Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 9 Tập 1

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập làm văn trang 9 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 9 Tập làm văn - Miêu tả đồ vật

Đề 1: Tả chiếc cặp sách của em.

Trả lời:

            Đồ vật gần gũi và thân thuộc nhất đối với mỗi người học sinh có lẽ là chiếc cặp sách. Bước chân tung tăng tới trường ai ai cũng đều khoác trên vai chiếc cặp sách xinh xinh. Em cũng giống như vậy. Em rất yêu chiếc cặp sách của em. Đó là món quà mà mẹ tặng cho em nhân dịp năm học mới. Cũng là người bạn thân thiết của em.

            Chiếc cặp của em có hình hộp chữ nhật. Cặp đủ to và rộng để em có thể đem đủ sách vở cho mỗi ngày đến trường. Nó được làm bằng vải bò, chất liệu bền và không dễ bị rách. Có hai quai đeo phía sau để em có thể đeo lên vai mỗi khi tới trường.

            Mẹ thật tinh ý khi lựa cặp màu xanh lam cho em, đó là màu sắc mà em vô cùng yêu thích. Màu xanh là màu của niềm tin và hy vọng. Em bước vào năm học mới với biết bao kì vọng và mong mỏi gặt hái được thật nhiều thắng lợi. Phía trước cặp có thêu hình chú mèo con đáng yêu đang tung tăng trên đường. Em tuổi mèo và em cũng rất thích mèo. Mỗi lần ngắm nhìn chiếc cặp là em lại đưa tay mân mê chú mèo con xinh xinh ấy. Phía đường viền nắp cặp có màu vàng. Trên nền xanh lại có viền vàng nhìn rất nổi bật và bắt mắt. Từng mũi may được máy một cách tỉ mỉ và tinh xảo. Khóa của cặp được làm bằng sắt xi bóng loáng không sợ bị hoen gỉ. Mặt sau của chiếc cặp cũng là màu lam nhưng đậm hơn ở phía trước. Mẹ nói màu đậm như thế này nhìn rất sạch sẽ, dù con có lỡ dây bẩn cũng khó nhìn ra. Dây quai cặp cũng là màu xanh đậm, có lót đệm nên rất êm. Những ngày phải mang nhiều sách vở đến lớp khoác trên vai chiếc cặp em không hề cảm thấy đau một chút nào.

            Mở cặp ra phía bên trong cặp có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ. Mỗi ngăn được ngăn cách bởi một lớp vải dù , mềm và chắc. Ngăn chính em xếp sách vở ngay ngắn, gọn gàng vào. Hai ngăn phụ em để dành xếp giấy tờ và dụng cụ học tập. Bố trí khoa học như vậy nên mỗi lúc em mở cặp để tìm kiếm đồ vật gì đều không phải mất quá nhiều thời gian. Đóng nắp cặp lại em còn được nghe tiếng kêu lách tách, nghe thật sự rất vui tai.

            Chiếc cặp sách là một vật vô cùng hữu ích. Nó giúp em bảo quản sách vở, chứa đựng nguồn tri thức của em. Cặp đồng hành với em mỗi ngày nắng mưa tới trường. Em coi cặp giống như người bạn thân của em. Em sẽ giữ gìn thật cẩn thận để cặp luôn được bền và đẹp.

Đề 2: Tả cái thước kẻ của em.

Trả lời:

            Minh Anh là bạn thân nhất trong lớp của em. Mùa hè vừa rồi bạn phải chuyển nhà theo gia đình vào vùng đất mới. Trước khi đi bạn có tặng em một món quà là một cây thước kẻ. Đó là món quà em vô cùng trân trọng.

            Chiếc thước kẻ được bọc trong một lớp vỏ màu cam tránh cho việc nó bị xây xước. Mỗi khi muốn dùng em chỉ cần nghiêng nhẹ là thước sẽ trượt ra và xuất hiện trước mắt em như trò ảo thuật. Thước dày dặn và chắc chắn. Chiều dài 20 xăng-ti-mét, chiều ngang mỗi cạnh là 2 xăng-ti-mét.

            Thước có màu lam, đó là màu mà em vô cùng yêu thích. Trên thước có dính một mảnh giấy nhỏ xinh với dòng chữ “Name”. Minh Anh đã nắn nót viết trên đó dòng chữ “Tặng Ngọc Thảo”. Đánh dấu rằng đây là chiếc thước của riêng em, độc nhất vô nhị. Mỗi lần nhìn nét chữ ấy em đều bật cười và nhớ đến người bạn của mình. Trên mặt thước được khắc từng vạch kẻ màu đen đậm và rõ ràng giúp em sử dụng thuận tiện hơn rất nhiều.

            Chiếc thước luôn được em giữ gìn một cách cẩn thận. Đó không chỉ là món quà bạn thân tặng cho em mà còn là người bạn thân thiết của em, giúp em vạch từng dòng kẻ ngay ngắn và đồng hành với em mỗi khi học tập.

Đề 3: Tả cây bút chì của em.

Trả lời:

            Đầu năm học mới em cùng mẹ đi nhà sách để chuẩn bị đồ dùng học tập. Tại đây em đã thấy một chiếc bút chì xinh xắn mà em rất ưng ý. Mẹ đã mua tặng em chiếc bút chì ấy như một món quà nhỏ để động viên em trong học tập.

            Chiếc bút chì có hình dáng thon và dài. Độ dài của nó khoảng 15 xăng-ti-mét. Toàn thân được phủ một màu trắng sữa nhìn rất hài hòa và mát mắt. Nhìn bao quát thật giống một chiếc tàu vũ trụ thu nhỏ. Chỉ cần khởi động là có thể bay tới tận những hành tinh xa xôi bên kia.

            Chiếc bút chì được phân ra thành ba bộ phận nhỏ. Đầu bút chì có một chiếc nắp nhỏ xinh xắn nhìn như chiếc mũ. Mở nắp ra bên trong là một cái cục tẩy nhỏ xinh màu trắng nhỏ xinh. Chiếc cục tẩy này giúp ích em rất nhiều khi cần tẩy những thứ không cần thiết. Mẹ dặn cho cần phải rèn tính cẩn thận và sạch sẽ để hạn chế dùng tới cục tẩy. Em luôn ghi nhớ lời mẹ chỉ bảo, không để chiếc tẩy nhỏ xinh này bị mòn đi quá nhanh. Thân bút chì có hình lục giác, góc cạnh. Điều này thật tiện lợi giúp cho bút chì không bị lăn khi em đặt chú ta trên mặt phẳng. Trên thân bút được khắc một dòng nhữ tiếng Anh màu nâu. Ngòi bút chỉ thon nhọn, chì than lộ ra màu đen, nhọn nhọn. Mỗi lần chì hết em lại gọt thật cẩn thận, không gọt quá nhiều để tránh ngòi chì bị gãy. Cũng không gọt quá ít sẽ khiến ngòi bút nét không được thanh.

              Mỗi lần sử dụng bút chì ngòi bút lại vẽ lên những nét màu đen đậm và chắc. Em rất thích dùng chiếc bút chì này vào mỗi giờ Mĩ thuật nó khiến cho mỗi nét vẽ của em thêm uyển chuyển lại vẫn đậm và chắc.

              Em rất yêu chiếc bút chì này. Biết rằng một ngày nào đó bút chì gọt hết sẽ không thể dùng được nữa, nhưng em vẫn luôn giữ gìn một cách cẩn thận. Vì đó là món quà mẹ tặng em, cũng là người bạn thân thiết và gần gũi trong học tập của em.

Đề 4: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.

Trả lời:

   Đầu năm học lớp 4, ba em tự tay đóng cho em một cái bàn học bằng gỗ ép rất đẹp.

   Mẹ em đem cái bàn xinh xắn ấy đặt bên cửa sổ trong phòng em, bên cạnh là một giá sách, tạo cho em một góc học tập hết sức lí tưởng. Cái bàn được ba em tự tay đóng nên rất vừa với em. Cái bàn cao 0,7m, mặt bàn rộng 0,35m, dài 0,6m. Ngăn của chiếc bàn được ba em chia thành hai hộc, một hộc lớn đủ để đựng rộng rãi một chiếc cặp sách, một hộc nhỏ dùng để đựng giấy kiểm tra, bút, thước kẻ. Đặc biệt cả hai ngăn bàn đều có thể kéo ra, đẩy vào, mỗi ngăn có một bộ khóa nho nhỏ, xinh xắn. Bàn được làm bằng một thứ ván ép màu nâu, đường vân nổi rõ trên nền gỗ sáng bóng trông như màu hổ phách rất đẹp.

   Mỗi khi ngồi vào bàn học em luôn cảm thấy vô cùng thoải mải, có lẽ bởi chiều cao vừa vặn của nó so với chỗ ngồi của em nhưng cũng có lẽ bởi tình cảm và sự tin yêu của ba mẹ gửi vào từng góc bàn, từng ngăn bàn. Em cảm thấy cái bàn như một người bạn nhỏ, luôn dang rộng vòng tay và hân hoan chờ đón em, cùng em tiến bộ từng ngày qua từng bài học.

   Em giữ gìn bàn học của mình rất cẩn thận, không rạch lên mặt bàn, thường xuyên lau chùi bàn sạch sẽ. Em yêu quý cái bàn học của mình nhiều lắm.

CHÍNH TẢ [1] Điền vào chỗ trống: /hoặc n Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi. an hoặc ang - Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi Lá bàng đang đỏ ngọn cây. Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. [2] Giải câu đố: Là cái la bàn. Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng I hoặc n Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào. Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang Hoa gì trắng xóa núi đổi Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân? Là hoa ban. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CẤU TẠO CỦA TIẾNG I - Nhận xét Trả lời: Có 14 tiếng. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng ? Bầu Oi thưong lấy bí cùng Tuy rằng khác giống như chung một giàn. Ghi lại cách đánh vần tiếng bầu : bờ - âu - bâu - huyền - bầu. Tiếng bầu do những bộ phận sau tạo thành : tiếng “bầu” do âm đầu, vần và thanh tạo thành. Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng dưới đây Tiêng Âm đầu Vẩn Thanh ơi ơi ngang thương th ương ngang lấy I ây sắc bí b i sắc cùng c ung huyền Tiếng Âm đầu Vẩn Thanh tuy t uy ngang rằng r ăng huyền khác kh ac sắc giống gi ông sắc nhưng nh ưng ngang chung ch ung ngang một m ôt nặng giàn gi an huyền Rút ra nhận xét: Tiếng có đủ các bộ phận như tiếng bầu : thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống nhưng, chung, một, giàn. Tiếng không có đủ các bộ phận như tiếng bầu : ơi - chỉ có vần và thanh, không có âm điệu. II - Luyện tập Ghi kết quả phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây vào bảng : Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Tiếng Âm đẩu vẩn Thanh nhiễu nh iêu ngã điều đ iêu huyền phủ ph u hỏi lấy I ây sắc giá gi a sắc gương g ương ngang Tiếng Âm đẩu Vần Thanh người ng ươi huyền trong tr ong ngang một m ôt nặng nước n ươc săc phải ph ai hỏi thương th ương ngang nhau nh au ngang cùng c ung huyền Giải câu đố sau : Để nguyên, lấp lánh trên trời Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày. Là chữ sao ao TẬP LÀM VĂN THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ? I - Nhận xét 1. Dựa theo câu chuyên Sự tích hồ Ba Bể, trả lời câu hỏi : Câu chuyên có những nhân vật nào ? là cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội. Nêu các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy. M : - Bà cụ đến lễ hội xln ăn nhưng chẳng ai cho. Hai mẹ con nông dân cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà. Đêm khuya, bà cụ hiện hình là một con giao long lớn. Sáng sớm, trước lúc đi, bà cụ cho hai mẹ con một gói tro và hai mảnh trấu. Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân lấy mảnh trấu ra lập tức vỏ trấu hóa thành thuyền. Họ chèo thuyền đi cứu người. Nêu ý nghĩa của câu chuyên Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ đồng loại : khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể. 2. Bài Hồ Ba Bể [sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 11] có phải là bài văn kể chuyện không ? Vì sao? Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể. Vì bài văn không có các nhân vật cũng không có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật, mà chỉ giới thiệu về vị trí, độ cao, chiều dài. II - Luyện tập Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạt. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy viết những sự việc chính của câu chuyện [để chuẩn bị kể miệng trước lớp]. Em gặp người phụ nữ ấy trên đường đi học về. Một tay cô ấy bồng một đứa trẻ chừng một tuổi, một tay cô ấy xách một túi xách nhỏ nhưng xem chừng khá nặng. Em đề nghị giúp đỡ cô ấy. Cô ấy đồng ý và cảm ơn em. Em xách đồ giúp cô ấy. Hai cô cháu vừa đi vừa trò chuyện. Lúc chia tay cô ấy cảm ơn em rất nhiều và khen em là một đứa bé ngoan. a] Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào ? Em - người phụ nữ và con của cô ấy. b] Nêu ý nghĩa của câu chuyện : Trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau - đó chính là một nếp sống đẹp. LUYỆN TẬP TỪ CÂU LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG Ghi kết quả phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ vào bảng : Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Tiếng Âm đầu Vẩn Thanh khôn kh ôn ngang ngoan ng oan ngang đối đ ôi sắc đáp đ ap sắc người ng ươi huyền ngoài ng oai huyền Tiêng Âm đẩu Vần Thanh gà g a huyền cùng c ung huyền một m ôt nặng mẹ m e nặng chớ ch ơ sắc hoài h oai huyền đá đ a sắc nhau nh au ngang Những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên là: ngoài - hoài Ghi lại những cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau. Cho biết cặp tiếng nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp tiếng nào có vần giống nhau không hoàn toàn : Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Những cặp tiếng bắt vần với nhau : loẳt - choắt, thoăn - thoắt xinh - xinh, nghênh - nghênh. Cặp tiếng có vần giống nhau hoàn toàn : choắt - thoắt [vần “oắt”]. Cặp tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn : xinh - nghênh [vần “inh", “ênh”]. 4. 5. Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng : có phẩn giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Giải câu đố : Bớt đầu thì bé nhất nhà Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn Để nguyên, mình lại thon thon Là chữ bút. Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường. TẬP LÀM VĂN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I - Nhận xét Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm thích hợp: ^''''''\^Tên truyện Nhân vật Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Sự tích hồ Ba Bể Nhân vật là người hai mẹ con bà nông dân bà cụ ăn xin những người dự lễ hội Nhân vật là vật, [con vật, đổ vật, cây cối,...] Dế Mèn Nhà Trò Bọn nhện - giao long 2. Nêu nhận xét về tính cách các nhân vật: Dế Mèn [trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu] Mẹ con bà nông dân [trong truyện Sự tích hồ Ba Bể] Nhân vật Dế Mèn được tác giả xây dựng là một chú dế khẳng khái, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Tốt bụng và nhân hậu, không ngại cảnh đói rách, bẩn thỉu, sẵn sàng giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn. II - Luyện tập Đọc truyện Ba anh em [sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 13-14] trả lời các câu hỏi sau : a] Nhân vật trong câu chuyện là những ai ? Chi-ôm-ca và bà Là ba anh em Ni-ki-ta, Go-ra, b] Nối tên nhân vật với tính cách từng nhân vật theo nhận xét của bà: 1] Ni-ki-ta a] biết giúp bà, thưong yêu chim bổ câu 2] Gô-sa b] chỉ nghĩđến ham thích riêng. 3] Chi-ôm-ca c] láu lỉnh Em có đổng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ? Vì sao bà có nhận xét như vậy ? Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. Bởi vì bà đã quan sát kĩ từng hành động, cử chỉ của các cháu rồi mới đưa ra lời nhận xét; Ni-ki-ta ăn xong là chạy tới - đi - chơi, không giúp bà dọn bàn, Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi dọn bàn, Chi-ôm-ca giúp bà dọn dẹp lại còn nhặt những mẩu bánh vụn trên làm cho chim ăn. Cho tình huống sau : Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác. Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác. Em hãy hình dung sự việc diễn ra theo một trong hai hướng sau, viết vắn tắt những sự việc chính : Bạn sẽ dừng lại, đỡ em bé dậy. Nếu em bé đau và khóc bạn nhỏ sẽ dỗ dành em bé. Bạn nhỏ sẽ tiếp tục vui đùa. Chạy nhảy để mặc em bé ngã mà không đỡ em bé dậy.

Video liên quan

Chủ Đề