đang tiếp tục chỉ đạo làm tiếp. Qua đây, Bộ KH-ĐT phải rút kinh nghiệm khi đề xuất, thẩm định danh sách và phải quản lý tốt. Cái này Bộ phải tự kiểm điểm để rút kinh nghiệm. Văn phòng Quốc hội đã có công văn gửi Bộ Công an, KH-ĐT, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan chỉ đạo phối hợp cùng các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc để đưa người về”, ông Phúc thông tin. 

Diễn đàn có sự tham gia của 200 doanh nghiệp của 2 nước Việt Nam - Hàn Quốc

Ảnh: MBC

Trước đó, theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài [FDI], Bộ KH-ĐT, Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã được Bộ KH-ĐT Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc [KCCI], Đại Sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức với sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Mun Hi Sang cùng hơn 350 đại biểu, doanh nghiệp hai nước.

Tại diễn đàn, các đại biểu thảo luận, xây dựng, triển khai các chính sách nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp FDI phát triển.

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Văn Hiếu là người đại diện cho Bộ KH-ĐT tham dự, ông Hiếu cho biết Việt Nam luôn mở rộng cánh cửa, chào đón và sẵn sàng cùng chia sẻ những cơ hội hợp tác với Hàn Quốc trong các lĩnh vực về đầu tư, thương mại. Thứ trưởng tin tưởng rằng, đây sẽ là con đường hợp tác hai chiều, có tính tương tác cao, công bằng, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp hai nước.

Bên cạnh đó, phiên kết nối doanh nghiệp trước diễn đàn cũng đã được diễn ra với sự tham dự của khoảng 200 tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc và 50 doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp hai bên đã có sự kết nối, trao đổi về cơ hội hợp tác trong 5 nhóm lĩnh vực thương mại - dịch vụ; nông nghiệp - chế biến thực phẩm; công nghiệp chế tạo; xây dựng, hạ tầng tài chính... 

Tin liên quan

Ngày 6/5 tới, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vụ án Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài với 8 bị cáo. Trong đó có Lê Thị Liễu [Giám đốc Công ty cổ phần GVA], Trần Thị Tuyết [cựu cán bộ Tạp chí Kinh tế và Dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư]. 

Vụ việc xảy ra tháng 12/2018, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam thời điểm đó do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Hàn Quốc theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang. 

Bản tin của MBC đưa tin 9 người đi cùng đoàn với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trốn ở lại Hàn Quốc.

Hơn 10 tháng sau chuyến công tác của phái đoàn, Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc thông tin cho biết 9 trong số 160 người đi theo đoàn đại biểu Quốc hội đã không quay trở lại Việt Nam sau chuyến thăm. Những người này trốn ở lại Hàn Quốc làm lao động tự do.

Cáo trạng xác định đầu năm 2018, Liễu nói chuyện qua mạng với người quen là Hoàng Anh [35 tuổi, khi đó cư trú ở Đức]. Người này cho biết nhiều người là đồng hương với anh ta ở Nghệ An muốn sang Hàn Quốc làm việc.

Liễu đã nhận lời làm thủ tục visa để cho những người này xuất cảnh giá 10.000 USD/trường hợp. Hai bên thỏa thuận chú ruột của Hoàng Anh là Trịnh Dũng [quê Nghệ An] sẽ đưa lao động gặp Liễu.

Tháng 2/2018, Dũng rủ thêm Ngô Xuân Hiếu, Lê Thị Xuân [vợ Hiếu] và Nguyễn Thị Lương cùng tham gia phi vụ đưa người muốn xuất cảnh sang Hàn Quốc. Họ thống nhất thu 11.500 USD/trường hợp.

Từ tháng 3 đến tháng 5/2018, nhóm của Trịnh Bang Dũng thu tiền cọc của 4 lao động rồi dẫn đi gặp Liễu tại Hà Nội. Để thuận lợi cho việc xin visa sang Hàn Quốc, Liễu đề nghị nhóm của Dũng tổ chức cho các lao động này đi du lịch một số nước Đông Nam Á.

Sau đó, Liễu sử dụng pháp nhân một số công ty của người thân và mua lại các công ty rồi cho số lao động này đứng tên lãnh đạo, nhân viên. Tháng 9/2018, Liễu làm hồ sơ để cô ta và các lao động được nhập vào đoàn doanh nghiệp đi Hàn Quốc.

Đầu tháng 12/2018, những người xuất cảnh nộp hơn 42.000 USD cho nhóm của Dũng. Riêng Liễu được hưởng 30.000 USD. Người phụ nữ này nộp gần 140 triệu đồng cho Công ty Vietravel để thanh toán dịch vụ.

Ngày 4/12/2018, Liễu cùng nhóm lao động lên chuyên cơ cùng đoàn doanh nghiệp sang Hàn Quốc. Liễu đăng ký tham gia với tư cách Giám đốc Công ty GVA. Những người còn lại đứng tên giám đốc, phó giám đốc hoặc trợ lý giám đốc công ty mà Liễu mua lại.

Để che giấu hành vi, Liễu hướng dẫn 4 lao động ăn mặc lịch sự, học thuộc thông tin các công ty mà họ đứng tên lãnh đạo.

Liễu thống nhất khi sang Hàn Quốc, tạo lý do gặp đối tác kinh doanh hoặc đi mua sắm để lấy lại hộ chiếu rồi tách đoàn, trốn lại Hàn Quốc.

Sau đó, 4 người đã trốn lại nước này theo hướng dẫn của Liễu. Ngoài ra, VKS xác định Trần Thị Tuyết hưởng lợi 48 triệu đồng khi tổ chức cho 2 người khác đi cùng đoàn doanh nghiệp rồi trốn lại Hàn Quốc.

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định có 9 người trong đoàn doanh nghiệp trốn lại Hàn Quốc nhưng cảnh sát mới làm rõ 6 người được Liễu và đồng phạm tổ chức, môi giới. Hiện, 4 người đã bị trục xuất về Việt Nam, 2 người vẫn trốn lại nước này.

Đối với Bộ KH&ĐT, Cục Đầu tư nước ngoài, Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc và Vietravel, VKS thấy các đơn vị này được Văn phòng Quốc hội giao chủ trì, phối hợp tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch Quốc hội đi Hàn Quốc. Khi làm nhiệm vụ, ban tổ chức không biết các bị can lợi dụng kế hoạch tháp tùng để tổ chức cho lao động trốn lại nước này./.

Video liên quan

Chủ Đề