Xây dựng kế hoạch tháng của trường mầm non

Kịch bản công tác đón trẻ trở lại trường

Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, an ninh trật tự năm học 2021- 2022

Báo cáo kết quả Hội nghị Cán bộ - Viên chức Năm học 2021 - 2022

TRƯỜNG MN VÀNH KHUYÊN

           KHỐI 3-4 TUỔI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

          Xuân Sơn, ngày 22 tháng 9 năm 2021

KẾ HOẠCH

Chăm sóc-nuôi dưỡng và giáo dục khối 3-4 tuổi

Năm học 2021-2022

          Căn cứ Chương trình Giáo dục mầm non ban hành theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ kế hoạch số 19/KH-MNVK ngày 15 tháng 9 năm 2021  về việc triển khai nhiệm vụ Giáo dục năm học 2020-2021 của trường mầm non Vành Khuyên.

Dựa vào tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên và khả năng của trẻ trong khối. Khối 3-4 tuổi xây dựng kế hoạch năm học 2021-2022 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

* Giáo viên trong khối: Tổng số: 04 giáo viên/2 lớp

Trong đó:

- Giáo viên biên chế: 04 giáo viên

- 4/4 giáo viên trình độ đạt chuẩn trở lên.

STT

Họ và tên

Trình độ

chuyên môn

Dạy lớp

1

Lê Thị Lãm Thúy

Đại học

3-4 tuổi A

2

Nguyễn Hồ Huế

Đại học

3-4 tuổi A

3

Nguyễn Thị Ánh Toàn

Cao đẳng

3-4 tuổi B

4

Nguyễn Bùi Trúc Quỳnh

Cao đẳng

3-4 tuổi B

* Học sinh: Tổng số: 47 trẻ / 02 lớp

- Lớp 3-4 tuổi A: 24 trẻ [Trong đó có 02 trẻ chậm phát triển về trí tuệ]

- Lớp 3-4 tuổi B: 23 trẻ

* Tình trạng sức khỏe trẻ đầu năm:

          Thực hiện sự chỉ đạo của BGH nhà trường về việc liên hệ với phụ huynh để nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ. Thông qua sự phản hồi của phụ huynh trong khối cho kết quả như sau:

Tổng số trẻ cân đối: 42/47 trẻ. Tỷ lệ  89%

Tổng số trẻ dư cân: 4/47 trẻ. Tỷ lệ  9%

Tổng số trẻ béo phì: 1/47 trẻ. Tỷ lệ  2%

*Cơ sở vật chất

- Khối gồm 2 phòng học, 2/2 phòng khang trang, có đủ thiết bị ĐDĐC theo thông tư 02

 - 2/2 lớp được trang bị đầy đủ các thiết bị như: ti vi, đầu đĩa, đàn organd và các trang thiết bị khác phục vụ cho hoạt động giáo dục trẻ.

- 2/2 lớp có đủ các loại đồ dùng, vật dụng phục vụ bữa ăn, giấc ngủ của trẻ.

1. Thuận lợi:

          Luôn được sự quan tâm, hướng dẫn chu đáo của Ban giám hiệu nhà trường về công tác chuyên môn trong khối. Cũng như được sự quan tâm tận tình ở mọi lĩnh vực.

Nhà trường hỗ trợ  trang cấp đầy đủ các vật dụng, đồ dùng đồ chơi, tài liệu, sách vở, băng đĩa, kết nối Internet….để giáo viên thực hiện tốt công tác soạn giảng, tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy năng lực, cũng như tạo mọi điều kiện cho trẻ được tham gia đầy đủ các hoạt động tại trường, lớp;

 4/4 giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên nên dễ dàng nắm bắt được Chương trình GDMN [theo văn bản hợp nhất số 01 của BGD&ĐT], nhiệt tình trong công tác.

3/4 giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính cũng như truy cập mạng Internet nên rất thuận lợi cho công tác soạn giảng.

Có khoảng 25/47 phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, thường xuyên trao đổi với cô về tình hình của con em mình qua sự phản hồi với giáo viên về các hoạt động của trẻ khi ở nhà thông qua nhóm zalo của lớp và zalo cá nhân.

2. Khó khăn:

1/3 giáo viên mới vào biên chế nên kỹ năng xây dựng các kế hoạch giáo dục còn hạn chế.

1/3 giáo viên khả năng sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế nên việc thiết kế các bài giảng và các biểu mẫu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn gặp khó khăn.

22/47 phụ huynh trong khối chưa quan tâm đến việc học tập của trẻ, nhận thức còn hạn chế về tầm quan trọng của bậc học mầm non.

Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên phải thực hiện áp dụng hình thức cho trẻ làm quen các hoạt động thông qua các video do giáo viên chia sẻ. Hình thức này cũng gặp nhiều khó khăn chung cho giáo viên, cho phụ huynh và khó khăn cho cả trẻ. Vì trẻ còn quá nhỏ, sự tập trung của trẻ chưa cao, trẻ chưa có ý thức học tập nên sự lĩnh hội kiến thức của trẻ rất hạn chế trong việc lĩnh hội thông qua video. Bên cạnh đó, cha mẹ thì bận việc gia đình nên thời gian tương tác hỗ trợ cho trẻ học tập cũng hạn chế nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng kiến thức cho trẻ.

Một vài phụ huynh chưa có ý thức tập thể, thường xuyên gửi những thông tin không liên quan đến trẻ vào nhóm gây phiền hà cho nhóm [mặc dù giáo viên đã nhắc nhở], một vài phụ huynh khác thì không quan tâm đến mọi thông tin cũng như các video cô chia sẻ cho trẻ. Tính đến thời điểm này trong khối đã có 02 phụ huynh rời khỏi nhóm của lớp mà không có lý do.

           Trong khối có 02 trẻ chậm phát triển về trí tuệ [tình hình của 02 trẻ này được phụ huynh chia sẻ trực tiếp với giáo viên] thuộc lớp 3-4 tuổi A.

          07/47 trẻ sinh vào cuối năm 2018 nên phần nào ảnh hưởng đến sự tiếp thu của trẻ so với các bạn sinh vào đầu năm 2018.

II. MỤC TIÊU

 Thực hiện tốt Chủ đề năm học 2021-2022 là “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện”.

1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

           Tiếp tục thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo văn bản hợp nhất số 01 của BGDĐT, đổi mới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.

           Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất, tinh thần cho trẻ, không có hành vi bạo hành, bạo lực trẻ ở các nhóm lớp trong khối.

           Rèn luyện nâng cao năng lực phẩm chất đạo đức giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách đúng theo quy định của cấp trên, cập nhật kịp thời các thông tin và lưu trữ hồ sơ sổ sách có khoa học.

2. Mục tiêu Giáo dục [Đính kèm kế hoạch]

3. Dự kiến các chủ đề trong năm học [Đính kèm kế hoạch]

III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC BIỆN PHÁP

  1. Duy trì sĩ số trẻ đến lớp

1.1. Duy trì sĩ số trẻ đến lớp:

  - 2/2 lớp trong khối duy trì sĩ số học sinh ổn định. Phấn đấu tỉ lệ chuyên cần cuối năm trên 95%.

2.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng:

  - 100% trẻ đến lớp được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng. Phấn đấu tỉ lệ trẻ cân đối cuối năm  đạt tỉ lệ 95-97% [Cuối năm không còn trẻ béo phì].

2. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua

Thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm đối với các cuộc vận động và các phong trào thi đua theo kế hoạch năm học số 19/KH-MNVK  ngày 15 tháng 9 năm 2021về việc triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trường mầm non Vành Khuyên. Chú trọng thực hiện các phong trào cụ thể như sau:

* Tích cực tham gia các hội thi:

- Hội thi viết sáng kiến giải pháp cấp trường, cấp huyện. [tháng 12/2021-1/2022]

- Hội thi Aerobic cấp trường. [tháng 3/2022]

- Tổ chức hội thi vẽ tranh về môi trường với chủ đề "Ước mơ của bé" [tháng 4/2022

* Tham dự các chuyên đề

- Thực hiện áp dụng nội dung chuyên đề giáo dục thích ứng với BĐKH và BVMT vào chương trình giáo dục trong khối.

- Tham dự các chuyên đề: Lĩnh vực phát triển nhận thức đối với môn học làm quen với Toán do các cấp tổ chức.

- Thực hiện Chuyên đề  “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

- Tham dự chuyên đề “Phòng chống tai nạn thương tích , đảm bảo an toàn cho trẻ” trong trường mầm non

* Tổ chức và tham gia ngày hội ngày lễ, tham quan [đính kèm kế hoạch cụ thể]

- Thực hiện lồng ghép nội dung các ngày lễ hội vào chương trình giáo dục, đảm bảo 100% các cháu được tham gia các hoạt động lễ hội. Các lễ hội phù hợp với trẻ theo từng độ tuổi, có lồng ghép các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, hò vè…

- Tích cực tham gia các lễ hội: Ngày hội đến trường; Bé vui Trung thu, Chú bộ đội của em; văn nghệ chào mừng ngày 20/11, 8/3; Bé vui đón tết; tham gia chương trình văn nghệ mừng xuân 2021..

3. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

3.1. Đảm bảo an toàn tuyệt về thể chất và tinh thần cho trẻ trong bối cảnh dịch Covit-19 diễn biến phức tạp

          100% trẻ trong khối được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần

Trong thời gian trẻ ở nhà: Các lớp trong khối thực hiện tốt Chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ” phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ, tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ trong thời gian dịch bệnh trẻ không thể đến trường thông qua hình thức tuyên truyền chia sẻ bài viết kèm theo hình ảnh, thực hiện video về các nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ như: phòng tránh điện giật, phòng tránh đuối nước, tránh cho trẻ chơi với các vật sắt nhọn, phòng tránh cháy nổ… lựa chọn những nội dung phù hợp với độ tuổi của trẻ để thực hiện tuyên truyền, giáo dục.

Khi trẻ đến trường: Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường “Học bằng chơi”, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. Khi trẻ đến lớp không được dọa nạt, trách phạt trẻ dưới mọi hình thức, dùng tình yêu thương để khuyên dạy trẻ khi trẻ phạm lỗi. Thông qua các buổi họp khối để trao đổi, góp ý thảo luận cùng đồng nghiệp trong công tác giữ an toàn cho trẻ.

Nền nhà luôn giữ khô ráo, không bị trơn trượt, môi trường xung quanh các lớp an toàn, sạch sẽ, các cây to xung quanh lớp cần được cắt tỉa, các chậu hoa, cây cảnh đặt nơi an toàn, không trồng những cây có chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Hệ thống điện trong lớp học phải đảm bảo an toàn, tất cả ổ cắm điện cố định và di động được treo cao và đặt nơi trẻ không với tới. Thường xuyên kiểm tra các đồ dùng đồ chơi ngoài trời, các loại bàn ghế chân sắt, bánh xe các loại tủ, kệ để có biện pháp xử lý kịp thời. Không giao trẻ cho người lạ.

Không chứa nước trong xô không có nắp đậy, giá treo khăn, kệ  để dép, tủ kệ đựng đồ dùng phải chắc chắn, an toàn sắp xếp phù hợp thuận tiện cho trẻ dễ lấy dễ cất. Các chất tẩy rửa phải để nơi trẻ không lấy được. Tuyệt đối không đựng vào chai nước uống các loại dẫn đến trẻ bị nhầm lẫn.

          4/4 giáo viên trong khối tự nghiên cứu tài liệu và tham gia các buổi tập huấn để có kiến thức sử dụng được các phương tiện để xử lý khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Bình chữa cháy để những nơi thuận tiện.

 Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về công tác chấp hành các quy định về ATGT, đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông, không cho trẻ đi dưới trời mưa lớn và cách phòng chống TNTT cho trẻ khi ở nhà cũng như khi trên đường đưa trẻ đến trường. Đi học đúng giờ, nghỉ phải xin phép.

          Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid trong khối bằng các hình ảnh cụ thể, nội dung dễ hiểu đối với phụ huynh, gần gũi đối với trẻ. Thực hiện đúng quy định 5k trong công tác phòng chống dịch, thực hiện vệ sinh môi trường các lớp học. Thực hiện tốt việc quét mã QR khi vào trường hằng ngày.

Thực hiện tốt Chuyên đề “Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích”.

3.2. Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ

3.2.1. Công tác nuôi dưỡng

          100% trẻ trong khối được nuôi dưỡng theo chế độ ăn, uống hợp lý đảm bảo đủ chất và lượng phù hợp với độ tuổi.

          - Tỷ lệ thừa cân vào cuối năm giảm còn 3%

          - Tỷ lệ béo phì vào cuối năm giảm còn 0%

Trong thời gian trẻ ở nhà, các lớp trong khối thực hiện tuyên truyền đến phụ huynh về chế độ ăn, uống hợp lý để duy trì sức khỏe cho trẻ bình thường, cân đối thông qua các video chia sẻ về cách chế biến một số món ăn hợp lý đối với trẻ cũng như một số thực đơn đa dạng và phong phú về thực phẩm cho trẻ.

          Đối với trẻ thừa cân, béo phì thì giáo viên trao đổi riêng với phụ huynh để có chế độ ăn, uống, tập luyện phù hợp với trẻ. Khuyến khích phụ huynh giảm các chất bột, béo và đường cho trẻ. Tăng cường lượng rau xanh và trái cây cho trẻ, cho trẻ uống sữa tăng chiều cao và thường xuyên cho trẻ vận động chạy, nhảy, tập các bài thể dục nhẹ nhàng, hoặc nhờ con giúp ba mẹ các công việc nhỏ như: phụ dọn cơm, quét nhà, lau bàn ăn, sắp xếp lại kệ dép của gia đình,…. để trẻ tiêu hao bớt năng lượng dư thừa trong cơ thể.

          Không ép trẻ ăn dưới bất cứ hình thức nào, để trẻ ăn theo nhu cầu.

Khi trẻ đến lớp cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Cho trẻ ăn hết xuất để đảm bảo  nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi.

Tham gia các buổi học tập các chuyên đề về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. Hàng tháng thực hiện nội dung tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 tại bản thông báo của các lớp.

Giáo dục trẻ không nói chuyện trong giờ ăn, không làm đổ cơm, ăn hết phần cơm của mình, rèn các kỹ năng tự phục vụ như: tự xúc cơm bằng tay phải, tay trái giữ chén; Biết vệ sinh trước và sau khi ăn dưới sự giúp đỡ của cô.

Thực hiện tốt công tác chuẩn bị tổ chức bữa ăn cho trẻ: có đầy đủ dụng cụ giờ ăn, trang phục gọn gàng, đeo khẩu trang khi tổ chức bữa ăn cho trẻ. Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái giữa cô và trẻ giúp cháu ăn ngon miệng. Những cháu biếng ăn, ăn chậm, giáo viên khuyến khích trẻ ăn, vừa cho trẻ ăn vừa trò chuyện giúp trẻ hứng thú trong trong giờ ăn.

Đối với trẻ thừa cân, béo phì thì giáo viên cần điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ tại bữa ăn chính. Giảm bớt lượng cơm cho trẻ và thay vào đó là tăng lượng rau và thịt cho trẻ. Thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ vận động, ngoài các hoạt động thể dục, hoạt động chơi ngoài trời ra giáo viên có thể tận dụng cơ hội khác trong ngày cho trẻ được vận động như: giúp cô chuẩn bị giờ ăn, chuẩn bị giờ ngủ, treo khăn, lau bàn ăn,…..

Tuyên truyền đến các bậc cha mẹ phương pháp nuôi dưỡng trẻ đúng cách: về chế độ ăn cho trẻ bình thường cũng như cho trẻ thừa cân; Không ép trẻ ăn dưới mọi hình thức, cho trẻ ăn theo nhu cầu,...

3.2.2. Công tác chăm sóc sức khoẻ.

          100% trẻ đến lớp được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng. Phấn đấu tỉ lệ trẻ cân đối cuối năm  đạt tỉ lệ 95-97%

          Thời gian trẻ ở nhà: 2/2 lớp thực hiện công tác phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn phụ huynh thực hiện công tác cân, đo sức khỏe cho trẻ tại nhà và cung cấp số liệu cân, đo của trẻ cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Sau đó giáo viên tổng hợp, đánh giá sức khỏe của trẻ, kết luận và thông báo ngược lại cho phụ huynh biết về kết quả sức khỏe của trẻ.

          Thực hiện chia sẻ video về một số biện pháp, kỹ năng giúp trẻ giữ gìn sức khỏe, phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian ở nhà thực hiện giãn cách xã hội: Cách vệ sinh cá nhân, 6 bước rửa tay theo quy định, khi tiếp xúc với người lạ cần phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách không đứng gần khi nói chuyện, sát khuẩn tay,….

          Khi trẻ đến trường,  các lớp thực hiện công tác cân, đo sức khỏe cho trẻ. Sau định kỳ 3 tháng sẽ thực hiện cân, đo sức khỏe cho trẻ 1 lần, phối hợp với y tế nhà trường thực hiện khám sức khỏe cho trẻ kịp thời. Cập nhật số liệu và chấm biểu đồ chính xác; Thường xuyên lau chùi phòng học, kệ đồ dùng đồ chơi, rửa đồ dùng đồ chơi bằng dung dịch Cloramin B theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế đê phòng tránh các dịch bệnh.

Thực hiện công tác vệ sinh, tẩy trùng lớp học, đồ dùng đồ chơi và thực hiện tốt các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19; Thực hiện kiểm tra sức khỏe, thân nhiệt của trẻ, cho trẻ sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn khô trước khi đón trẻ vào lớp; Khuyến cáo phụ huynh đeo khẩu trang khi ra ngoài và hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người. Thực hiện rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi đi học về; Thực hiện tốt công tác phòng chống các dịch bệnh trong năm theo kế hoạch của nhà trường.

          Tham gia đầy đủ các buổi học tập các chuyên đề phòng chống các dịch bệnh, phòng chống dịch tay, chân, miệng,... Hàng tháng thực hiện các nội dung tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh tại bảng thông báo của lớp, thường xuyên làm vệ sinh môi trường phòng lớp, khơi thông cống rãnh, diệt trừ muỗi, trẻ ngủ phải nằm mùng. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn, tẩy rửa đồ dùng đồ chơi của trẻ bằng dung dịch CloraminB 2 lần/tuần.

Thực hiện lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Theo dõi trẻ thừa cân hàng tháng: cân trẻ hàng tháng, đề ra các biện pháp cụ thể nhằm giúp giảm tỉ lệ thừa cân trong khối: Tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi vận động, khuyến khích trẻ phụ giúp cô lao động trực nhật, hạn chế lượng tinh bột, béo và đường, tăng cường rau xanh cho trẻ ở các bữa ăn chính.

Phối hợp với phụ huynh thực hiện tốt công tác phòng chống thừa cân cho trẻ. Tuyên truyền những tác hại nếu trẻ bị thừa cân: Trẻ bị thừa cân dẫn đến dễ bị béo phì và có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, khó vận động,... Trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp trong công tác giảm tỉ lệ thừa cân, béo phì trong khối.

3.2.3. Công tác sữa học đường.

Trong thời gian trẻ ở nhà: Các lớp trong khối thực hiện công tác phát sữa cho trẻ theo sự chỉ đạo của BGH nhà trường. Tổ chức phát sữa đúng theo quy định 5k để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19.

Nghiêm túc, minh bạch trong công tác cấp phát sữa cho trẻ. Không được phép cắt xén khẩu phần của trẻ, không cho nhận thay tránh tình trạng sữa không được đến tay trẻ. Giao nhận sữa phải có chữ ký của phụ huynh rõ ràng.

Khi trẻ đến trường:  Thực hiện tổ chức cho trẻ uống sữa đúng giờ, đúng định mức và đủ chế độ, cập nhật số liệu hằng ngày, thực hiện cho cháu uống bù hợp lý, vận động PH đóng góp nguồn sữa xã hội hóa cho trẻ.

Thực hiện đúng giờ cho trẻ uống sữa theo quy định của nhà trường. Cập nhật số liệu chính xác, tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng tiêu cực trong công tác cho trẻ uống sữa trong khối.

Giáo dục trẻ biết lợi ích của việc uống sữa, biết cách phát hiện những nguy cơ về ATTP [hộp sữa bị phồng, sữa bị chua, vỏ hộp bị biến dạng,...]

4. Nhiệm vụ giáo dục

4.1. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.

          - 2/2 lớp trong khối thực hiện tốt Chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm năm học 2021-2022.

 - 4/4 giáo viên tham dự các buổi tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN do bộ phận Chuyên môn nhà trường tổ chức.

- 2/2 lớp thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dự kiến các chủ đề, kế hoạch dự kiến các mục tiêu, kế hoạch dự kiến các đề tài. Xây dựng kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, xây dựng mạng nội dung, đặt mục tiêu, trang trí lớp phù hợp theo chủ đề, phù hợp với tình hình thực tế của lớp, của trường, phù hợp với trẻ và với địa phương.

- 2/2 lớp thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện nội dung “Giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Thực hiện lồng ghép nội dung chuyên đề vào các chủ đề phù hợp như: Hiện tượng tự nhiên; Giao thông; Thực vật; Bản thân; Gia đình;…

Thực hiện nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ GDĐT Ban hành Chương trình GDMN. Khuyến khích giáo viên trong khối khai thác nguồn tài liệu, học liệu hữu ích trên mạng  Internet để không ngừng đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm:  “Học mà chơi, chơi mà học”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.

- 2/2 lớp thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”; Thực hiện các nội dung giáo dục lồng ghép tích hợp phù hợp, hiệu quả.

Khai thác và sử dụng triệt để các loại đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02 được cấp phát có hiệu quả.

Khối 3-4 tuổi thực hiện 9 chủ đề/năm học trong 35 tuần, bắt đầu từ 6/9/2021 đến 20/5/2022. Thực hiện đầy đủ các hoạt động trong ngày cho trẻ [Hoạt động học, HĐ ngoài trời, HĐ vui chơi, HĐ chiều và các hoạt động hỗ trợ khác], không được cắt xén chương trình, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực hiện xây dựng phân bổ các nội dung sinh hoạt phù hợp với thời gian: Giờ học Aerobic và tiếng Anh; Làm quen kiến thức kỹ năng mới, ôn luyện củng cố kiến thức,..có thể tổ chức vào HĐ chiều; Lao động, trải nghiệm, thí nghiệm,...thì tổ chức vào HĐ ngoài trời; ....

Thực hiện đánh giá trẻ cuối ngày, cuối chủ đề và cuối năm chính xác, khách quan theo quy định của chương trình GDMN tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT.

Thực hiện các nội dung lồng ghép tích hợp phù hợp với từng chủ đề, các nội dung lồng ghép phải được lặp đi, lặp lại giúp trẻ tiếp nhận sâu về kiến thức, kỹ năng đã học. Các kiến thức, kỹ năng mới phải được thực hiện trên hoạt động học.

Tham gia Hội thi Aerobic cấp trường nhằm tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng GDPTVĐ cho trẻ MN tới phụ huynh và cộng đồng.

Thực hiện theo dõi cập nhật sổ tài sản, sử dụng hiệu quả và bảo quản tốt tài sản

* Tổ chức và tham gia ngày hội ngày lễ, tham quan [đính kèm kế hoạch cụ thể]

Thực hiện xây dựng kế hoạch và lồng ghép nội dung các ngày lễ hội vào chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, trường, lớp và với trẻ. Chú ý thực hiện lồng ghép các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, hò vè vào các lễ hội.  Đảm bảo 100% các cháu được tham gia các hoạt động lễ hội: Ngày hội đến trường, tết Trung thu, Bé vui đón tết, lễ Tổng kết năm học,....

Trong thời gian trẻ ở nhà, Khối trưởng phối hợp với Chuyên môn nhà trường để thực hiện xây dựng các kế hoạch giáo dục cho khối phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế với dịch bệnh tại địa phương.

Xây dựng thiết kế các video về nội dung các hoạt động giáo dục theo 5 lĩnh vực và các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với độ tuổi cũng như phù hợp với khả năng của đội ngũ trong khối và phù hợp với điều kiện thực tế.

2/2 lớp trong khối thực hiện tốt các video và chia sẻ video cho phụ huynh để cùng với giáo viên hướng dẫn trẻ lĩnh hội kiến thức cơ bản phù hợp với độ tuổi.

Khi trẻ đến trường, các lớp trong khối tăng cường bồi dưỡng thêm kiến thức đã bị thiếu hụt trong thời gian trẻ ở nhà, giúp trẻ. Điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực tế khi trẻ đến trường, tùy vào mức độ, khả năng tiếp thu của trẻ để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với trẻ.

4.2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

          Đổi mới việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trong khối: cùng nhau trao đổi thảo luận về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục.  Sau đó khối trưởng sẽ đúc kết lại những vấn đề cần thiết, nếu vượt khả năng thì khối trưởng sẽ trình bày lên bộ phận Chuyên môn của nhà trường để được giải đáp kịp thời. Tổ chức sinh hoạt dưới hình thức nghiên cứu bài học. Khuyến khích các giáo viên trong khối nêu ý kiến đóng góp xây dựng theo tinh thần dân chủ.

Các buổi thảo luận chuyên môn trong khối luôn quan tâm đến việc giải đáp các vấn đề mà khối viên thắc mắt, thảo luận các đề tài khó và kỹ năng xây dựng kế hoạch tuần, kỹ năng phân bổ các mục tiêu sao cho hợp lý giữa các nhánh trong chủ đề. Cùng nhau đề xuất những ý tưởng, phương pháp, hình thức tổ chức tiết học sao cho phù hợp với độ tuổi, lựa chọn đồ dùng dễ tìm kiếm và gần gũi với trẻ, cách bố trí đồ dùng khi tổ chức hoạt động giáo dục,...

          4/4 giáo viên trong khối cùng nhau phấn đấu tự học để nâng cao nâng cao năng chuyên môn. Tham gia các buổi sinh hoạt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

          Tham gia cùng Chuyên môn nhà trường thực hiện các tiết chuyên đề cũng như tham mưu đề xuất các giáo viên có khả năng phù hợp cùng tham gia thực hiện.

          Tổ chức, tham dự các tiết dự giờ chéo trong khối cũng như khối bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ trong chuyên môn.

4/4 giáo viên trong khối tích cực tham gia các phong trào thi đua giờ dạy tốt, làm đồ dùng dạy học, SKGP,...do nhà trường và cấp trên tổ chức.

Đôn đốc các giáo viên trong khối học bồi dưỡng thường xuyên. Vận dụng tốt

các kiến thức đã học vào chương trình giảng dạy của bản thân. Xây dựng kế hoạch học tập cụ thể rõ ràng.

Hình thức thực hiện: Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội thì khối tổ chức sinh hoạt qua phần mềm Google Meet hoặc qua nhóm Zalo của khối. Khi trẻ đến trường thì mới tổ chức sinh hoạt chuyên môn tập trung và thực hiện đúng quy định phòng chống dịch theo quy định của nhà trường.

2/2 lớp thường xuyên truy cập vào kho dữ liệu dùng chung của ngành qua địa chỉ: , mật khẩu: toiyeumamnon123 hoặc , mật khẩu: mnchauduc123 để tham khảo thêm về các video của các trường bạn.

Nghiêm túc thực thực các cuộc vận động và các phong trào thi đua theo kế hoạch năm học số 19/KH-MNVK ngày 15 tháng 9 năm 2021  về việc triển khai nhiệm vụ Giáo dục năm học 2020-2021 của trường mầm non Vành Khuyên.

4.3. Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chuyên môn trong khối.

Thực hiện trao đổi chuyên môn trong khối thông qua các trang thư điện tử như G mail, Zalo,...để dễ dàng trong việc điều chỉnh các kế hoạch, giáo án cũng như các tài liệu chuyên môn của các lớp trong khối.

Xây dựng kế hoạch khối cụ thể và triển khai đến các giáo viên trong khối nắm bắt cùng thực hiện.

          Hàng tháng khối trưởng xem và góp ý điều chỉnh kế hoạch giảng dạy và giáo án cho các giáo viên trong khối.

        Tham gia lên tiết mẫu, tiết chuyên đề theo sự chỉ đạo của BGH nhà trường hoặc tham mưu đề xuất giáo viên trong khối cùng thực hiện các tiết mẫu, tiết chuyên đề phù hợp với năng lực của từng giáo viên.

4.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

          Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các thiết bị máy móc được nhà trường trang cấp, khai thác các phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy như: phần mềm cắt ghép nhạc, phim ảnh, phần mềm thực hiện Powerpoint, các trang website giáo dục,….để học hỏi thêm kinh nghiệm và kiến thức UDCNTT vào giảng dạy đạt hiệu quả hơn. Thường xuyên cập nhật nội dung mới, kế hoạch hoạt động của nhà trường tại Website của trường [mnvanhkhuyen.chauduc-brvt.edu.vn]

Thực hiện các video hướng dẫn cha mẹ trẻ nội dung và phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp trong thời gian trẻ không đến trường do dịch bệnh.

Thực hiện việc ứng dụng các trang Zalo, sử dụng các phần mềm Google Meet trong công tác tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên môn trong khối và trong công tác phối hợp với phụ huynh.

4.5. Công tác tuyên truyền, phối hợp.

         Thời gian trẻ ở nhà, các giáo viên trong khối thường xuyên vận động phụ huynh mở các video mà giáo viên đã chia sẻ cho trẻ xem và cùng trò chuyện với trẻ, giúp trẻ nắm bắt kịp thời các kiến thức qua các video.

         Khi trẻ đến trường, tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ trong khối tham gia vào các hoạt động giáo dục chăm sóc trẻ: Cùng tham dự các tiết dạy mẫu, tham dự các buổi họp ở khối, lớp,...

         Vận động phụ huynh cùng tham gia tạo môi trường cho trẻ hoạt động: Tạo góc cây xanh cho lớp, làm các đồ chơi tự tạo từ các loại phế liệu,... Thông qua nội dung ở bảng tuyên truyền của các lớp: tuyên truyền về phòng chống các dịch bệnh, thông báo kết quả sức khỏe qua các đợt cân đo trẻ, tuyên truyền nội dung các môn học của từng chủ đề, niêm yết các bài thơ, câu chuyện, bài hát,... hình ảnh tại bảng thông tin của lớp,...

Thực hiện các bài tuyên truyền về giáo dục mầm non, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng  qua hình thức phát bài trắc nghiệm và thông qua việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh; Vận động phụ huynh tích cực tham gia làm bài trắc nghiệm kiến thức nuôi dạy con.

Tuyên truyền đến các bậc cha mẹ về công tác bảo vệ môi trường, làm gương cho trẻ trong các hành vi: bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi ngoài đường, không dẫm đạp lên các thảm hoa, cỏ ở công viên,... , Thực hiện vệ sinh ATTP: Không cho trẻ ăn quà rong dọc đường, không ăn bánh kẹo có phẩm màu, ăn chín uống sôi, không ăn các loại thực phẩm đã ôi thiu nấm mốc,...

Tuyên truyền phụ huynh cùng phối hợp thực hiện rèn các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ: vệ sinh cá nhân, đánh răng, xúc cơm ăn, mặt áo quần, đi giày dép,...

   Mời phụ huynh tham gia hội thi “Kiến thức phụ huynh”, tham gia vào các hoạt động lao động,  tham gia các ngày lễ hội trong năm như tết trung thu, lễ 20/11, lễ tổng kết, hội thi Aerobic “Bé với quy định giao thông”. Tham gia đêm văn nghệ vào dịp tết nguyên đán.

IV. CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

1. Chất lượng học sinh

- 2/2 lớp phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau:

 + Tỉ lệ chuyên cần cuối năm đạt trên 95%;

           + Tỉ lệ Bé ngoan: Đạt trên 75% ; Cháu ngoan: đạt trên 55 %;

 + Khảo sát đánh giá trẻ cuối năm trong khối đạt trên 85%.

2. Chỉ tiêu đối với giáo viên

- 4/4 giáo viên biết xây dựng kế hoạch, soạn bài trên máy và tổ chức đầy đủ các hoạt động của trẻ. Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ có kế hoạch, giáo án và đồ dùng giáo cụ.

- 2/2  lớp có đầy đủ hồ sơ, sổ sách của cô, của trẻ và cập nhật thông tin hàng ngày.

- 4/4 giáo viên tham gia xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non:  đạt từ loại khá trở lên.

- 4/4 giáo viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên,

- 4/4 giáo có sáng kiến đổi mới phương pháp trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cấp trường và cấp huyện.

- 1/4 giáo có sáng kiến đổi mới phương pháp trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cấp tỉnh.

+ Cô Lê Thị Lãm Thúy

- 4/4 Giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn.

- 4/4 giáo viên đạt lao động tiên tiến:

- 1/4 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cơ sở:

+ Cô Lê Thị Lãm Thúy

- 1/4 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh:

+ Cô Lê Thị Lãm Thúy

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Đối với tổ trưởng chuyên môn:

          Xây dựng kế hoạch khối cụ thể, phù hợp với thực tế và phù hợp với độ tuổi trẻ, triển khai kế hoạch tới toàn thể giáo viên trong tổ.

          Tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong khối theo quy định [2 lần/tháng]. Đổi mới hình thức sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học. Nội dung sinh hoạt xoáy sâu vào chuyên môn, cụ thể cho từng lĩnh vực, từng tiết dạy hoặc các tổ chức các hoạt động trong ngày,....

          Tổ chức dự giờ chéo, dự giờ chuyên đề trong tổ, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời những nội dung còn hạn chế cho từng các nhân trong khối. Phát huy hết mặt ưu điểm cho đồng nghiệp, giúp nhau cùng tiến bộ về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

          Giải đáp các vướng mắc cho đồng nghiệp trong khối và có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn cho các giáo viên trong khối tùy vào khả năng của từng giáo viên. Nếu ngoài khả năng cần trao đổi trực tiếp với Chuyên môn nhà trường để được hỗ trợ kịp thời.

          Đôn đốc các chị em trong khối thực hiện tốt các nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Vận động chị em tham gia đầy đủ, có tinh thần cao trong các phong trào của nhà trường, cấp trên và của địa phương tổ chức.

2. Đối với giáo viên:

      Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục cho lớp phù hợp với tình hình thực tế ở lớp, sự tiếp thu của trẻ.

           Tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch và điều chỉnh kịp thời các nội dung đã được góp ý sau mỗi chủ đề.

           Tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp; làm đồ dùng dạy học; khai thác và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ quá trình giáo dục.

           Có trách nhiệm cao trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Yêu thương trẻ, không phân biệt đối sử dưới mọi hình thức đối với trẻ. Có tinh thần đoàn kết nội bộ và có đạo đức nhà giáo,  chuẩn mực trước trẻ, đồng nghiệp và phụ huynh.

           Thực hiện tham gia học tập các chuyên đề do các cấp tổ chức. Hoàn thành chương trình học BDTX năm học 2021-2022. Thực hiện vận dụng bài học kinh nghiệm vào chương trình công tác của bản thân.

           Tham gia các phong trào, hoạt động chuyên môn do trường và ngành phát động.

             Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của khối 3-4 tuổi. Các giáo viên trong khối quyết tâm phấn đấu thực hiện nghiêm túc và cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra./.

                                                                   Xuân sơn, ngày 22 tháng 9 năm 2021

   Giáo viên trong khối:                                         Người thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Toàn

Nguyễn Hồ Huế

Nguyễn Bùi Trúc Quỳnh                                         Lê Thị Lãm Thúy

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                                                   Xuân sơn, ngày     tháng     năm 2021

KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM HÀNG THÁNG

[Đính kèm Kế hoạch Chăm sóc nuôi dưỡng- giáo dục khối 3-4 tuổi ngày  22/9/2021]

THỜI GIAN

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Tháng 8/2021

- Tổng vệ sinh xung quanh và trong lớp học.

- Nhận danh sách trẻ theo nhóm lớp.

- Xây dựng kế hoạch dự kiến chủ đề năm học 2021-2022

- Xây dựng kế hoạch dự kiến các đề tài năm học 2021-2022

- Xây dựng kế hoạch dự kiến các mục tiêu năm học 2021-2022

- Xây dựng kế hoạch giáo dục chủ đề Bản thân.

Tháng

9/2021

- Tham gia ngày tựu trường bằng hình thức online

- Tham gia lễ  khai giảng năm học 2021-2022 bằng hình thức online

- Thực hiện kế hoạch giáo dục chủ đề “Bản thân”

- Thực hiện quay video các hoạt động giáo dục và chia sẻ đến phụ huynh

- Tham gia lớp nghiệp vụ hè do PGD&ĐT và nhà trường tổ chức.

- Thực hiện hướng dẫn phụ huynh cân đo các cháu lần I

- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2021-2022 của khối, lớp.

- GDKNS: Không xả rác, biết bỏ rác đúng nơi quy định

- Giáo dục lễ giáo: Dạy cháu biết chào hỏi

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong khối về nội dung xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch chủ đề “Bản thân” [Ngày 1/9/2021], kỹ năng thực hiện video đối với các tiết thực hiện quay trực tiếp [Tạo hình, Toán, ] [ngày 16/9/2021]

Tháng 10/2021

- Duyệt giáo án chủ đề “Bản thân”

- Xây dựng kế hoạch giáo dục chủ đề “Gia đình”

- Thực hiện quay video các hoạt động giáo dục và chia sẻ đến phụ huynh

- Tham dự hội nghị CCVC, hội nghị CMHS bằng hình thức online

- Giáo dục kỹ năng, hành vi văn minh: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, đúng khu vực phân chia giữa nam và nữ

- Giáo dục lễ giáo: Thói quen chào hỏi, lễ phép

- Phối hợp thực hiện khám sức khoẻ lần 1cho trẻ.   

- Tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, bệnh tay, chân, miệng

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm công tác soạn giảng chủ đề “Bản thân”. Bồi dưỡng chuyên môn lĩnh vực PTTC cho giáo viên trong khối [ngày 2/10 và 15/10/2021]

Tháng 11/2021

- Duyệt giáo án chủ đề “Gia đình”. Xây dựng kế hoạch chủ đề “Trường mầm non”. Thực hiện kế hoạch giảng lồng ghép lễ hội của cô giáo 20/11.

- Thực hiện quay video các hoạt động giáo dục và chia sẻ đến phụ huynh

- Tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường

- Tham dự chuyên đề cấp trường

- Tham  gia và phối hợp tổ chức buổi mistin kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

- Giáo dục kỹ năng sống:  Biết rửa tay theo quy trình 6 bước; Rửa mặt đúng cách.

- Tuyên truyền phòng chống tiêu chảy

- Giáo dục lễ giáo: Hành vi đẹp Duyệt giáo án chủ đề Bản thân, kế hoạch giáo dục chủ đề Gia đình.

- Dự giờ chéo trong khối [Nếu trẻ đến trường]

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thảo luận về phương pháp, hình thức  thực hiện video lĩnh vực PTTC, PTTM [Tạo hình]. [ngày 1/11 và 16/11/2021]

Tháng 12/2021

-Duyệt giáo án chủ đề “Trường mầm non”, xây dựng kế hoạch giáo án chủ đề “Nghề Nghiệp”

- Thực hiện quay video các hoạt động giáo dục và chia sẻ đến phụ huynh [Nếu trẻ chưa đến trường]

- Dự giờ trong khối [Dự giờ cô Huế lĩnh vực PTNT] [Nếu trẻ đến trường]

- Thực hiện cân đo các cháu lần II

- Kiểm kê tài sản học kỳ I

- Thực hiện đánh giá trẻ học kỳ 1

- Thực hiện đánh giá đảng viên cuối năm.

- Phổ biến kiến thức nuôi dạy con đến phụ huynh lồng ghép chuyên đề trọng tâm trong năm học

- Giáo dục kỹ năng sống: Cất cặp, dép, đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định

- Tuyên truyền phòng chống bệnh hô hấp

- Giáo dục lễ giáo: Giúp đỡ người khác

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm về công tác soạn giảng, bồi dưỡng cho giáo viên trong khối kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ đề, thảo luận về phương pháp, hình thức  các tiết học thuộc lĩnh vực PTNT [Toán] [ngày 3/12 và 17/12/2021]

Tháng 1/2022

-Duyệt giáo án chủ đề “Ngành nghề”, xây dựng kế hoạch chủ đề “Động vật”

- Tham gia viết SKGP cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh

- Dự giờ chéo trong khối, dự giờ tiết mẫu lĩnh vực PTNT [môn Toán-Cô Thúy thực hiện]

- Cải tạo góc cây xanh của các lớp.

- Giáo dục kỹ năng sống: Cất cặp, dép, đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định

-Tuyên truyền phòng chống bệnh khô mắt

- Giáo dục lễ giáo: Hành vi văn minh

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn: thảo luận, rút kinh nghiệm qua tiết mẫu lĩnh vực PTNT.  Học BDTX [ngày 3/1 và 14/1/2022]

Tháng

2/2022

- Duyệt giáo án chủ đề “Động vật”, xây dựng thực hiện kế hoạch chủ đề  “Thực vật”

- Dự giờ chéo trong khối [Dự giờ cô Toàn lĩnh vực PTNN]

- Nghỉ tết NĐ theo lịch, trực tết nguyên đán theo kế hoạch của BGH

- Giáo dục kỹ năng sống: Biết cởi, mặc quần áo; biết tự mang dày dép khi ra khỏi lớp.

-Tuyên truyền phòng chống bệnh còi xương

- Giáo dục lễ giáo: Tính thật thà

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn: thảo luận các đề tài lĩnh vực PTNN, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng thiết kế Powerpoint.  Học BDTX [ngày 14/2/2022]

Tháng

3/2022

-Duyệt giáo án chủ đề “Thực vật”, xây dựng và thực hiện kế  hoạch chủ đề “Quy định và PTGT”, lồng ghép ngày lễ 8/3.

-Hưởng ứng tháng An toàn giao thông

- Dự giờ chéo trong khối [Dự giờ cô Quỳnh lĩnh vực PTTC và KNXH]

- Phối hợp với công đoàn tổ chức 8/3

- Thực hiện cân đo các cháu lần 3, khám sức khỏe lần 2.

- Tham gia hội thi Aerobic cấp trường

- Tham gia hội thi vẽ tranh về môi trường với chủ đề " Ước mơ của bé"

- Tham gia viết SKGP cấp tỉnh

- Giáo dục kỹ năng: Biết phụ giúp cô sắp xếp bàn ghế, dọn dẹp sau giờ ăn. Chuẩn bị gối nệm trong giờ ngủ.

- Giáo dục lễ giáo: Hành vi nói lời hay làm việc tốt

- Tuyên  truyền phòng chống bệnh sốt

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn: thảo luận về các góc chơi ở HĐG, lựa chọn và làm đồ chơi phục vụ cho góc chơi. Thảo luận các đề tài lĩnh vực PTNN [luyện giọng đọc thơ]. Học BDTX [ngày 1/3 và 16/3/2022]

Tháng

4/2022

- Duyệt giáo án chủ đề “Quy định và PTGT”,xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ đề “Hiện tượng tự nhiên”

- Hưởng ứng tháng vệ sinh ATTP [15/4-15/5]

- Dự giờ chéo trong khối [Dự giờ cô Toàn lĩnh vực PTNT]

- Thực hiện đánh giá chuẩn GVMN

- Giáo dục kỹ năng : Biết sử dụng muỗng, nĩa để lấy thức ăn. Biết tự xúc ăn.

 - Giáo dục lễ giáo hành vi đẹp.

- Phòng chống bệnh theo mùa 

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn: Thảo luận, lựa chọn một số nội dung cho trẻ làm thí nghiệm phù hợp với chủ đề HTTN. Thảo luận các đề tài về lĩnh vực PTNT [KPKH]. Bồi dưỡng cho giáo viên trong khối kỹ năng đánh giá trẻ cuối năm. [ngày 1/4 và 15/4/2022]

Tháng

5/2022

-Duyệt giáo án chủ đề “Hiện tượng tự nhiên”, xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ đề “Quê hương –Đất nước- Bác Hồ”

- Duyệt giáo án chủ đề “Quê hương-đất nước-Bác Hồ”

- Hoàn thành chương trình học BDTX

- Thực hiện hồ sơ đánh giá công chức, viên chức cuối năm

- Kiểm kê tài sản cuối năm

- Thực hiện đánh giá trẻ cuối năm

- GDKNS: Có hành vi đẹp trong ăn uống: Không nói chuyện trong giờ ăn, không bới thức ăn trên thố,...

-Tuyên truyền phòng chống bệnh hiểm nghèo

- Giáo dục lễ giáo các nội dung trong năm

- Tham gia lễ tổng kết năm học 2021-2022

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn: Thảo luận lựa chọn các đề tài, nội dung lồng ghép phù hợp với chủ đề “Quê hương, đất nước”. Đánh giá, xếp loại VC cuối năm cho các thành viên trong khối [ngày 2/5 và 13/5/2022]

Tháng

6+7/2022

- Tham gia các lớp nghiệp vụ hè

- Tham dự các buổi họp đột xuất khi được triệu tập.

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

NĂM HỌC 2021-2022

1. Lĩnh vực phát triển thể chất

- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi:

+ Bé trai: 11,3kg - 18,3kg; chiều cao 88,7cm-103,5cm

+ Bé gái: cân nặng từ 10,8kg-18,1kg; chiều cao 87,4cm-102,7cm

- Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ

- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.

- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.

- Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.

- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.

- Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân.

2. Lĩnh vực phát triển nhận thức

- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.

- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau [bằng hành động, hình ảnh, lời nói...] với ngôn ngữ nói là chủ yếu.

- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.

3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.

- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau [lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…].

- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.

- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.

- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.

- Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết.

4. Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

- Có ý thức về bản thân.

- Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.

- Có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ.

- Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.

5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.

- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.

- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.

KẾ HOẠCH DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ

NĂM HỌC 2021-2022

TT

Thời gian

Chủ đề

Số tuần

1

Tháng 9

Bản thân

4  tuần

2

Tháng 10

Gia đình Nước

4  tuần

3

Tháng 11

Trường Mầm Non

4 tuần

4

Tháng 12

Ngành nghề

4 tuần

5

Tháng 1

Động vật

4 tuần

6

Tháng 2

Thực vật- Tết và mùa xuân

4 tuần

7

Tháng 3

Giao thông

4 tuần

8

Tháng 4

Hiện tượng tự nhiên

4 tuần

9

Tháng 5

Quê hương- đất nước- Bác Hồ.

3 tuần

Tổng cộng

35  tuần

KẾ HOẠCH NGÀY HỘI, NGÀY LỄ

THỜI GIAN

TÊN LỄ HỘI

QUY MÔ

GHI CHÚ

- Ngày 05/09/2021

- Ngày 21/9/2021

- Lễ hội Bé đến trường.

- Lễ hội trăng rằm

Toàn khối

Phối hợp với nhà trường tổ chức, thực hiện và tham gia đầy đủ.

Ngày 20/10/2021

Ngày hội của bà, mẹ

Toàn khối

Thực hiện xây dựng kế hoạch lồng ghép vào các hoạt động.

Ngày 20/11/2021

 Ngày hội của cô

Toàn khối

Thực hiện lồng ghép nội dung vào các hoạt động.

 Ngày 22/12/2021

Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam

Toàn khối

Xây dựng kế hoạch và thực hiện lồng ghép vào các hoạt động.

 Ngày 23/01/ 2022

 Bé vui đón xuân

Toàn khối

Phối hợp với nhà trường thực hiện

 Ngày 08/03/2022

 Mừng ngày quốc tế Phụ nữ

Toàn khối

Xây dựng kế hoạch và thực hiện lồng ghép vào các hoạt động.

Ngày 30/4-1/5/2022

 Các ngày lễ hội của Đất nước

Toàn khối

Xây dựng kế hoạch và thực hiện lồng ghép vào các hoạt động.

 Ngày 25/5/2022

Lễ hội Bé ra trường, tổng kết năm học

Toàn khối

Phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện.

KẾ HOẠCH THAM QUAN NĂM HỌC 2021-2022

THỜI

GIAN

CHỦ

ĐỀ

NỘI DUNG

ĐỊA ĐIỂM

THỰC HIỆN

GHI CHÚ

Tháng

12/ 2021

Ngành nghề

Tham quan vườn cây, vườn bắp, trại chăn nuôi,... của bác nông dân

Nhà của các hộ dân bên cạnh trường.

Toàn khối

Tham mưu với nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động.

Tháng

1-2/ 2022

Thực vật, tết và mùa xuân

Phong tục tập quán trong dịp tết: Thăm nhà cô, nhà bạn trong dịp tết nguyên đán.

Nhà cô, nhà bạn ở xung quanh gần trường học của bé.

Toàn khối

Phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện.

Tháng

3- 4/ 2022

Giao thông

Một số quy định giao thông, phương tiện giao thông

Quan sát: Đường phố, ngã tư đèn xanh, đèn đỏ…

Toàn khối

Khối trưởng lên kế hoạch và tổ chức thời gian tham quan

                                                                         Xuân Sơn, ngày 22 tháng 9 năm 2021

        Duyệt của P.Hiệu trưởng                                    Người thực hiện

.........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................                     Lê Thị Lãm Thúy      

..........................................................................

             Ngày       tháng        năm 2021

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề