Xã hội loài người xuất hiện khi nào

Từ khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, lịch sử xã hội loài người phát triển theo các hình thái kinh tế - xã hội: chế độ nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản.

Tuy có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng bản chất cốt lõi của các hình thái kinh tế - xã hội này giống nhau: đó là chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất, là xã hội của các ông chủ: chủ nô, lãnh chúa, các nhà tư sản. Mặt trái tiêu cực của chế độ tư hữu cũng hết sức nghiêm trọng, nổi bật hơn cả là chế độ người bóc lột người dã man, là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc.

Chế độ tư hữu xuất hiện và hệ quả cùng thời với nó là một xã hội phân chia giai cấp ra đời, với giai cấp thống trị của tầng lớp giàu có và giai cấp bị thống trị bao gồm tất cả những người lao động. Từ đó, lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt, triền miên.

Hơn 5.000 năm, con người phải sống dưới ách thống trị của chế độ tư hữu. Mãi tới nửa cuối thế kỷ 19, tư duy loài người tỏa sáng bởi hai nhà bác học khoa học xã hội thiên tài người Đức là Các Mác [1818 – 1883] và Ph. Ăng Ghen [1820 – 1895], khi hai ông công bố “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vào ngày 21-2-1848. Trong đó, hai ông đã khảo sát, phân tích một cách khoa học bản chất xã hội các hình thái kinh tế - xã hội của chế độ tư hữu, đặc biệt là chế độ tư bản chủ nghĩa, để từ đó rút ra nguyên lý: Lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp. Đồng thời, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” cũng chỉ rõ cuộc đấu tranh giai cấp giải quyết mâu thuẫn trong xã hội tư bản nhất định sẽ đưa chế độ tư bản đến chỗ diệt vong và một hình thái kinh tế - xã hội mới sẽ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, người lao động sẽ là chủ nhân của xã hội, tự quyết định vận mệnh của mình và ở đó, con người sẽ có điều kiện để phát triển toàn diện, hài hòa.

TP. Buôn Ma Thuột hôm nay. Ảnh: H.Gia

Tiếp thu một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác, V.I. Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga căn cứ vào thực tiễn đời sống xã hội, đã lãnh đạo, tổ chức thành công cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại [7-11-1917] và những tiên đoán của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã trở thành hiện thực trên một phần sáu địa cầu, mở ra một thời đại mới cho toàn nhân loại, như V.I. Lênin từng khẳng định.

Việt Nam có mối quan hệ thắm thiết từ rất sớm với Cách mạng Tháng Mười Nga, với đất nước Xô viết. Vào năm 1920, khi ở Pháp, Hồ Chí Minh đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin, Người đã khóc và nói to: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

Suốt 90 năm qua [1930 – 2020], Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn con đường cách mạng theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã dẫn dắt dân tộc ta, một dân tộc nghèo đói và lạc hậu đã anh dũng, ngoan cường đấu tranh để có tiền đồ đất nước hôm nay. Việt Nam hôm nay tự hào có một nền chính trị xã hội ổn định, kinh tế phát triển, quốc phòng vững mạnh, vị thế chính trị trên thế giới ngày một nâng cao. Chính con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các lực lượng thù địch và phản động từ rất lâu đã luôn âm mưu và tìm mọi cách chống phá chủ nghĩa xã hội, nhất là sau khi Liên Xô [cũ] và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ năm 1991. Điều đó hoàn toàn không có gì là lạ trong quá trình diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Việc Liên Xô [cũ] sụp đổ là do những sai lầm có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô [cũ], là do sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản động phương Tây, là do sự chuyển hóa và tự diễn biến của những người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô [cũ]. Đó là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa cụ thể, chứ không phải là sự “cáo chung” của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và các giá trị tốt đẹp bất biến của nó vẫn luôn là ước mơ của các dân tộc.

90 năm qua, từ ngày có Đảng, dưới sự dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã ngoan cường đấu tranh theo lý tưởng Chủ nghĩa xã hội, để có tiền đồ giang sơn rạng rỡ như ngày hôm nay. Càng suy ngẫm về lịch sử tiến hóa của xã hội loài người, càng kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Để tìm hiểu về nguồn gốc loài người, trong sách Sinh học 12 có bài học sự phát sinh loài người. Cùng VUIHOC tìm hiểu chi tiết nguồn gốc động vật của loài người, quá trình hình thành loài người và sự tiến hóa văn hóa của người hiện đại nhé!

1. Quá trình sự phát sinh loài người hiện đại

1.1 Bằng chứng về nguồn gốc loài người

  1. Bằng chứng giải phẫu so sánh

- Cấu tạo cơ thể người và động vật có xương sống có sự tương đồng ở phần đầu, cột sống và các chi...

- Cơ thể người cũng tương tự như động vật có vú như đều có lông mao, có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa... Sự sắp xếp các cơ quan nội tạng cũng như cấu tạo của các cơ quan về cơ bản là giống nhau.

  1. Bằng chứng phôi sinh học:

- Phôi thai của con người có các đặc điểm tương đồng với phôi thai của một số loài động vật có xương sống như cá, kì nhông, rùa, chuột, lợn. Đặc biệt có nhiều điểm tương đồng nhất với các loài khỉ và vượn.

+ Phôi thai con người khi 18-20 ngày tuổi có khe mang giống phôi cá, khi đến 1 tháng tuổi thấy não người gồm 5 phần sắp xếp giống như não cá

+ Đến tháng thứ 2, phôi người có đuôi cá

+ Tháng 5-6 có lông rậm => tháng 7 rụng lông.

- Hiện tượng lại tổ: Một số trường hợp con người có đuôi và lông rậm. Điều này chính là hiện tượng lại tổ do sự phát triển không đồng đều của phôi khiến một số cơ quan trở lại tính chất của tổ tiên động vật.

  1. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử:

- Tế bào là đơn vị tổ chức sống cơ bản nhất của cơ thể, cơ thể người và động vật đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào. Các tế bào này đều có các phần là màng sinh chất, tế bào chất và nhân.

- ADN của người và các loài động vật đều gồm 4 loại nucleotit A, T, G, X. Các protein đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin.

- ADN của người và tinh tinh có độ tương đồng lên đến gần 98%

  1. So sánh giữa vượn người và con người

- Giống nhau:

+ Cơ thể người và vượn người gần giống nhau về kích thước như chiều cao từ 1,5m đến 2m, cân nặng trung bình từ 70 - 200 kg. Đều không có đuôi và đi bằng 2 chân.

+ Bộ xương có các điểm tương đồng như đều có 12-13 cặp xương sườn, có 5-6 đốt sống cùng. Bộ răng đều có 32 chiếc.

+ Cả người và vượn người đều có 4 nhóm máu A, B, AB và O, có hemoglobin giống nhau.

+ Bộ gen của người và tinh tinh đồng nhất lên đến 98%.

+ Người và vượn người có đặc tính sinh sản tương tự nhau. Đều có chu kì kinh nguyệt, thời gian mang thai và đặc tính chăm sóc con non như nhau.

+ Vượn người có một số tập tính giống con người như biết biểu lộ tình cảm, cảm xúc vui, buồn, giận dữ... Vượn người biết sử dụng một số công cụ thô sơ như cành cây, đá để kiếm thức ăn.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được các thầy cô lên lộ trình ôn tập ngay từ sớm nhé!

- Khác nhau:

Tiêu chí Con người Vượn người Cột sống Cong hình chữ S Hình cung Lồng ngực Rộng ngang, xương chậu rộng Hẹp ngang, xương chậu hẹp Tứ chi Tay ngắn hơn chân, có ngón cái lớn rất linh hoạt cầm nắm và sử dụng công cụ Tay chân chưa phân hóa, tay dài hơn chân, chân có gót kéo dài, đi bằng hai chân, tay phải tỳ xuống dưới đất Hộp sọ Phần sọ lớn hơn phần mặt Phần sọ nhỏ hơn phần mặt, mặt dài Bộ não Não lớn và có nhiều nếp nhăn, thùy não phát triển rộng, có hệ thống tín hiệu thứ 2 [tiếng nói và chữ viết], có khả năng tư duy trừu tượng. Não nhỏ và ít nếp nhăn, không có hệ thống tín hiệu thứ 2 và không có khả năng tư duy trừu tượng. Xương hàm Xương hàm nhỏ, răng bớt thô, răng nanh kém phát triển, quai hàm bé và xương hàm dưới có lồi cằm. Xương hàm to, bộ răng thô, góc quai hàm thô, xương hàm dưới không có lồi cằm, hàm răng thích nghi chủ yếu với thức ăn thực vật.

\=> Mặc dù người và vượn người có nhiều đặc điểm tương đồng và có chung nguồn gốc nhưng tổ tiên của con người và vượn người lại tiến hóa theo hai hướng hoàn toàn khác nhau nên vượn người hiện nay không phải là tổ tiên của con người.

1.2 Sự phát sinh loài người hiện đại

  1. Vượn người hóa thạch

- Tên khoa học là Driopitecus

- Xuất hiện cách đây 18 triệu năm, sống chủ yếu trên cây và là tổ tiên của người vượn.

  1. Người vượn

- Tên khoa học là Australopitecus, sống cách đây khoảng 8 triệu năm.

- Hộp sọ người vượn khoảng 500 - 700 cm3, đi khom và biết dùng các công cụ có sẵn để tìm kiếm thức ăn.

Combo sổ tay hot nhất của VUIHOC giúp bạn tổng hợp kiến thức các môn học dễ dàng hơn, phục vụ cho quá trình ôn tập thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia tốt nhất.

  1. Người cổ Homo

- Người khéo léo [Homo habilis]: Sống cách đây khoảng 1,8 đến 2 triệu năm, có chiều cao khoảng 1,5m và cân nặng từ 25 - 50 kg, kích thước hộp sọ khoảng 600 - 800 cm3. Người khéo léo đã đi được bằng 2 chân, sống bầy đàn và biết chế tạo các công cụ bằng đá.

- Người đứng thẳng [Homo erectus]: Sống cách đây 1,8 triệu năm và đã tuyệt diệt cách đây 200.000 năm. Người đứng thẳng cao khoảng 1,6m, cân nặng khoảng 60kg. Kích thước hộp sọ từ 900 - 1000 cm3. Người đi thẳng hoàn toàn, biết dùng lửa và chế tạo công cụ từ đá. Các nhà khoa học cho rằng người đứng thẳng đã tiến hóa phân nhánh thành nhiều loài khác, trong đó có người hiện đại.

- Người Nêanđectan [Homo neanderthalensis]: Sống khoảng 150.000 năm trước và bị tuyệt chủng bởi sự cạnh tranh với người hiện đại cách đây khoảng 30.000 năm. Chiều cao khoảng 1,6m, kích thước hộp sọ là 1400 cm3, xương hàm giống người hiện đại, sống thành đàn trong hang đá. Người Nêanđectan có thể sử dụng thành thạo lửa, đàn ông đi săn còn đàn bà hái lượm. Người Nêanđectan có công cụ đá tinh vi như dao sắc và rìu mũi nhọn, đã có đời sông văn hóa.

  1. Người hiện đại

- Các nhà khoa học cho rằng: " Người hiện đại phát sinh ở Châu Phi khoảng 160.000 năm trước rồi phát tán sang các châu lục khác".

- Người hiện đại bắt nguồn từ chi người cổ Homo erectus bởi trong chi Homo đã tìm kiếm được 8 hóa thạch khác nhau và chỉ còn duy nhất người hiện đại còn tồn tại cho đến hiện nay.

2. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa, xã hội

- Sự tiến hóa sinh học đã đem lại cho con người những đặc điểm thích nghi như sau:

+ Bộ não phát triển hơn => tư duy, ngôn ngữ phát triển

+ Bàn tay linh hoạt hơn: Ban đầu, đôi bàn tay chỉ biết sử dụng những công cụ bằng đá thô sơ => sử dụng lửa => biết chế tạo quần áo => chế tạo nơi ở, trú ẩn => hình thành làng mạc, đô thị => tiến hóa văn hóa. Như vậy tiến hóa văn hóa là sản phẩm của tiến hóa sinh học.

+ Tiến hóa văn hóa giúp con người trở thành vị trí thống trị trong tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình

+ Những sự tiến bộ về công nghệ mà con người dần dần ít phụ thuộc vào tự nhiên hơn.

Nắm trọn kiến thức Sinh học 12 ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia ngay!!!

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Trên đây là toàn bộ kiến thức về bài học sự phát sinh loài người thông qua các bằng chứng về nguồn gốc và sự phát triển của loài người về mặt văn hóa và xã hội. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin về bài học và là nguồn tài liệu tham khảo Sinh học 12 trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT cho các em. Để học thêm nhiều kiến thức của các môn học khác, các em hãy truy cập trang web vuihoc.vn nhé!

Chủ Đề