1 nguồn luật chủ yếu của common law là gì năm 2024

nhau. Có tài liệu gọi dòng họ pháp luật này là dòng họ pháp luật Anh – Mỹ (Anglo – American legal family); có tài liệu gọi là dòng họ pháp luật Anglo – Saxon (Anglo – Saxon legal family); và cũng có tài liệu sử dụng tên “dòng họ pháp luật án lệ” (case law family) hoặc “dòng họ Common law” (Common law family). Trong giáo trình này, tên gọi “dòng họ Common law” sẽ chính thức được sử dụng.

Thuật ngữ “Common law” dường như là thuật ngữ tương đối rắc rối vì luôn được sử dụng để làm chỉ sự tương phản nào đó và nghĩa chuẩn xác của thuật ngữ phụ thuộc vào chính sự tương phản mà thuật ngữ đó hàm chỉ. Về điểm này, Glanville Williams đã ví thuật ngữ “Common law” với thuật ngữ “người thế tục” – là thuật ngữ mà nghĩa của nó phụ thuộc vào từng ngữ cảnh và từng thuật ngữ mà nó đi kèm. Ví dụ: Khi đi với thuật ngữ “luật sư” và “bác sĩ” thì “người thế tục” có nghĩa là một người không phải là luật sư hoặc không phải là bác sĩ còn khi đi với thuật ngữ “giáo sĩ cơ đốc giáo” thì thuật ngữ này có nghĩa là “người không theo đạo cơ đốc giáo”... Quay trở lại với thuật ngữ “Common law”, khi mới ra đời, thuật ngữ này có nghĩa là luật được áp dụng chung trên toàn nước Anh” chứ không phải là luật của từng địa phương; là luật được áp dụng bởi các toà án hoàng gia, hình thành sau khi người Norman chinh phục được miền đất của người Anglo-Saxon ở châu Âu quốc đảo và dần dần được áp dụng thay thế luật lệ và các tập quán địa phương. Nói cách khác, “Common law” có nghĩa là “luật khác với luật địa phương”, tức là “luật chung áp dụng thống nhất trên toàn Anh quốc. Ngày nay, nghĩa này của thuật ngữ “Common law” đôi khi vẫn được khai thác nhưng không còn là nghĩa thông dụng.

Thuật ngữ “Common law” ngày nay được hiểu theo nghĩa thông dụng hơn và thường được đặt trong mối quan hệ với pháp luật thành văn (statutes). Với nghĩa này, có nhiều cách khác nhau để diễn tả “Common law” như: luật án lệ (case law), luật do thẩm phán làm ra (judge-made law), luật tập quán (customary law) và luật bất thành văn (unwritten law). Nói cách khác, theo nghĩa này, “Common law” là luật không do cơ quan lập pháp làm ra mà được tạo ra bằng các phán quyết của tòa án (án lệ) và bằng tập quán pháp. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật nói riêng và luật học nói chung của Anh đều cho rằng cách hiểu truyền thống về “Common law” là tập quán pháp. Thật vậy, “Common law” ra đời ở thế kỉ XIII từ thực tiễn hoạt động xét xử của các thẩm phán hoàng gia. Chính họ là những người đã tạo ra Common law trong quá trình xét xử lưu động ở các địa phương trên toàn Anh quốc bằng việc thoả thuận áp dụng thống nhất một số tập quán địa phương được lựa chọn và nâng các tập quán đó lên thành tập quán quốc gia. Tuy nhiên, sau khi Common law đã được hình thành, thay vì áp dụng tập quán pháp, các thẩm phán hoàng gia đã áp dụng án lệ trong quá trình xét xử trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tiền lệ pháp (Rule of Precedent).

Vẫn chưa hết, thuật ngữ “Common law” còn có nghĩa là “luật” chứ không phải “công bằng” (equyty). Trước năm 1873, có hai loại tòa án song song tồn tại có khả năng đem lại công lý hoàng gia cho người dân. Một là toà án pháp luật (court of law hay Common law court) chỉ có thể ra quyết định xử phạt đối với những người có hành vi gây thiệt hại cho người khác và thừa nhận chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản. Hai là Toà đại pháp (Court of Chancery) có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp của các quan hệ uỷ thác tài sản và có quyền ra lệnh bắt hoặc cấm chủ thể nào đó thực hiện những hành vi nhất định. Mặc dù từ năm 1875, hai loại tòa án này đã được sáp nhập và tất cả toà án ở Anh đều phải áp dụng cả Common law và equyty trong quá trình xét xử nhưng sự phân biệt giữa Common law và equyty vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xét xử ở Anh. Ví dụ, sự phân biệt này được sử dụng để: (1) Xác định liệu vụ việc được đưa đến tòa cần được giải quyết với sự có mặt của bồi thẩm đoàn hay chỉ đơn thuần giải quyết bởi thẩm phán; (2) Để xác định nguyên tắc áp dụng theo đó toà án đưa ra biện pháp cưỡng chế phi vật chất. Với nghĩa này, “Common law” còn bao gồm cả những đạo luật được ban hành để sửa đổi án lệ, trong khi “Common law” nếu hiểu theo nghĩa tương phản với “statutes” lại không bao gồm pháp luật thành văn.

Thêm vào đó, thuật ngữ “Common law” còn có nghĩa là luật không phải luật nước ngoài; nói cách khác, đó là luật của Anh tại Anh quốc và tại cả các thuộc địa của Anh với nghĩa này, “Common law” khác với luật La Mã, luật Hồi giáo, luật Hindu… Cũng theo nghĩa này, “Common law” được hiểu rất rộng, bao gồm toàn bộ pháp luật Anh như án lệ, pháp luật thành văn, tập quán pháp và công bằng.

Cuối cùng, thuật ngữ “Common law” còn hàm chỉ toàn bộ những hệ thống pháp luật bắt nguồn từ hệ thống pháp luật Anh, ở đó phán quyết của toà giữ vị trí quan trọng trong cấu trúc nguồn luật. Theo nghĩa này, thuật ngữ “Common law” tương phản với thuật ngữ “civil law” và thường đi với các thuật ngữ “family” (gia đình) hay “tradition” (truyền thống) hay “system (hệ thống) để hàm chỉ nhóm hệ thống pháp luật chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của Anh, thừa nhận án lệ như là nguồn luật chính thống và nguồn luật cơ bản.

Như vậy có thể thấy rằng nghĩa chuẩn xác của thuật ngữ “Common law” hoàn toàn phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể mà thuật ngữ được sử dụng.

1 nguồn luật chủ yếu của common law là gì năm 2024
Hình minh họa. Dòng họ Common law (Dòng họ pháp luật Anh – Mỹ) là gì?


2. Những đặc điểm cơ bản của dòng họ Common law

Là dòng họ pháp luật có cội nguồn từ hệ thống pháp luật Anh – quốc gia ở châu Âu nhưng dòng họ pháp luật này có một số điểm khác biệt căn bản với dòng họ pháp luật của đại đa số các nước ở châu Âu – dòng họ Civil law.

Thứ nhất, Common law là dòng họ pháp luật trong đó các hệ thống pháp luật trực thuộc ít, nhiều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của Anh và thừa nhận án lệ như nguồn luật chính thống, tức là thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp. Học thuyết tiền lệ pháp ở các hệ thống pháp luật này đều ít, nhiều chi phối hệ thống luật án lệ theo hướng: các phán quyết đã tuyên của tòa án cấp trên nói chung có giá trị ràng buộc toà án cấp dưới trong quá trình xét xử các vụ việc hiện tại. Học thuyết này được triển khai áp dụng trên thực tế thông qua việc xuất bản các phán quyết của toà án có giá trị ràng buộc để tạo điều kiện thuận lợi và tạo nguồn tài liệu có hệ thống, đáng tin cậy cho việc áp dụng thống nhất tiền lệ pháp tại các toà án trên toàn quốc trong công tác xét xử. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, trong các hệ thống pháp luật này, án lệ không còn là nguồn luật duy nhất mà pháp luật thành văn đã ngày càng trở thành nguồn luật quan trọng, thậm chí là nguồn luật quan trọng hàng đầu, đặc biệt đối với những lĩnh vực không có án lệ. Thực tế này phần nào được lý giải bởi thực tiễn hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới đã làm cho các quốc gia nói chung và các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common law nói riêng phải thực hiện các cam kết quốc tế mà họ đã ký kết hoặc tham gia. Trong tiến trình đó, các quốc gia phải nói luật hoá các cam kết với quốc tế bằng cách sửa đổi luật hiện hữu có liên quan tới cam kết quốc tế hoặc ban hành luật mới (nếu chưa có luật điều chỉnh lĩnh vực có liên quan). Việc làm này chỉ có thể được tiến hành một cách nhanh, gọn và dứt khoát bằng con đường xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thành văn.

Thứ hai, thẩm phán trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common law đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm pháp luật. Nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh, cội nguồn của dòng họ Common law có thể thấy: Pháp luật Anh không được pháp điển hoá như pháp luật của các nước thuộc dòng họ Civil law; nước Anh không có những bộ luật chứa đựng toàn bộ những quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù nào đó. Nếu hầu như các nước ở châu Âu lục địa đều pháp điển hoá và ban hành các bộ luật: dân sự, tố tụng dân sự, hình sự, tố tụng hình sự và luật thương mại thì nước Anh, theo truyền thống, không ban hành những bộ luật kiểu châu Âu lục địa đó, trừ luật thương mại và luật công ty, thậm chí Anh quốc còn không có hiến pháp thành văn giống như nhiều nước khác ở châu Âu. Theo quan điểm phổ biến của người Anh, pháp luật thành văn mặc dù được thừa nhận là nguồn luật ở Anh nhưng thực chất chỉ được ban hành dựa trên án lệ nhằm chắt lọc, hợp nhất các quy phạm pháp luật nằm rải rác ở các bản án khác nhau. Vì vậy, nếu như các bộ luật trong dòng họ Civil law chứa đựng những quy phạm và những nguyên tắc pháp lý mang tính khái quát cao, có chức năng cung cấp giải pháp pháp lý để giải quyết nhiều vụ việc thì ở Anh chức năng đó lại thuộc về các phán quyết do thẩm phán tuyên. Các thẩm phán Anh cho rằng chức năng cơ bản của mình là phán xử, giải quyết tranh chấp. Vì vậy, các thẩm phán Anh thường đặc biệt chú ý tới những tình tiết đặc thù của vụ việc, nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề pháp lý cần giải quyết và phán xét trên cơ sở xác định chính xác tất cả những vụ việc đã được xét xử trong quá khứ có tình tiết tương tự với vụ việc đang được giải quyết ở thời điểm hiện tại. Khi đã tìm ra một hay vài phán quyết của tòa án cấp trên xét xử một hay nhiều vụ việc có tình tiết tương tự, họ sẽ tìm đến phần nguyên tắc pháp lý (ratio decidendi) mà các thẩm phán tiền bối đã sáng tạo ra trong các bản án đã tuyên trong quá khứ để áp dụng, giải quyết vụ việc hiện tại. Nếu thẩm phán Anh không muốn áp dụng tiền lệ pháp, anh ta sẽ cố gắng tìm ra những tình tiết của vụ việc để minh chứng cho sự khác biệt giữa vụ việc đó với vụ việc trong tiền lệ pháp hoặc dựa vào luật hoặc dựa vào cả hai yếu tố này. Nếu giải pháp pháp lý cho vụ việc có liên quan được tìm thấy trong cả án lệ và pháp luật thành văn và giữa hai nguồn luật này có sự mâu thuẫn, về nguyên tắc, pháp luật thành văn được ưu tiên áp dụng.

Thứ ba, nhìn chung các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common law không có sự phân biệt giữa luật công và luật tự như trong dòng họ Civil law, trừ hệ thống pháp luật Anh. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa luật công và luật tự ở Anh lại không có cùng mục đích như ở các nước thuộc dòng họ Civil law. Ở Anh, việc phân biệt hai mảng luật này là nhằm xác định thủ tục tố tụng nào cần áp dụng để giải quyết vụ việc có liên quan; trong khi đó ở các nước thuộc dòng họ Civil law, sự phân biệt này nhằm xác định thẩm quyền của toà án giải quyết vụ việc cần đưa ra toà.

Thứ tư, chế định pháp luật tiêu biểu của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common law là chế định uỷ thác – chế định đặc thù của hệ thống pháp luật Anh, ra đời do hoàn cảnh lịch sử riêng có của nước Anh, sau đó đã lan sang các nước thuộc địa của Anh. Các nước thuộc dòng họ Civil law cũng có chế định pháp luật điều chỉnh những vấn đề tương ứng nhưng với tên gọi “làm giàu bất chính” (unjust enrichment). Chế định làm giàu bất chính trong dòng họ Civil law được thiết kế nhằm ngăn chặn những hành vi của các cá nhân với dụng ý giữ lại nhằm chiếm đoạt tiền hoặc những lợi ích vật chất của người khác trái với lương tâm và giáo lý. Trong khi đó, chế định uỷ thác trong dòng họ Common law ra đời gắn liền với nhu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ hợp đồng uỷ thác đất đai ở Anh thời trung cổ nhằm đưa ra giải pháp công bằng đối với người được uỷ thác có hành vi chiếm dụng đất đai của người uỷ thác trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác đất đai. Ngày nay, chế định uỷ thác ở dòng họ Common law không còn chỉ giới hạn phạm vi điều chỉnh trong những quan hệ uỷ thác đất đai mà còn mở rộng sang nhiều quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực khác như thương mại và hàng hải.

Thứ năm, sau khi hình thành ở Anh quốc, Common law đã lan sang khắp các châu lục từ châu Phi, châu Mỹ đến châu Úc, châu Á và làm thành dòng họ Common law, một trong hai dòng họ pháp luật lớn nhất thế giới. Sự bành trướng của Common law của Anh diễn ra trong suốt quá trình Hoàng gia Anh thực hiện chính sách thuộc địa hoá. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của Common law của Anh đối với các thuộc địa không giống nhau và có thể chia các thuộc địa đó thành hai nhóm.

Một là những miền đất trước khi người Anh xâm chiếm chưa có người sinh sống hoặc chỉ có thổ dân sinh sống nhưng chưa có cuộc sống văn minh (ví dụ: Úc, Newzealand…). Common law mà thực dân Anh đưa vào những thuộc địa này được tiếp nhận một cách tự nhiên. Những thuộc địa này thường có hệ thống pháp luật rất gần gũi với hệ thống pháp luật Anh.

Hai là những miền đất trước khi người Anh chinh phục đã có thủ lĩnh bản địa hoặc đã từng là thuộc địa của một cường quốc châu Âu, nay người Anh giành được hoặc được chuyển nhượng. Đối với những thuộc địa này, người Anh áp dụng chính sách kiên định là tiếp tục duy trì pháp luật và thậm chí cả hệ thống tòa án bản địa chứ không thay thế bằng Common law của Anh. Ví dụ, khi người Anh thế chân người Pháp ở Bắc Mỹ, người Anh đã phải thừa nhận người Bắc Mỹ gốc Pháp sống ở lưu vực sông St. Lawrence có quyền tiếp tục áp dụng luật tư của họ được xây dựng dựa trên tập quán pháp Paris; tương tự, khi thế chân người Hà Lan ở Nam Phi, người Anh đã không thay thế luật Hà Lan (thuộc dòng họ Civil law) đã và đang áp dụng tới thời điểm đó ở miền đất này bằng Common law của Anh; thế rồi sau khi Ấn Độ và nhiều nước châu Phi trở thành thuộc địa của Anh, người Anh cũng không thay thế luật Hồi giáo, luật Hindu và các tập quán bất thành văn của người Phi bằng Common law của Anh… Điều đó lý giải tại sao một số thuộc địa của Anh ngày nay và một số quốc gia đã từng là thuộc địa của Anh lại có hệ thống pháp luật không thuộc dòng họ Common law.

Tuy nhiên cũng có một vài ngoại lệ diễn ra đối với những thuộc địa thuộc nhóm hai. Đó là khi hệ thống pháp luật ở những miền đất người Anh xâm chiếm không hỗ trợ cho người Anh thực