Xin cấp lại cmnd mất bao lâu

Bài viết sau đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ các bước để làm lại căn cước công dân trong trường hợp bị mất là như thế nào, phải làm ở đâu, lệ phí bao nhiêu cũng như thời gian bao lâu thì được nhận căn cước công dân mới.

Khi đã được cơ quan công an cấp Căn cước công dân [gắn chíp hoặc mã vạch, chưa gắn chip] mà làm mất thẻ.

Người cần cấp lại thẻ CCCD bị mất sẽ thực hiện các bước như sau:

- Người cần cấp lại thẻ CCCD bị mất đến tại Đội Cảnh sát Quản lý hành chính thuộc Công an Quận, huyện hoặc Phòng Cảnh sát QLHC thuộc Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh [nếu đã triển khai]. Thời gian đến tại các địa điểm trên là trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

- Lấy 01 mẫu Tờ khai Căn cước công dân [Mẫu CC01] có sẵn tại các địa điểm trên, điền đầy đủ thông tin theo mẫu, ký vào tờ mẫu này và nộp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ. 

Mẹo: Có thể tải, in mẫu tờ khai CCCD và tự khai sẵn ở nhà để tiết kiệm thời gian. [Tải mẫu tờ khai CCCD và xem hướng dẫn cách ghi chính xác mẫu này: TẠI ĐÂY].

- Người cần cấp lại CCCD bị mất cũng có thể đăng ký cấp lại thẻ Căn cước công dân theo hình thức trực tuyến online trên trang web của Cổng dịch vụ công [khai Tờ khai điện tử, gởi đính kèm hình ảnh các giấy tờ cần xuất trình và đăng ký thời gian, địa điểm đến làm thủ tục]. Chi tiết tham khảo: TẠI ĐÂY.

Bước 2: Nộp tờ khai CCCD, các giấy tờ liên quan và xác nhận lại thông tin

- Sau khi nộp tờ khai, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đề nghị xuất trình sổ hộ khẩu. Nếu còn sổ hộ khẩu thì nộp để cán bộ tiếp nhận tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên sổ hộ khẩu với tờ khai CCCD vừa nộp để xác định người khai tờ khai có phải là người cần cấp lại thẻ căn cước công dân hay không.

- Nếu không còn sổ hộ khẩu [do đã bị thu hồi khi làm căn cước, làm các thủ tục có liên quan đến hộ khẩu...], cán bộ tiếp nhận sẽ tra cứu trên máy tính tại nơi cấp CCCD để xác định là đã có thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hay chưa.

- Ngoài sổ hộ khẩu, người đi làm căn cước bị mất cần phải mang thêm các giấy tờ hợp pháp thể hiện sự thay đổi, bổ sung thông tin cá nhân so với thông tin trên thẻ căn cước đã bị mất để xuất trình cho cán bộ tiếp nhận để họ cập nhật vào CSDL quốc gia về dân cư. Ví dụ: mang theo giấy khai sinh có ghi thay đổi về ngày, tháng, năm sinh, họ, tên hoặc mang theo giấy chứng nhận kết hôn nếu đã có vợ hoặc chồng.

Bước 3: Ký xác nhận vào Phiếu thu nhận thông tin CCCD [Mẫu CC02] và làm căn cước công dân

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sau khi kiểm tra, đối chiếu xác định thông tin mà công dân đã cung cấp trong tờ khai CCCD khớp với thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì tiến hành dùng máy quét để thu nhận dấu vân tay và dùng máy chụp ảnh để chụp ảnh chân dung tại chỗ.

Từ dữ liệu vừa được cập nhật, bổ sung cùng với dấu vân tay, ảnh chụp vừa mới thu nhận, cán bộ tiếp nhận sẽ in ra 01 Phiếu thu nhận thông tin CCCD [TẢI MẪU] và đưa cho người đến làm CCCD kiểm tra, ký xác nhận vào phiếu này rồi đưa lại cho cán bộ tiếp nhận. Quá trình này chỉ mất khoảng 10 phút. 

Sau khi đóng lệ phí cấp lại thẻ CCCD là 70.000 đồng [và đóng thêm khoảng 30.000 đồng nếu đăng ký dịch vụ nhận thẻ CCCD tại nhà] thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đưa giấy hẹn lấy CCCD. 

- Đến thời điểm hiện tại, thủ tục cấp lại CCCD bị mất phải làm tại Công an quận huyện nơi đã cấp CCCD [nơi có hộ khẩu]. Việc làm thủ tục cấp lại CCCD tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính Công an các tỉnh thành khác nơi công dân đang có tạm trú chưa triển khai thực hiện được do dữ liệu về CCCD trên hệ thống dữ liệu quốc gia chưa được liên thông cho toàn bộ các tỉnh thành.

- Nếu có sổ hộ khẩu thì sau khi xuất trình để làm căn cước, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ thu lại luôn sổ này.

- Trường hợp đã quá thời hạn ghi trên giấy hẹn nhưng vẫn chưa nhận được căn cước công dân bị mất làm lại thì các bạn có thể tra cứu theo các cách theo hướng dẫn TẠI ĐÂY

- Khi làm thẻ căn cước công dân bị mất không cần phải mang theo ảnh chụp 3x4. Hình trong Phiếu thu nhận thông tin CCCD cũng là hình sẽ in trên thẻ CCCD.

- Khi chụp ảnh đầu để trần, không đeo kính, không được mặc trang phục ngành [như công an, hải quan, bộ đội...], được mặc trang phục của tôn giáo hoặc dân tộc.

- Thẻ CCCD mã vạch bị mất, khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip thì vẫn giữ nguyên 12 số.

- Một số lưu ý khác: Những lưu ý khi đi làm và sử dụng Căn cước công dân

Thủ tục khác có liên quan đến Căn cước công dân:

Thời gian làm Chứng minh nhân dân là bao lâu? Làm chứng minh nhân dân cần chuẩn bị hồ sơ gì và nộp hồ sơ ở đâu?

Câu hỏi của bạn:

        Em ở BT muốn làm lại giấy chứng minh nhân dân. Do Chứng minh nhân dân cũ của em bị hư. Cho em xin hỏi thủ tục làm lại cần nhưng giấy tờ gì và thời gian làm trong tuần ạ? Em xin cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về thời gian làm chứng minh nhân dân về cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thời gian làm chứng minh nhân dân như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Chứng minh nhân dân là gì?

     Nói đến giấy chứng minh nhân dân chắc không còn xa lạ đối với chúng ta, tuy nhiên để định nghĩa chính xác chứng minh nhân dân là gì thì không phải ai cũng xác định được.

     Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch.

2. Chứng minh nhân dân bị hư hỏng thì làm gì?

     Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về các trường hợp phải làm thủ tục đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân như sau:

1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :      

a] Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;      

b] Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;      

c] Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;      

d] Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;      

e] Thay đổi đặc điểm nhận dạng.      

2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

     Như vậy, nếu Chứng minh nhân dân hiện tại bị hư hỏng không sử dụng được, bạn cần thực hiện thủ tục đổi Chứng minh nhân dân chứ không cần xin cấp lại.

3. Thủ tục đổi Chứng minh nhân dân

     Theo quy định tại điểm b Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Điểm 2, 3 Mục II Thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] thì thủ tục đổi Chứng minh nhân dân do hư hỏng được thực như sau:

  • Đơn trình bày rõ lý do đổi Chứng minh nhân dân, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai;
  • Xuất trình hộ khẩu thường trú;
  • Chụp ảnh [như trường hợp cấp mới];
  • Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu;
  • Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và Chứng minh nhân dân;
  • Nộp lệ phí;
  • Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hư hỏng cho cơ quan công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.

4. Thời gian làm Chứng minh nhân dân

     Khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP quy định: “Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại Điểm a, b trên đây, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp”.

     Như vậy, thời gian làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân là:

  • Không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp bạn ở thành phố, thị xã;
  • Không quá 20 ngày làm việc đối với trường hợp bạn ở các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo;
  • Không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp bạn ở các khu vực còn lại.

Bài viết tham khảo:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thời gian làm chứng minh nhân dân:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thời gian làm chứng minh nhân dân như: thủ tục làm chứng minh nhân dân, làm lại chứng minh thư bị mất cần giấy tờ gì… mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ:  chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề