Nhà máy xử lý rác ninh ích

Để giải quyết dứt điểm vấn đề môi trường ở thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa [Khánh Hòa], thời gian qua các bộ ngành liên quan đã tích cực thực hiện quy trình đánh giá tác động môi trường của Nhà máy xử lý chất thải nguy hại [thuộc Công ty Cổ phần Môi trường Khánh Hòa]. Đến nay, các chỉ số đều đạt kết quả theo quy định.

VTV.vn - Các bộ ngành liên quan đã tích cực thực hiện quy trình đánh giá tác động môi trường của Nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa.

Sau khi tiến hành tu bổ, rà soát tất cả trang thiết bị, quy trình xử lý chất thải tại nhà máy, đầu năm nay, đoàn công tác do Tổng cục Môi trường chủ trì cùng với sự tham gia của ban ngành địa phương, đại diện hộ dân thôn Ninh Ích đã tiến hành lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu về môi trường. Vị trí lấy mẫu được mở rộng 800m so với nơi đặt nhà máy. Qua xem xét kết quả quan trắc, phân tích môi trường đối với khí thải lò đốt chất thải, nước thải sau khi xử lý cho thấy: không khí xung quanh đều đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường Quốc gia. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh chấp thuận cho nhà máy chính thức đi vào hoạt động trở lại vào đầu tháng 4. Đồng thời, Sở tiếp tục phối hợp với chính quyền, bà con trong thôn thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của nhà máy. 

Đại diện UBND xã Ninh An cũng cho biết: sau một thời gian vận động, tuyên truyền, đến nay tình hình an ninh, trật tự tại địa phương đã ổn định, không còn xảy ra tình trạng tập trung đông người, phản đối hoạt động nhà máy. Địa phương cũng kiến nghị nhà máy cần thực hiện đúng quy trình xử lý chất thải đã được ngành chức năng phê duyệt và có chính sách tạo việc làm cho lao động tại địa phương.

Các dự án xin đầu tư nhà máy xử lý rác thải đa phần đều kết hợp đốt rác với việc thu hồi nhiệt để sản xuất điện năng.

UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã nhận được góp ý của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với dự thảo Bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Theo lãnh đạo tỉnh này, hiện có khoảng 10 hồ sơ đầu tư dự án xử lý rác thải rắn phù hợp. Trong đó, tại khu vực TP. Nha Trang có 7 hồ sơ đề nghị thực hiện dự án nhà máy xử lý chất thải rắn tại thôn Lương Hòa, xã Vĩnh Lương, phù hợp với quy hoạch.

Tại khu vực thị xã Ninh Hòa, UBND tỉnh cũng nhận được đề xuất dự án Nhà máy xử lý rác thải Ninh Xuân [xã Ninh Xuân] và chủ trương đầu tư dự án Mở rộng hố chôn rác thải sinh hoạt tại bãi rác Hòn Rọ [thôn Ninh Ích, xã Ninh An] của Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa. Cả 2 hạng mục này đều phù hợp với quy hoạch chung. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận được văn bản của Công ty Cổ phần Thành phố mới KH đề nghị đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất sản phẩm từ rác tại huyện Cam Lâm, vị trí dự án phù hợp với quy hoạch được duyệt.

Các dự án xin đầu tư nhà máy xử lý rác thải đa phần đều kết hợp đốt rác với việc thu hồi nhiệt để sản xuất điện năng. Trong đó, tại TP. Nha Trang có những dự án với công suất phát điện lên tới 30MW, tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng. Hay tại Cam Lâm, chủ đầu tư đề xuất xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện với công suất 1.000 tấn/ngày và công suất phát điện đạt 18MW. Dự án này có diện tích khoảng 50ha, vốn đầu tư 2.150 tỷ đồng.

Để lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án nhà máy xử lý rác thải, UBND tỉnh Khánh Hoà đã xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Dự thảo đưa ra 4 nhóm tiêu chí cụ thể gồm: Công nghệ; môi trường - xã hội; tài chính và năng lực thực hiện dự án; kinh tế. Đồng thời, bộ tiêu chí cũng quy định thời gian thực hiện dự án không quá 12 tháng.

Về tiêu chí công nghệ, UBND tỉnh Khánh Hoà yêu cầu các nhà máy phải có công nghệ được khuyến khích áp dụng tại Việt Nam theo quy định hiện hành; có phương án kết hợp các công nghệ cùng xử lý ủ, đốt, thu hồi nhiệt để phát điện. Dự án đầu tư phải có công nghệ sơ chế rác thải trước khi xử lý, có thu hồi các thành phần từ rác thải rắn trước và sau xử lý để tái sử dụng hoặc tạo ra các sản phẩm có ích. Đặc biệt, UBND tỉnh ưu tiên các nhà máy có thể xử lý được rác thải mà không cần phân loại, không phát sinh các nguồn thải trong quá trình xử lý và xử lý được mùi trong quá trình vận hành.

Đặc biệt, đối với tiêu chí tài chính và năng lực thực hiện dự án, UBND tỉnh yêu cầu chủ sở hữu phải có vốn trên tổng mức đầu tư dự án. Nhà đầu tư phải đảm bảo góp vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20% tổng mức đầu tư để thực hiện dự án; chủ đầu tư phải có năng lực, kinh nghiệm, đã đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý rác thải; ưu tiên nhà đầu tư có thêm cam kết các chương trình hỗ trợ năng lực quản lý cho tỉnh trong công tác bảo vệ môi trường.

Trong tiêu chí về kinh tế, UBND tỉnh yêu cầu giá dịch vụ xử lý rác thải không quá 400.000 đồng/tấn. Nhà đầu tư phải tự bỏ vốn đầu tư xây dựng và bồi thường, giải phóng mặt bằng; có khả năng tiêu thụ tất cả sản phẩm từ hoạt động tái chế rác thải của dự án.

Chủ Đề