Xã Xuân Ngọc có bao nhiêu thôn?

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng chung sức của Nhân dân, xã Xuân Thành [Nghi Xuân, Hà Tĩnh] được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của huyện.

Chiều 20/5, xã Xuân Thành [Nghi Xuân] tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới [NTM] kiểu mẫu. Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Hải Nam cùng dự.

Chủ tịch UBND xã Xuân Thành Trần Quốc Anh báo cáo kết quả xây dựng NTM giai đoạn 2012 - 2022.

Xác định xây dựng NTM là mục tiêu xuyên suốt, không có điểm kết thúc, thời gian qua, xã Xuân Thành đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp với cách làm chủ động, sáng tạo.

Ngay sau khi đạt chuẩn xã NTM nâng cao vào năm 2019, Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân xã Xuân Thành quyết tâm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

Tổng nguồn lực đầu tư trong 10 năm xây dựng NTM của xã đạt 380,87 tỷ đồng. Trong đó, nguồn huy động đóng góp của người dân 105,21 tỷ đồng; các đơn vị và doanh nghiệp đỡ đầu, tài trợ 1,2 tỷ đồng; Nhân dân ủng hộ 3,1 tỷ đồng...

Một góc xã NTM kiểu mẫu Xuân Thành. Ảnh: Đậu Hà.

Đặc biệt, trong 10 năm đã vận động Nhân dân hiến 47.136 m2 đất và đóng góp 198.511 ngày công để thi công các công trình, mở rộng đường giao thông nông thôn với tổng trị giá 77 tỷ đồng. Nhờ đó, toàn xã đã làm mới được hơn 57 km đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi đi lại cho người dân và giao thương phát triển kinh tế.

Công tác phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân được xã Xuân Thành đặc biệt quan tâm. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt 52,06 triệu đồng/người/năm; trên địa bàn không còn hộ nghèo.

Kinh tế phát triển đa dạng và chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh các ngành nghề, du lịch, dịch vụ thương mại. Toàn xã đã xây dựng được 40 mô hình kinh tế; 3 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác và 16 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Lãnh đạo tỉnh và huyện Nghi Xuân trao bằng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu cho xã Xuân Thành.

Hoạt động xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu lan tỏa trong ý thức của mỗi người dân, từng bước xây dựng các khu dân cư trở thành miền quê đáng sống. Toàn xã hiện có 10/10 thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu và 22 vườn đạt 5 tiêu chí vườn mẫu.

Công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Đến nay, cả 3 trường trên địa bàn xã đều đạt chuẩn quốc gia. Trạm Y tế được đầu tư xây dựng khang trang; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân được chăm lo. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.

Xã Xuân Thành vinh danh 34 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM giai đoạn 2012 - 2022.

Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức của toàn thể Nhân dân, năm 2021 xã Xuân Thành đã hoàn thành 16/16 chỉ tiêu của 6 tiêu chí xã kiểu mẫu. Ngày 1/7/2022, UBND tỉnh công nhận xã Xuân Thành đạt xã NTM kiểu mẫu năm 2021, là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Nghi Xuân.

Thời gian tới, xã Xuân Thành sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu, các tiêu chí xã kiểu mẫu thực chất đi vào chiều sâu, bền vững, góp phần xây dựng xã sớm đạt đô thị loại IV.

Hiện nay, chưa có bằng chứng phát hiện về sự tồn tại của người nguyên thủy và những dấu tích về người Việt cổ qua các thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc trên đất Xuân Đan, Xuân Trường.  Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Nghi Xuân nói chung đã trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài. Theo các thư tịch cổ thì trước kia, Nghi Xuân là vùng đất cổ của bộ tộc Việt thường. Thời Văn Lang – Âu Lạc, Nghi Xuân là vùng đất thuộc bộ phận Cửu Đức. Dưới thời Bắc thuộc Nghi Xuân có những tên gọi: Hàm Hoan, Dương Thành, Phố Dương… Trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước ta, Nghi Xuân có những tên gọi như Nha Nghi, Nghi Chân. Đến năm 1469, vua Lê Thánh Tông đặt tên vùng đất Nghi Chân thành tên gọi Nghi Xuân như ngày nay. Như vậy, nếu tính từ năm chính thức có tên huyện Nghi Xuân trên bản đồ thì mảnh đất Nghi Xuân đã trải qua hơn 540 năm.

Đối với xã Xuân Đan, Xuân Trường [xã cũ] cho đến nay vẫn chưa phát hiện được di tích khảo cổ học nào để khẳng định chắc chắn về sự tồn tại sớm của cư dân trên vùng đất này. Song, ở Xuân Viên người ta phát hiện di chỉ khảo cổ bãi Phôi Phối, di chỉ này cho biết cách đây 5 – 6 ngàn năm đã có người sinh sống ở đây. Ngoài ra, các di chỉ luyện đồng ở Xuân An, luyện sắt ở Xuân Giang cho thấy cách đây 3 – 4 ngàn năm ở vùng đất này đã có sự phát triển rực rỡ của nền văn minh kim khí. Đó là nền văn hóa rực rỡ dựa trên nền tảng nông nghiệp lúa nước, đã hình thành làng xã của một cộng đồng dân cư, có lối sống chung, là những bộ phận cấu thành của bộ tộc Việt Thường xa xưa và đất nước Văn Lang – Âu Lạc sau này. Nằm trong nhiều vùng có nhiều di chỉ khảo cổ như vậy, có thể khẳng định rằng con người đã định cư và tồn tại trên mảnh đất này gần cả ngàn năm nay.

Thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang Âu Lạc, Đan Trường - Nghi Xuân thuộc bộ Cửu Đức. Suốt đêm trường trung cổ thời Bắc thuộc, Đan Trường - Nghi Xuân là vùng đất thuộc Hàm Hoan, Dương Thành, Dương Phố. Thời Lý [1010-1028] xã Đan Trường thuộc huyện Nha Nghi. Thời nhà Nguyễn, vùng đất Đan Trường thuộc phủ Đức Thọ, Hà Tĩnh. Từ năm Kỷ Sửu, Thuận Quang thứ 10 [1469], Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước. Tên huyện Nghi Xuân có từ đó, vùng đất của huyện gồm cả phần đất Đức Thọ và Hưng Nguyên ngày nay, toàn huyện Nghi Xuân lúc bấy giờ có 26 xã, 1 thôn, 2 trang. Đầu thời Nguyễn, huyện Nghi Xuân có 5 tổng, 40 xã, thôn, trang, phường. Đến thời Khải Định [1916-1925], phần đất bên kia cắt về Hưng Nguyên, một phần cắt về huyện Đức Thọ, xã Đan Trường vẫn thuộc vùng đất của huyện Nghi Xuân.

Những năm đầu thế kỷ XIX, huyện Nghi Xuân có 5 tổng, 33 xã, thôn, trang. Cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, tổng Đan Hải thuộc huyện Nghi Xuân có 4 xã, trang gồm: Đan Hải, Đan Phổ, Đan Trường, Hội thống. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 [1945-1946], theo chủ trương của Nhà nước, huyện Nghi Xuân có đã tiến hành hợp nhất xã lần thứ nhất. Tổng Đan Hải được thành các xã: Phổ Hải, Đan Trường, Hội Thống. Xã Đan Trường lúc đó có 3 thôn: Hải Lê, Hậu Bà, Khoái Lạc và 7 giáp: Giáp Lê, Giáp Thanh, Giáp Tiền,Giáp Hậu, Giáp Đông, Giáp Đoài, Giáp Thao. Đan Trường lúc đầu có tên là Đan Nhai, từ sau nhà Lê Trung Hưng mới đổi tên Đan Trường, lúc bấy giờ xã Đan Trường có 16 làng. Năm 1949-1952, huyện Nghi Xuân tiến hành hợp nhất lần thứ hai, tổng Đan Hải có 3 xã: Phổ Hải, Đan Trường, Hội Thống. Năm 1953-1954, thực hiện chủ trương sắp xếp lại địa giới hành chính cho phù hợp với tình hình mới, tổng Đan Hỉa bao gồ các xã Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Hội, xã Đan Trường được chia thành 2 xã đó là: xã Xuân Đan và xã Xuân Trường. Sau khi chia tách xã Xuân Đan chia thành 6 thôn: Song Giang, Lĩnh Thành, Bình Phúc, Lương ninh, Đan Kiều, Thắng Lợi. Xã Xuân Trường có 16 xóm.

Đến những năm 1960-1961 đã tiến hành nhập một số xóm lại với nhau như: Trường Thủy và Trường Thinh nhập lại thành xóm Thủy Thịnh; Trường Long và Trường Vĩnh nhập thành xóm Vĩnh Long; Trường Thanh, Trường Hải, Trường Văn thành xóm Thanh Văn Hải; Trường Tỉnh, Trường Phú, Trường Hoa nhập thành xóm Tĩnh Hoa Phú; Trường Quý, Trường Du, Trường Châu nhập thành xóm Quý Du Châu; Trường Lộc, Trường Hạnh, Trường Phúc nhập lại thành xóm Lộc Hạnh Phúc. Lúc này các xóm được gọi là đội sản xuất theo tên gọi của các Hợp tác xã.

Đến năm 1993 thực hiện Nghị định 63 của Chính phủ về việc xóa bỏ HTX cũ, mọi hoạt động quản lý điều hành chuyển sang UBND xã, các đội sản xuất bị xóa bỏ, đơn vị hành chính đội trở về tên gọi xóm. Lúc đó tên gọi là xã Xuân Trường [xã cũ] với 12 xóm, Xuân Đan [xã cũ] với 6 xóm. Đến năm 2011, thực hiện chủ trương sát nhập thôn nhằm tinh gọn bộ máy, giảm chi phí ngân sách, xã Xuân Trường tiến hành sáp nhập xóm Trường Lộc và Trường Hạnh thành xóm Lộc Hạnh; xóm Trường Phúc và Hội Phúc thành xóm Hợp Phúc; xã Xuân Đan sáp nhập xóm Đan Kiều và Thắng Lợi thành xóm Kiều Thắng Lợi. Từ đó đến nay tên gọi và địa lý hành chính của xã Xuân Trường ổn định với tổng số 10 xóm: Trường Thanh, Trường Hải, Trường Thủy, Trường Vịnh, Trường Quý, Trường Châu, Trường Tỉnh, Trường Hoa, Lộc Hạnh, Hợp Phúc; Xuân Đan với 5 xóm: Song Giang, Lĩnh Thành, Bình Phúc, Lương ninh, Kiều Thắng Lợi.

Năm 2020, thực hiện Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh, thành lập xã Đan Trường trên cơ sở nhập toàn bộ 6,48 km2 diện tích tự nhiên, 2.639 người của xã Xuân Đan và toàn bộ 7,20 km2 diện tích tự nhiên, 4.662 người của xã Xuân Trường. Sau khi thành lập, xã Đan Trường có 13,68 km­­­2­­­­­­­­­ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.301 người.

Chủ Đề