Yêu cầu đối với nhà quản trị nguồn nhân lực

Yếu tố con người luôn được nhấn mạnh trong mọi tổ chức, doanh nghiệp và nhiệm vụ của những nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp đó chính là làm thế nào để có thể lựa chọn, sắp xếp những người có năng lực, phẩm chất phù hợp với từng vị trí và đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.

Chính vì thế, một doanh nghiệp muốn vận hành tốt và phát triển bền vững thì không thể thiếu vai trò quan trọng của những nhà quản lý, giám đốc giỏi với khả năng quả trị nhân sự chuyên nghiệp. Vậy quản trị nhân sự là gì? Đâu là những kỹ năng cần phải có của một nhà quản trị nhân sự giỏi? Cùng Acabiz theo dõi bài viết dưới đây!

Quản trị nhân sự là gì?

Quản trị nhân sự là một công tác quan trọng liên quan trực tiếp đến việc xây dựng và quản lý đội ngũ nguồn nhân lực trong một tổ chức, doanh nghiệp. Để triển khai các hoạt động quản trị nhân sự một cách chi tiết và nghiêm túc thì phải đòi hỏi đội ngũ những nhà quản lý của doanh nghiệp phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng quản trị nhân sự cần thiết, đồng thời thường xuyên rèn luyện để nâng cao nghiệp vụ quản lý nguồn nhân lực.

Công tác quản trị nhân lực bao quát toàn bộ những hoạt động, nhiệm vụ cụ thể như:

- Phân tích các vị trí công việc

- Triển khai các hoạt động tuyển dụng nhân sự mới, củng cố đội ngũ nhân viên trong công ty

- Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên môn, kỹ năng cho nhân viên

- Áp dụng hệ thống chế độ lương, thưởng, phụ cấp để nâng cao hiệu quả làm việc nhân viên.

10 kỹ năng cần có của một nhà quản trị nhân sự 

1. Có kiến thức chuyên môn

Để trở thành một nhà quản trị giỏi chắc chắn bạn không thể không nắm vững những kiến thức chuyên môn như: lên kế hoạch tuyển dụng, xây dựng chân dung ứng viên phù hợp với mục tiêu công ty, triển khai phỏng vấn thành công, hình thành bộ câu hỏi phỏng vấn để khai thác ứng viên tiềm năng, quản lý thông tin nội bộ công ty, chỉ dẫn nhân viên mới, …

Bằng những kỹ năng chuyên môn, nhà quản trị nhân sự dù làm việc ở bất cứ môi trường nào cũng sẽ không gặp khó khăn và dễ dàng thực hiện công việc quản lý con người hiệu quả.

2. Kỹ năng nhân sự

Một số những kỹ năng nhân sự thiết yếu mà những nhà quản lý hay nhân viên hoạt động trong lĩnh vực nhân sự phải nắm được như: xây dựng chiến lược quản lý nhân sự, lên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, thiết lập bộ máy tổ chức, lên kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, lên chế độ lương thưởng, hỗ trợ nhân viên.

3. Kỹ năng triển khai công việc

Công tác quản trị nhân sự có hiệu quả hay không cũng phụ thuộc vào phẩm chất của người quản lý, đó là sự tận tâm trong cách thức triển khai công việc. Hơn thế nữa, người làm hành chính – nhân sự cũng cần đề cao kỹ năng phân tích vấn đề và khả năng tổ chức tốt để đảm bảo nguồn nhân lực trong tổ chức có thể phát triển bền vững và lâu dài.

4. Khả năng giao tiếp và thuyết phục giỏi

Thông qua kỹ năng giao tiếp tốt, nhân viên nhân sự có thể thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình là gắn kết tập thể và được mọi người tín nhiệm. Sự nhạy bén, khéo léo trong cách giao tiếp với từng thành viên trong tổ chức, nắm rõ tính cách và chuyên môn của mỗi người, luôn nhiệt tình hỗ trợ, đưa ra lời khuyên hữu ích cho nhân viên,…là cách làm việc chuyên nghiệp những nhân viên hành chính – nhân sự hiện nay.

Bên cạnh đó, khả năng thuyết phục tốt sẽ giúp cho nhà quản trị nhân sự dễ dàng làm việc với người lao động, thuyết phục để hòa giải nội bộ hoặc để cấp trên có thể chấp thuận những kế hoạch mà nhà quản trị đề xuất.

5. Có thể chịu được áp lực công việc

Không chỉ những người làm nhân sự mới phải chịu áp lực công việc mà ở bất cứ lĩnh vực nghề nghiệp nào cũng sẽ gặp phải. Chính vì vậy hãy chủ động rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết để đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả nhất.

6. Nhanh nhạy trong xử lý tình huống

Nhà quản trị có năng lực vượt trội phải có khả năng phát hiện và xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Đó có thể là vấn đề mâu thuẫn giữa các nhân viên trong công ty, giữa người lao động với tổ chức,…và nếu như không giải quyết được những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc thì tổ chức đó sẽ không thể có sự kết nối tập thể kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.

7. Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán là một kỹ năng quan trọng đối với những người làm nhân sự, nhất là trong các trường hợp như: bạn phải đàm phán mức lương phù hợp cho ứng viên, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ,…

8. Triển khai làm việc nhóm hiệu quả

Trong các tổ chức doanh nghiệp với quy mô nhân sự lớn, bạn không thể một mình thực hiện tất cả các đầu mục công việc hay quản lý toàn bộ nhân sự. Chính vì thế để có thể hoàn thành công việc, bạn cần phải có sự hỗ trợ của tất cả các phòng bạn trong công ty thông qua phương thức làm việc nhóm. Hãy đảm bảo rằng bạn phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt thì mới có thể phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban để triển khai công việc xuyên suốt, thuận lợi.

9. Biết cách lắng nghe

Thường xuyên lắng nghe các thành viên trong tổ chức sẽ giúp cho nhà quản trị nhân sự hiểu được từng người một cách sâu sát nhất và kịp thời có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của họ. Ngoài ra, lắng nghe hiệu quả còn là cách để nhà quản trị kịp thời phát hiện và đưa ra giải pháp hợp lý giải quyết các vấn đề phát sinh, tình huống không đáng có.

10. Hiểu tâm lý mọi người

Và kỹ năng cuối cùng giúp bạn trở thành một nhà quản trị nhân sự giỏi đó chính là thấu hiểu tâm lý người khác. Nếu có khả năng này, nhân viên nhân sự có thể đánh giá chính xác năng lực của các ứng viên tiềm năng, tiếp cận và hiểu mong muốn của nhân viên trong công ty nhằm giúp họ giải quyết các khó khăn, giảm thiểu áp lực họ đang phải gánh chịu.

>> Các cách tuyển dụng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

>> Cách thức để nhân viên làm việc chuyên nghiệp hơn

Quản trị nguồn nhân lực từ lâu đã không còn gì xa lạ đối với ngày kinh tế? Tuy nhiên vẫn có bạn chưa hiểu rõ khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực như thế nào? Liệu bạn đã hiểu hết được mục tiêu và ý nghĩ của phát triển nguồn nhân sự chưa? Cùng Luận Văn 24 tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Các khái niệm cơ bản về quản trị nhân lực

1.1. Nhân lực là gì? Nguồn nhân lực là gì?

Nhân lực là bao gồm toàn bộ các tiềm năng của con người trong một tổ chức [từ nhân viên cho tới lãnh đạo cấp cao]. Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động.

Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động trong tổ chức đó. Bao gồm tất cả các cá nhân tham gia bất kỳ hoạt động nào của tổ chức, bất kể vai trò của họ là gì.

Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi cá nhân bao gồm cả thể lực và trí lực.

  • Thể lực là sức khỏe của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người phụ thuộc vào giới tính, thời gian công tác, độ tuổi….
  • Trí lực chính là chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách…của từng con người. Trong sản xuất kinh doanh chuyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người là không bao giờ thiếu, đã được khai thác triệt để. Sự khai thác tiềm năng trí lực của con người còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của con người.

1.2.  Khái niệm quản trị nguồn nhân lực là gì?

Quản trị nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

Theo Mathis & Jackson [2007], quản trị nguồn nhân lực là việc thiết kế các hệ thống chính thức trong một tổ chức để đảm bảo hiệu quả và hiệu quả sử dụng tài năng của con người nhằm thực thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức, quản trị nguồn nhân lực bao gồm việc hoạch định [kế hoạch hoá], tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Xét về nội dung, có thể hiểu quản trị nguồn nhân lực là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông quan tổ chức của  nó nhằm thu hút, xây dựng và phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của tổ chức về mặt số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, thực chất của quản trị nguồn nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức với người lao động. Nói cách khác, quản trị nguồn nhân lực chịu trách nhiệm đưa con người vào tổ chức, giúp con người thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh.

2. Mục tiêu, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực 

2.1.  Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực hay quản trị nhân sự nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người ở tầm vĩ mô có hai mục tiêu cơ bản:

  • Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
  • Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp [Trần Kim Dung, 2006] [1]

2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực

Trong thời đại ngày nay, quản trị nguồn nhân lực có tầm quan trọng ngày càng tăng vì những lý do sau:

Do sự canh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm và gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi loại hình tổ chức hiện nay.

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng. Do đó, việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt được hiệu quả tối ưu là vấn đề phải quan tâm hàng đầu.

Nghiên cứu về quản trị nhân lực sẽ giúp cho các nhà quản trị học được cách giao tiếp với người khác, biết cách đạt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết cách tìm ra ngôn ngữ chung của nhân viên với mình và biết nhạy cảm vói nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết cách lôi cuốn nhân viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong tuyển mộ, tuyển chọn, sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức.

3. Chức năng của quản trị nhân lực

Đối với Việt Nam, là một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi có trình độ công nghệ, kỹ thuật còn ở mức thấp, kinh tế chưa ổn định và Nhà nước chủ trương “ quá trình phát triển phải thực hiện bằng con người và vì con người ’’, thì quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đặt ra cho nhà quản trị nhân lực rất nhiều vấn đề cần giải quyết bao gồm từ việc đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, những biến động không ngừng của thị trường lao động…tùy theo các đặc điểm về cơ cấu tổ chức, tài chính, trình độ phát triển ở các tổ chức.

Hầu như tất cả các tổ chức đều phải thực hiện các hoạt động cơ bản như sau: xác định nhu cầu nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân viên,đào tạo, trả công…Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực được chia làm 3 nhóm:

  • Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực

Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp và gồm các hoạt động như: Hoạch định nhu cầu nhân viên, Phân tích công việc, tuyển dụng nhân viên. Để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc, vị trí  nào cần tuyển thêm người.

Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và yêu cầu tiêu chuẩn đặt đối với các ứng viên là như thế nào? Việc áp dụng những kỹ năng tuyển dụng như trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng cử viên tốt nhất cho công việc.

Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực thường có các hoạt động: dự báo và hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

  • Nhóm chức năng đào tạo – phát triển

Nhóm chức năng đào tạo – phát triển chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân.

Nhóm này thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức-phương pháp  quản lý mới, kỹ thuật công nghệ mới cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

  • Nhóm chức năng duy trì nguồn lực

Nhóm chức năng duy trì nguồn lực chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhóm này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.

Chức năng kích thích, động viên liên quan đến các chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong các doanh nghiệp làm việc hăng say, tận tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao.

Do đó, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, thiết lập và áp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những hoạt động quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên.

  • Nhóm chức năng quan hệ lao động

Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng lao động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế nhân viên, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động.

Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ vừa giúp các doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và doanh nghiệp. [Nguồn: Trần Kim Dung [2005], Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Tp.HCM].

Trên đây là bài viết tham khảo giúp bạn hiểu thêm về khái niệm quản trị nguồn nhân lực là gì. Ngoài ra còn kể đến vai trò, mục tiêu và ý nghĩa của công tác quản trị nguồn nhân lực. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kì ý kiến thắc mắc xin liên hệ qua hotline 0988 55 2424 của Luận Văn 24 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn giúp đỡ.

Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ viết thuê luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, cao học. Nếu bạn bận rộn không có thời gian để hoàn thành hay gặp bất cứ khó khăn nào trong việc hoàn thành bài luận, hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn giải quyết mọi vấn đề.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: //luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Video liên quan

Chủ Đề