Bước đầu tiên trong lập kế hoạch học tập là gì?

Các bạn có lên kế hoạch học tập cá nhân không?

Nếu có thì kế hoạch đó có tiến triển thuận lợi không nhỉ?

Sự thật thì hình như chẳng ai làm theo kế hoạch học tập đã đề ra thì phải?

Dù ban đầu đã bỏ công làm kế hoạch rất cẩn thận nhưng chỉ cần không theo được một chút thôi thì chúng ta đã vội chán nản và muốn bỏ cuộc rồi.

Mặc dù chúng ta đều hiểu rõ rằng việc lập kế hoạch sẽ giúp cho việc học tập của chúng ta hiệu quả hơn nhưng hầu như chúng ta đều không thể theo đuổi đến cùng. Lý do thì có thể đến từ ngoại cảnh hoặc do chính chúng ta. Bản thân mình khi còn ôn thi lên đại học cũng đã từng như vậy đấy. Ví dụ, khi mình lên kế hoạch sẽ dậy sớm từ 6 giờ sáng đi học toán vào ngày nghỉ thì thực tế lại ngủ đến tận 10 giờ. Các bạn cũng có nhiều lúc như vậy mà, phải không? Thế nhưng, chỉ việc tạo ra một kế hoạch cá nhân cũng khiến cho chúng ta cũng thấy mãn nguyện rồi. Vì khi nhìn vào đó, chúng ta có thể nghĩ, “Kế hoạch mình tuyệt quá!! Cứ làm thế này thì mình sẽ học giỏi thôi!”

Các bạn có biết khi lên kế hoạch, điều gì là quan trọng nhất không?

Bài viết này sẽ bật mí cho các bạn 5 bước đầu tiên quan trọng nhất trước khi xây dựng một kế hoạch học tập.

1. Hãy chắc rằng bạn thiết kế thời gian học hợp lý và thư thả

Đừng cố tạo ra một bản kế hoạch chằng chịt và kín thời gian của bạn, điều đó sẽ khiến bạn “hoảng hốt” mỗi khi nhìn vào kế hoạch của mình đấy! Nếu lập kế hoạch với quý thời gian eo hẹp và chặt thì khi phát sinh thay đổi rất dễ dẫn đến khả năng kế hoạch của bạn bị đổ bể. Vì vậy, nên phân bổ thời gian thoải mái và có kế hoạch dự phòng để đảm bảo bạn sẽ ứng phó được nếu bất ngờ phát sinh những sự cố ngoài ý muốn.

Ví dụ, bạn không cần lên kế hoạch học chặt chẽ cho tất cả các ngày và cố gắng học xong hết trong các ngày trong tuần. Hãy để thời gian nghỉ ngơi vào thứ 7, chủ nhật để giải trí chẳng hạn.

Xem thêm bài viết: Làm thế nào khi không có hứng thú học tập

2. Lên kế hoạch theo tháng, theo tuần hoặc theo ngày

Trước khi lập một kế hoạch chi tiết bạn cần xác định rõ 3 mục tiêu: Mục tiêu lớn, mục tiêu vừa và mục tiêu nhỏ. Nói cách khác, là cụ thể hóa mục tiêu kế hoạch của bạn trong 1 tháng, 1 tuần và 1 ngày. Khi đã nắm được 3 mục tiêu này, bạn sẽ có động lực để duy trì kế hoạch hơn.

Ví dụ, bạn đặt mục tiêu cho tháng là “Tháng này mình sẽ cố gắng học toán”, mục tiêu cho tuần “Tuần này mình sẽ làm bài tập phần hàm số bậc 2”, mục tiêu ngày “Hôm nay làm bài tập từ câu 20 đến câu 30”. Vậy là bạn đã biết bạn nên làm gì trong 1 tháng, 1 tuần và 1 ngày rồi đúng không?

3. Cùng bạn bè lên kế hoạch và kiểm tra kế hoạch của nhau

Bạn đang lên kế hoạch học một mình đúng không? Một mình làm thì thật buồn chán đúng không? Hãy rủ rê đám bạn của bạn cùng nhau lập kế hoạch đi! Lập kế hoạch một mình thường mang tính ngẫu hứng và dễ thất bại lắm đấy! Ngược lại, cùng bạn bè lên kế hoạch sẽ khiến bạn có cái nhìn khách quan hơn, tránh trường hợp lên kế hoạch quá sức với mình. Thêm nữa, lên kế hoạch cùng bạn bè, vô hình trung tạo ra một “hệ thống giám sát” để các bạn có thể kiểm tra chéo cho nhau đấy. Ngoài ra, làm như vậy cũng khiến bạn duy trì động lực theo đuổi kế hoạch ngay cả khi thấy nản chí, vì những đứa bạn sẽ “giám sát” bạn đấy!

4. Thỉnh thoảng hãy để tâm trạng thay đổi kế hoạch của bạn

Con người không phải máy móc nên tâm trạng chúng ta thay đổi rất phức tạp. Ví dụ, trong kế hoạch đặt ra hôm nay, bạn sẽ học tiếng Anh. Nhưng vì bài kiểm tra môn Toán hôm nay đạt điểm cao nên bạn lại muốn học Toán thay vì tiếng Anh. Tuy rằng có lúc đi lệch lại kế hoạch ban đầu nhưng cũng khá thú vị đúng không? Miễn là điều đó không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch lâu dài của bạn thì cũng ổn thôi.

Đôi lúc, chúng ta còn rút thăm để quyết định việc gì đấy. Mình cũng hay dùng trò bốc thăm để quyết định bắt đầu học từ môn nào trước. Bạn hãy thử cách làm này khi bạn đang buồn chán và ngán ngẩm với “núi” bài tập và không biết bắt đầu từ đâu xem.

Xem thêm bài viết: Cải thiện bệnh “mất trí nhớ” trước mùa thi

5. Không lên kế hoạch mà bản thân không thể thực hiện

Có một bản kế hoạch cụ thể tất nhiên rất tốt đúng không. Nhưng nếu bạn là một người không thích “khuôn khổ” và “tổ chức” thì việc lập một kế hoạch chi tiết đến đâu cũng rất khó tuân theo đúng không? Nếu bạn không lên kế hoạch được hoặc cố gắng hết sức mà cũng không theo được thì cứ học mà không cần theo kế hoạch nào cả cũng được!!!
Có kế hoạch học tập hay không không quan trọng. Quan trọng là chúng ta luyện cho mình thói quen học tập.

Kết

Lập kế hoạch học tập cá nhân sẽ làm tốn của bạn kha khá thời gian để phân tích, đề ra mục tiêu, xây dựng các đầu mục công việc. Tuy nhiên bù lại, bạn sẽ có một kế hoạch “dẫn đường” để đến gần hơn những kết quả mà bản thân vẫn hằng mong đợi. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng tạo ra một bản kế hoạch học tập của riêng mình nhé!

Không cần thiết phải nhất nhất tuân thủ theo kế hoạch!

Quan trọng là các bạn hiểu được: bị lệch một chút cũng không sao.

Bạn đã bắt đầu xây dựng kế hoạch cá nhân của mình chưa? Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

[Nguồn: Bí kíp cho người mới bắt đầu]

Như Hoola đã từng đề cập đến các kỹ năng học tập phải có trên môi trường trực tuyến. Xây dựng kế hoạch học tập là kỹ năng buộc phải biết để học tập trực tuyến thực sự hiệu quả.

Thái độ nghiêm túc là điều kiện tiên quyết để thành công, học cũng thế thôi! Đặc biệt khi học trực tuyến, việc lập kế hoạch học tập và kiên trì thực hiện kế hoạch là một kỹ năng mà học sinh sinh viên nhất định phải rèn luyện.

Chính vì vậy, trong bài viết này, Chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc những bí quyết để tạo dựng một kế hoạch học tập  cá nhân cân bằng và hiệu quả nhất!

Photo by Estée Janssens / Unsplash

Dưới đây chúng tôi gợi ý các bước đơn giản xây dựng kế hoạch học tập, cũng như một số mẹo để có được một kế hoạch học tập hiệu quả, phù hợp với mỗi người.

Để có thể xây dựng kế hoạch học tập, trước tiên bạn cần xác định rõ mục đích của việc học. Học để làm gì và mục tiêu cụ thể cần đạt được sau khoá học?

1. Xác định mục tiêu học tập

Để bắt đầu lập một kế hoạch, bạn phải biết mình muốn học gì, cần học gì. Nếu bạn đang tìm kiếm một nghề mới, hãy xem xét nghề nghiệp nào là mục tiêu cuối cùng bạn tìm kiếm. Nếu bạn đang muốn nâng cao kỹ năng của mình và muốn học một ngôn ngữ mới, hãy hình dung bạn đang đi du lịch đến một quốc gia khác và sử dụng các kỹ năng của bạn. Hình dung mục tiêu cuối cùng trước, sau đó cụ thể hoá thành các công việc nhỏ để đạt được mục tiêu đó.

Xem xét lý do tại sao bạn muốn học kỹ năng, kiến thức này mà không phải kỹ năng, kiến thức khác. Khi bạn trả lời tại sao bạn muốn học, tức là bạn xác định rõ động lực học tập rõ ràng. Động lực sẽ giúp bắt đầu và vượt qua một số thời điểm khó khăn khi học kiến thức và kỹ năng mới. Tuy nhiên, làm thế nào để duy trì động lực như lúc bắt đầu? Nó đòi hỏi sự nghiên cứu, sự cam kết, và đôi khi là sự trợ giúp.

Photo by George Pagan III / Unsplash

2. Nghiên cứu khoá học

Tất nhiên, internet sẽ cung cấp vô số bài báo và blog liên quan đến kiến thức, kỹ năng mà bạn muốn có. Tuy nhiên, cùng với việc đọc, hãy cố gắng tìm những người đang và đã làm chính xác những gì bạn tìm kiếm. Họ sẽ trở thành cố vấn cung cấp kiến ​​thức và chuyên môn vô giá. Những lời khuyên từ họ cho bạn nhận biết cơ hội và hạn chế rủi ro. Từ đó, bạn có được hình dung cơ bản về khoá học và chất lượng của nó.

3. Chia nhỏ mục tiêu

Dựa trên mục tiêu đã xác định, bạn chia nhỏ chúng và gắn với các hoạt động cụ thể. Các mục tiêu nhỏ phải đo lường được.

Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng học một kỹ năng mới, hãy yêu cầu bản thân làm việc với nó trong hai mươi phút mỗi ngày. Hoặc, nói với bản thân rằng bạn sẽ tham dự mọi lớp học và tham gia đầy đủ. Sau khi đăng ký khoá học, hãy cho chúng 1 deadline.

Mẹo để dễ dàng đạt được các mục tiêu nhỏ là ghi chúng ra giấy. Việc theo dõi chúng trên giấy dễ dàng hơn. Việc ghi lại hàng ngày những mục tiêu nhỏ là động lực để tiếp tục duy trì,  bạn sẽ cảm thấy tự hào về bản thân khi nhìn vào danh sách này. Hãy để danh sách này ở một nơi dễ nhìn và tự thưởng cho mình mỗi khi hoàn thành một mục tiêu nhỏ.

4. Tập trung và cam kết

Với kế hoạch đã đề ra, bạn phải hết sức tập trung. Nếu một phần kế hoạch của bạn là dành thời gian mỗi ngày để học điều gì đó mới, thì bạn phải tạo một lịch trình khuyến khích hành vi này. Nếu bạn cần thức dậy sớm hơn 15 phút để tập trung vào việc học, hãy thực hiện nó. Tóm lại, bạn cần thay đổi để phù hợp với kế hoạch học tập.

Thay đổi hành vi đòi hỏi sự cam kết thực hiện. Bạn biết phải làm gì là tốt nhất cho bản thân. Nếu bạn cần tự thưởng cho bản thân khi đạt được các mốc cụ thể, thì hãy làm điều đó. Bất cứ điều gì cần thiết để khuyến khích bạn tiếp tục cam kết và tập trung sẽ giúp bạn tiếp tục hành trình.

5. Theo đúng kế hoạch

Hãy tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình và bạn bẻ. Khi gặp khó khăn thì sự hỗ trợ từ người thân là động lực bạn theo đuổi bản kế hoạch học tập đã thiết lập. Những việc nhỏ lại có hiệu quả bất ngờ, nên đừng ngại thử nghiệm để theo đúng kế hoạch

6. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học

Học tập nghiêm túc liên quan đến việc thay đổi hành vi. Với mỗi kỹ năng mới bạn học được, hãy sử dụng nó. Nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới, hãy tìm cơ hội để thực hành kỹ năng mới của bạn. Bạn càng luyện tập và sử dụng kỹ năng mới của mình, bạn càng có nhiều khả năng sở hữu nó. Tìm cách chia sẻ kiến ​​thức của bạn; sử dụng nó trong công việc, viết blog hoặc dạy cho người khác.

7. Sáu mẹo xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả

Thiết lập mục tiêu học tập ngắn hạn và dài hạn

Khi xác định mục tiêu học tập, việc xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn giúp bạn dễ dàng thực hiện và bám sát kế hoạch đã đề ra.

Mục tiêu ngắn hạn như là ôn tập cho kỳ kiểm tra trong 1 tuần, hay đọc xong tài liệu tham khảo trong vòng 2 tuần,...Tổ nhất nhất là bạn nên để đơn vị tính theo ngày, bạn cần bao nhiều ngày cho mỗi mục tiêu ngắn hạn cụ thể.

Mục tiêu dài hạn như là thi đại học, thi chứng chỉ, hay phỏng vấn cho 1 vị trí mới,... Bạn sử dụng thông tin về thời gian và mục tiêu dài hạn để tính toán các mục tiêu ngắn hạn

Xác định những hạng mục ưu tiên

Xếp hạng các mục tiêu học tập theo mức độ quan trọng, đầu mục nào bạn cần ưu tiên theo thứ tự từ 1. Bạn cũng cân nhắc thời mức độ khó, thời gian đọc tài liệu, thời gian ôn tập,...

Dành thời gian trống cho các hoạt động khác

Bạn không thể học tập tốt nếu không dành thời gian nghỉ ngơi, giải trí để lấy lại năng lượng và cảm hứng.

Có cân nhắc cách học bạn yêu thích

Bạn thích nghe audio hay xem video, bạn tập trung vào buổi sáng hay buổi tối, bạn thuộc tuýp người có kỷ luật hay hay trì hoãn.

Theo sát kế hoạch học tập

Bạn đánh dấu mỗi khi hoàn thành một mục tiêu, hoặc cũng có thể tự thưởng sau mỗi khi đạt được một mục tiêu. Có một cách nữa là tìm đồng đội để cùng giám sát nhau theo sát kế hoặc, nếu không thì đơn giản là chia sẻ mục tiêu với mọi người để có thêm động lực hoàn thành.

Sử dụng phần mềm lập kế hoạch

Phần mềm lập kế hoạch sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả thực hiện kế hoạch học tập. Cho dù lập kế hoạch hay các công việc khác, các phần mềm hỗ trợ tốt thực sự mang lại sự khác biệt.

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm lập kế hoạch cá nhân và lập kế hoạch công việc dưới đây:

  • Evernote
  • Trello
  • Todoist
  • Any.do

Lập kế hoạch học tập cá nhân là điều cần thiết khi bạn thực sự muốn đạt được mục tiêu. Việc học dễ hay khó, thú vị hay nhàm chán, hiệu quả hay không hiệu quả là do bạn quyết định. Hãy xây dựng kế hoạch học tập cá nhân thật chi tiết!

Kỹ năng học tập học viên không thể bỏ qua khi học online

Kỹ năng học tập - nền tảng cho quá trình học tập suốt đời! Kỹ năng học tập online thì như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề