Ví dụ về hành vi sai lệch tiêu cực

Xem 59,202

Cập nhật nội dung chi tiết về #1 Phân Tích Ví Dụ Về Việc Phân Loại Hành Vi Sai Lệch Chuẩn Mực Pháp Luật mới nhất ngày 13/06/2022 trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 59,202 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Chuẩn Mực Pháp Luật Và Chuẩn Mực Đạo Đức
  • Bài Tập Học Kỳ Xã Hội Học Pháp Luật
  • Phân Tích Ví Dụ Về Hành Vi Sai Lệch Chuẩn Mực Xã Hội
  • Môi Trường Là Gì ? Vai Trò Của Môi Trường Là Gì ? Quy Định Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường ?
  • Môi Trường Pháp Luật Và Các Dòng Luật
  • Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, những hiện tượng, quan hệ xã hội cũng theo đó mà ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn. Pháp luật do đó cần phải không ngừng hoàn chỉnh để quản lý hiệu quả hơn mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành áp dụng pháp luật vào đời sống, dù vô tình hay cố ý cũng không thể tránh khỏi những hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.Qua bài viết này chúng tôi Luật Quang Huy sẽ đi sâu phân tích và tìm hiểu vấn đề ” phân tích ví dụ về việc phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật”

    • Xã hội học pháp luật, Ngọ Văn Nhân, NXB Hồng Đức, 2012.
    • Tập bài giảng Xã hội học, NXB Công an nhân dân, 2010.
    • Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009.

    Khái niệm chuẩn mực pháp luật

    Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội.

    Khái niệm chung về sai lệch chuẩn mực pháp luật

    Trong đời sống xã hội, do nhu cầu điều chỉnh các loại quan hệ xã hội khác nhau nên đã xuất hiện và tồn tại nhiều loại chuẩn mực xã hội khác nhau [ chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực thẩm mỹ,…]. Nếu mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội đều nghiêm chỉnh tuân thủ theo các quy tắc, yêu cầu của các loại chuẩn mực xã hội thì đó là nền tảng của một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, trong thực tế xã hội, không phải chuẩn mực xã hội luôn luôn được mọi người tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc, mọi nơi; mà thường xảy ra các hành vi của những cá nhân, nhóm xã hội vi phạm, phá vỡ hiệu lực, tính ổn định, sự tác động của các loại chuẩn mực xã hội. Đó chính là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Chẳng hạn, học trò vô lễ với thầy, cô giáo [ vi phạm chuẩn mực đạo đức]; một số cá nhân xả rác bừa bãi nơi công cộng, viết, vẽ tự do lên các công trình di tích lịch sử [ vi phạm chuẩn mực thẩm mỹ]; vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông đô thị [ vi phạm chuẩn mực pháp luật]…

    Việc một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó thực hiện một hành vi xâm hại tới các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật được xã hội học pháp luật gọi đó là sai lệch chuẩn mực pháp luật.

    Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay một nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật [ hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật].

    Dưới góc độ luật học, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chính là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có các dấu hiệu cơ bản: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi của chủ thể và chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.

    Phân loại sai lệch chuẩn mực pháp luật

    Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm hại, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật được chia thành hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực

    Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thường được xã hội học pháp luật phân loại theo các tiêu chí sau:

    Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi [ cố ý hoặc vô ý] vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội hiện tại hoặc không còn được nhà nước và xã hội thừa nhận.

    Có hai khả năng xảy ra ở đây. Một là, những quy phạm pháp luật do các chế độ xã hội cũ ban hành không còn phù hợp trong điều kiện xã hội mới do tính chất hà khắc, lạc hậu , lỗi thời của nó. Hành vi vi phạm, phá bỏ các quy tắc pháp luật cũ đó mang ý nghĩa tích cực về mặt xã hội nên đó là hành vi sai lệch tích cực. Hai là, các quy phạm pháp luật do nhà nước hiện nay ban hành, đã hết hoặc vẫn còn hiệu lực thực thi, nhưng chúng không còn phù hợp với yêu cầu của thực tế cuộc sống hiện nay, đòi hỏi nhà nước phải sửa đổi hoặc bãi bỏ. Việc một cá nhân, nhóm xã hội vi phạm, chống lại các quy phạm pháp luật hiện hành nhưng không còn phù hợp đó là sự “gióng lên hồi chuông cảnh báo” để nhà nước sửa đổi, thay đổi chúng, nghĩa là nó mang ý nghĩa tích cực.

    Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi [ cố ý hoặc vô ý] vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật hiện hành, có nội dung tính chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, cộng đồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

    Căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan [ lỗi ] của người thực hiện hành vi sai lệch, gồm có hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động

    Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý [trực tiếp hoặc gián tiếp] vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật, dù chuân mực đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ, phù hợp.

    Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô ý, không mong muốn vi phạm, phá vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật.

    Ví dụ, khoảng gần 18h chiều 5/12, một chiếc xe ô tô Range Rover đang lưu thông trên đường Hoàng Minh Giám, quận Thanh Xuân, Hà Nội thì bất ngờ đâm vào 2 xe máy, 1 xe ba gác lưu thông cùng chiều khiến 3 người bị thương. Theo một số người dân chứng kiến vụ việc, vào thời điểm trên, xe ô tô Range Rover lưu thông trên đường Hoàng Minh Giám hướng về Lê Văn Lương. Khi chạy đến đoạn đối diện với tòa nhà N2C thì bất ngờ đâm liên tiếp vào 2 xe máy, 1 xe ba gác đi cùng chiều. Chiếc xe Range Rover chỉ dừng lại khi dồn 3 xe nói trên vào sát gốc cây trên vỉa hè. Chúng ta có thể thấy, đây là hành vi sai lệch thụ động của chủ xe ô tô vi rõ ràng đây là hành vi vô ý gây nên tai nạn.

    Căn cứ và xem xét đồng thời cả hai tiêu chí phân loại nêu trên trong một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thì chúng ta có thêm bốn loại hành vi sau đây:

    Hành vi sai lệch chủ động – tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của đời sống xã hội hiện tại.

    Hành vi sai lệch chủ động – tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật hiện hành mang tính chất tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, xã hội thừa nhận rộng rãi. Ví dụ, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì một trong các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại Điều 10 là cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên, từ khi Luật này có hiệu lực [ngày 1/1/2001] thì trên thực tế, những đám cưới giữa những người cùng giới tính vẫn diễn ra. Nổi bật trong đó là vào năm 2011, nhiều người không khỏi bất ngờ khi chứng kiến đám cưới có một không hai vào bậc nhất ở Việt Nam. Đám cưới gây thu hút không phải vì dàn siêu xe đắt tiền hay vì của hồi môn đắt giá… mà bởi cô dâu, chú rể quá đặc biệt. Họ là hai người chàng trai đồng tính: Pin Okio và Nel Fi. Cô dâu Pin Okio tên thật là Đỗ Đinh Luân [sinh năm 1989], còn chú rể Nel Fi tên thật là Lê Bá Phi [sinh năm 1985], cùng sống ở chúng tôi Sau đó là ngày 24/1/2015, cặp đôi đồng tính đầu tiên của làng giải trí Việt – nhà thiết kế Adrian Anh Tuấn và doanh nhân Sơn Đoàn đã tổ chức đám cưới tại Nha Trang. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng có quy định cụ thể: “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” [khoản 2 Điều 8]. Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nâng độ tuổi kết hôn lên đủ 18 tuổi đối với nữ và đủ 20 tuổi đối với nam. Không chỉ vậy, Luật cũng cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Đây là một tin rất vui cho những cặp đôi đồng tính nói riêng và những người đồng tính ở Việt Nam nói chung. Như vậy, có thể thấy, hành động trên của các cặp đôi đồng tính là hành vi sai lệch chủ động – tích cực. Họ đã cố ý vi phạm luật hôn nhân và gia đình trước đó bởi lẽ không ai được lựa chọn giới tính của mình khi sinh ra, và mọi người đều có quyền bình đẳng, đều có quyền được hưởng hạnh phúc.

    Hành vi sai lệch thụ động – tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội.

    Ví dụ, A là con trai, B là con gái. Hai người yêu rồi lấy nhau. Sau một thời gian chung sống, A phát hiện ra B là nam nhưng chuyển giới thành nữ. Đây là một hành vi thụ động tích cực, đã vô tình góp phần làm cho mọi người thay đổi cách nhìn nhận về vấn đề hôn nhân giữa hai người cùng giới tính.

      Hành vi sai lệch thụ động – tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

    Ví dụ, theo điều 138 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì tội trộm cắp tài sản được quy định như sau:

    1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    • Có tổ chức;
    • Có tính chất chuyên nghiệp;
    • Tái phạm nguy hiểm;
    • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
    • Hành hung để tẩu thoát;
    • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    • Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    • Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Từ sự phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, sai lệch chuẩn mực pháp luật có thẻ gây ra một số hậu quả:

    Tuy nhiên, tình trạng trộm cắp vẫn còn rất phổ biến trong xã hội. Theo thống kê của Cục cảnh sát hình sự Bộ Công an. Trong năm 2014 xảy ra 27.180 vụ trộm cắp tài sản. Tăng 7.08% so với năm 2013. Tổng giá trị thiệt hại lên tới hơn 259 tỷ đồng. Có thể thấy, những tội phạm dù không biết chính xác, cụ thể về hình phạt của tội trộm cắp nhưng chắc chắn vẫn biết trộm cắp là vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý. Nhưng dường như các vụ trộm cắp qua từng năm chỉ có tăng mà không có giảm, gây nên tình trạng bất ổn định trong xã hội.

    Khi xem xét, đánh giá hậu quả của một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nào đó, chúng ta cần phải căn cứ vào một số yếu tố sau:

    • Căn cứ vào tính chất, khuynh hướng và sự phổ biến tương đối của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đó.
    • Căn cứ vào các điều kiện lịch sử – địa lý, hoàn cảnh xã hội cụ thể.
    • Căn cứ vào địa điểm và thời gian xảy ra hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đó.

    Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể mang nội dung, tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, đang kìm hãm sự phát triển của các cá nhân và xã hội. Khi đó, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể góp phần làm thay đổi nhận thức chung của một cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội trong xã hội.

    Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể mang nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu như nó vi phạm, phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp ,tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội. Trong trường hợp này, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đó phải bị xã hội phê phán, lên án hoặc đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các nguyên tắc, quy định của pháp luật.

    Chuẩn mực pháp luật là công cụ góp phần tổ chức và quản lý xã hội, làm cho xã hội đi vào trật tự và ổn định. Trong quá trình vận dụng những chuẩn mực pháp luật ấy tất nhiên không thể tránh khỏi những sai lệch. Trong trường hợp đó, việc phân loại các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật giúp chúng ta có cái nhìn vừa tổng quát vừa cụ thể và sâu sắc những hành vi sai lệch ấy, để từ đó xây dựng được những biện pháp nhằm hạn chế sai lệch chuẩn mực pháp luât, để pháp luật đi sâu và thực sự trở thành một bộ phận khăng khít gắn bó trong cuộc sống con người, góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo cơ sở vững chắc để phát triển vững bền đất nước.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đề Thi Môn Xã Hội Học Pháp Luật
  • Lên Đại Học Học Những Môn Gì? Giải Đáp Thắc Mắc Tân Sinh Viên
  • Kinh Nghiệm Học Tốt Các Môn Đại Cương, Giúp Sinh Viên Qua Môn Dễ Dàng
  • Môn Đại Cương Học Như Thế Nào Với Tân Sinh Viên?
  • Về Mặt Luật Pháp Có Gì Khác Biệt Giữa Một Đảng Dân Chủ Tự Do Và Tiến Bộ?
  • Bạn đang đọc nội dung bài viết #1 Phân Tích Ví Dụ Về Việc Phân Loại Hành Vi Sai Lệch Chuẩn Mực Pháp Luật trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Video liên quan

    Chủ Đề