Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu trang 45

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

260

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập làm văn tả trang 45, 46, 47 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 45, 46 , 47 Tập làm văn - Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối

Câu 1 trang 45 VBT Tiếng Việt lớp 4: Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở bài.

a] Vườn nhà em có một cây hồng nhưng không biết trồng từ năm nào.

b] Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cùng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.

Phương pháp giải:

- Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay vào cây được miêu tả.

- Mở bài gián tiếp: Nói đề tài khác rồi mới dẫn vào giới thiệu cây cần miêu tả.

Trả lời:

a] Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào.

Cách mở bài trực tiếp giới thiệu ngay cây hoa cần tả.

b] Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.

Cách mở bài gián tiếp, nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.

Câu 2 trang 46 VBT Tiếng Việt lớp 4: Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài [theo cách mở bài gián tiếp] cho bài văn tả cây phượng hoặc cây hoa mai, cây dừa.

a] Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

b] Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.

c] Đầu xóm có một cây dừa.

Phương pháp giải:

- Đối tượng: Cây phượng, cây mai hoặc cây dừa.

- Mở bài gián tiếp: Nói đề tài khác rồi mới dẫn và giới thiệu cây cần miêu tả.

Trả lời:

a] Sân trường em rất rộng, lát xi măng bằng phẳng, là một sân chơi lí tưởng cho chúng em. Trong sân còn có những bồn hoa lúc nào cũng xanh tốt, ong bướm đua nhau rập rờn bên những bông hoa rực rỡ sắc màu. Đặc biệt là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường, ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em vui đùa. Bạn nào cũng yêu quý cây phượng.

b] Trước sân nhà em có một khoảng đất nhỏ. Đó cũng chính là một vườn hoa nhỏ do mẹ chăm sóc từng ngày. Mẹ trồng rất nhiều hoa, nào hồng, nào cúc, nào hướng dương. Em cũng góp vào vài cụm mười giờ. Riêng ba em thì luôn chăm chút cây hoa mai. Mỗi độ tết đến trước sân, trong nhà em lại rực rỡ với những khóm mai vàng chen nhau khoe sắc.

c] Đường vào xóm nơi em ở rất khó tìm bởi nó ngoằn ngoèo, bên cạnh đó lại có những vườn rau trái khiến người lạ rất dễ lạc lối. Có lẽ vì thế mà một bác nào đó đã trồng lên một cây dừa ngay đầu xóm. Cây dừa như ngọn hải đăng, dẫn lối, chỉ đường cho khách lạ và như một người bạn thân quen đối với người trong xóm.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU - CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM

1. Hãy viết tên em và địa chỉ gia đình em :

2. Viết tên một số xã [phường, thị trấn] ở huyện [quận, thị xã, thành phố] của em :

3. Tìm trên bản đồ và viết tẻn :

-  Các quận, huyện, thị xã ở tỉnh hoặc thành phố của em :

-  Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em :

TRẢ LỜI:

1. Hãy viết tên em và địa chỉ gia đình em :

Đỗ Ngọc Phương Trinh, số nhà 654/6, đường Lạc Long Quân, phường 9, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Viết tên một số xã [phường, thị trấn] ở huyện [quận, thị xã, thành phố] của em :

- Phường Nguyễn Cư Trinh, phường Đa Kao, phường 3,...

- Thị trấn Phước Bình, thị trấn Lộc Ninh,...

- Xã Như Cố, xã Vinh Phú,...

- Huyện Cần Giờ, huyện Phú Vang,...

3. Tìm trên bản đồ và viết tên :

- Các quận, huyện, thị xã ở tỉnh hoặc thành phố của em :

Huyện Bình Chánh, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Tân Phú, thị xã Bến Tre, thị xã Bạc Liêu,...

- Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em :

Nhà hát Thành phố, Bưu điện Thành phố, Bến Nhà Rồng ...

Giaibaitap.me

Câu 1

Gạch dưới những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây :

Gan dạ, thân thiết, hoà thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tuỵ, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm.

Phương pháp giải:

Dũng cảm là có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn và nguy hiểm.

Lời giải chi tiết:

Các từ đồng nghĩa với dũng cảm là: Gan dạ; anh hùng; anh dũng; can đảm; can trường; gan góc; gan lì, bạo gan, quả cảm.

Câu 2

Điền từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa:

M : hành động dũng cảm

................ tinh thần.................

............... xông lên...................

................ người chiến sĩ............

................ nữ du kích.................

................... em bé liên lạc..........

................. nhận khuyết điểm.........

.................  cứu bạn....................

.................. chống lại cường quyền...........

..................trước kẻ thù.............

................... nói lên sự thật........

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

................. tinh thần dũng cảm

Dũng cảm xông lên............

.......... người chiến sĩ dũng cảm

.......... nữ du kích dũng cảm

.......... em bé liên lạc dũng cảm

Dũng cảm nhận khuyết điểm....

Dũng cảm cứu bạn..............

Dũng cảm chống lại cường quyền

Dũng cảm trước kẻ thù........

Dũng cảm nói lên sự thật.....

Câu 3

3. Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B :

A

B

gan dạ

[chống chọi] kiên cường, không lùi bước

gan góc

gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì

gan lì

không sợ nguy hiểm

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

Gan dạ - không sợ nguy hiểm.

Gan góc - [chống chọi] kiên cường, không lùi bước.

Gan lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.

Câu 4

Điền từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau :

Anh Kim Đồng là một......... rất..........

Tuy không chiến đấu ở............. , nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức.....

Anh đã hi sinh, nhưng.......... sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

[can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận] 

Phương pháp giải:

- Can đảm: có dũng khí để không sợ nguy hiểm, đau khổ.

- Người liên lạc: Người làm nhiệm vụ truyền tin để giữ các mối liên hệ.

- Hiểm nghèo: Rất nguy hiểm, khó lòng thoát khỏi tai hoạ.

- Mặt trận: Nơi diễn ra các cuộc chiến đấu, các trận đánh lớn.

Lời giải chi tiết:

Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

Video liên quan

Chủ Đề