Virus covid tồn tại ngoài không khí bao lâu

Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 có thể trú ngụ ở trong không khí, đồ vật hay áo quần,… thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt xì hay nói chuyện. Chính điều này đã làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh. Vậy, để biết được Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài và cách phòng tránh lây lan, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Covid có thể lây lan như thế nào?

Trước khi trả lời câu hỏi Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài thì chúng ta cùng tìm hiểu về những con đường lây lan của loại virus này.

1.1. Lây từ người sang người

Chúng ta có thể dễ dàng bị lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bị Covid thông qua dịch tiết từ mũi hoặc miệng khi họ nói chuyện, hắc xì hay ho. Đó có thể là nước bọt, giọt bắn hoặc dịch tiết từ mũi họng. Khoảng cách dễ dàng lây nhiễm là dưới 2m.

1.2. Lây qua không khí

Những giọt bắn tiết ra từ người bị nhiễm Covid có thể bay lơ lửng trong không khí và tồn tại trong một thời gian nào đó. Chính vì vậy, đã có rất nhiều trường hợp bị lây nhiễm Covid trong môi trường kín như nhà hàng, quán cà phê hoặc rạp chiếu phim,… Bởi vì, đây là những khu vực thường tập trung đông người, có không gian hẹp và hay sử dụng điều hoà.

Covid rất dễ bị lây nhiễm từ người sang người nếu như tiếp xúc gần và không đeo khẩu trang

1.3. Lây qua các vật dụng và đồ vật xung quanh

Các giọt bắn có chứa virus SARS-CoV-2 còn có thể rơi trên những vật dụng và đồ vật xung quanh chúng ta như mặt bàn, cầu thang, bút viết, tay nắm cửa,… Chúng sẽ bám trụ ở đó trong một khoảng thời gian. Khi chúng ta vô tình chạm tay lên những vật dụng hay đồ vật đó rồi đưa lên mũi hoặc miệng sẽ vô tình tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.

2. Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài?

Những câu hỏi liên quan đến Covid tồn tại bao lâu trong không khí hay những đồ vật xung quanh luôn là điều khiến nhiều người thắc mắc. Sau khi bị bài tiết ra ngoài theo các giọt bắn lúc người bệnh hắt xì, ho hoặc nói chuyện, virus sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Cụ thể là:

  • Trong không khí: Virus tồn tại tối đa là 3 giờ.

  • Trên bề mặt các đồ vật có chất liệu bằng đồng: Virus tồn tại tối đa là 4 giờ.

  • Trên bề mặt bìa giấy cứng: Virus tồn tại tối đa 1 ngày.

  • Trên bề mặt đồ vật có chất liệu bằng thép không gỉ: Virus tồn tại từ 2 cho đến 3 ngày.

Virus SARS-CoV-2 có thể bay lơ lửng trong không khí và tồn tại tối đa 3 tiếng

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gần đây các biến thể của virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn so với chủng gốc. Biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên bề mặt nhựa, túi nilon và sống sót tới 21h trên da người. Chính vì vậy, chúng ta không chỉ bị lây lan Covid khi tiếp xúc gần với người bệnh mà còn có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thông qua các đồ vật trung gian.

3. Những cách để phòng tránh lây lan Covid là gì?

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến Covid tồn tại bao lâu trên đồ vật hay trong không khí, thì chúng ta cần phải nắm được cách phòng tránh lây lan dịch bệnh dưới đây:

3.1. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Tiêm vắc xin Covid đang là biện pháp tốt nhất nhằm hạn chế quá trình lây lan của virus SARS-CoV-2 và các biến chủng của nó. Đặc biệt, vắc xin còn có tác dụng bảo vệ chúng ta tránh khỏi những biến chứng nặng của bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong.

3.2. Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang là việc làm vô cùng cần thiết nhằm tránh làm lây lan virus gây bệnh bất kể khi đã tiêm đầy đủ vắc xin hay chưa. Lưu ý rằng, chúng ta cần phải lựa chọn loại khẩu trang ôm khít mặt, thoải mái và đeo đúng cách.

Đeo khẩu trang là cách hiệu quả giúp chúng ta hạn chế lây nhiễm Covid

3.3. Giữ khoảng cách

Khoảng cách được khuyến cáo để tránh gây lây nhiễm Covid là 2m. Trong trường hợp cần phải chăm sóc người bệnh, chúng ta cần phải trang bị khẩu trang đầy đủ. Đồng thời, đừng quên thực hiện các bước khử khuẩn khác để có thể bảo vệ bản thân mình.

3.4. Tránh tụ tập đông người

Chúng ta đã biết được thời gian Covid tồn tại trong không khí bao lâu. Chính vì vậy, những nơi tụ tập đông người rất dễ làm lây lan loại virus này, đặc biệt là ở trong các không gian kín, sử dụng điều hoà như phòng họp, quán cà phê, phòng karaoke,... Do vậy, cần tránh tập trung quá nhiều người và hãy để cho không khí thông thoáng bằng cách mở cửa lớn hoặc cửa sổ, nếu có thể.

3.5. Rửa tay thường xuyên

Như đã nói ở trên, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ vật trong một khoảng thời gian. Chính vì vậy, chúng ta cần phải rửa tay thật kĩ bằng xà phòng ít nhất là 20 giây, nhất là sau khi ho, hắc xì hoặc đến những nơi công cộng,… Ngoài ra, mỗi người cũng nên chuẩn bị cho mình dung dịch rửa tay khô.

3.6. Theo dõi sức khỏe hàng ngày

Đây là việc làm rất quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh để có thể chữa trị kịp thời và hạn chế tối đa làm lây lan cho người khác. Chúng ta nên cảnh giác khi cơ thể bị mệt mỏi, ho, sốt, bị hụt hơi,… Bên cạnh đó, cần phải thực hiện test nhanh Covid hoặc xét nghiệm PCR nếu xuất hiện các triệu chứng Covid nhằm cách ly kịp thời.

3.7. Vệ sinh và khử trùng

Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ dùng và vật dụng xung quanh chúng ta. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên lau chùi sạch sẽ những bề mặt hay chạm tới như tay nắm cửa, điều khiển tivi, bàn ghế, lan can cầu thang,… Đặc biệt, khi trong nhà có người bị nhiễm Covid, hãy khử trùng nhà cửa ngay bằng cồn hoặc dung dịch vệ sinh diệt khuẩn.

Cần phải vệ sinh và khử khuẩn những bề mặt mà chúng ta thường xuyên chạm tới

3.8. Che miệng khi ho hoặc hắt xì

Chúng ta cần phải tập thói quen che miệng bằng khuỷu tay khi ho hoặc hắt xì. Bởi vì, virus gây bệnh có thể theo đường giọt bắn lây lan sang người khác hoặc trú ngụ trong không khí hay trên bề mặt đồ vật. Trong trường hợp ho hoặc hắt xì khi đang mang khẩu trang, cần thay mới ngay nếu có thể và đừng quên rửa sạch tay.

Hy vọng những thông tin của bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài. Việc bảo vệ bản thân mình cũng như hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong thời điểm hiện tại là điều vô cùng cần thiết. Nếu như cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin gì về y tế, Quý vị hãy gọi ngay qua Hotline của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được giúp đỡ.

Thông tin có liên quan bằng tiếng Anh

Xem các câu hỏi thường gặp liên quan đến nước uống, nước thải và coronavirus [COVID-19] và tìm các tài nguyên chính của EPA.

Trên trang này:

Nước Uống

Hệ Thống Nước Thải và Tự Hoại

Nước Uống

Tôi có cần đun sôi nước uống không?

Đun sôi nước của bạn là điều không cần thiết để phòng ngừa COVID-19.

Nước máy có an toàn để dùng rửa tay không?

EPA khuyến nghị người Mỹ nên tiếp tục sử dụng và uống nước máy như bình thường. Theo CDC, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây giúp ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19. Đọc hướng dẫn rửa tay của CDC.  [Bằng Tiếng Anh]

Uống nước máy có an toàn không?

EPA khuyến nghị người Mỹ nên tiếp tục sử dụng và uống nước máy như bình thường. Tổ Chức Y Tế Thế Giới  [WHO]LỐI RAđã tuyên bố rằng, “sự hiện diện của vi-rút COVID-19 chưa được phát hiện trong các nguồn cung cấp nước uống và dựa trên bằng chứng hiện tại, nguy cơ đối với nguồn cung cấp nước là thấp.”1 Ngoài ra, theo CDC, COVID-19 chủ yếu được cho là lây lan giữa những người có liên hệ chặt chẽ với nhau. Đọc thêm từ CDC về việc truyền COVID-19. Hơn nữa, các quy định về nước uống của EPA yêu cầu xử lý tại các hệ thống nước công cộng để loại bỏ hoặc tiêu diệt mầm bệnh, bao gồm cả vi-rút.

1 Tổ Chức Y Tế Thế Giới. 2020. Tóm Tắt Kỹ Thuật. Quản lý nước, khử trùng, vệ sinh và chất thải đối với vi rút COVID-19. Tháng Ba.
Trang mạng: //www.who.int/publications-detail/water-sanitation-hygiene-and-waste-management-for-covid-19. Số tham chiếu: WHO/2019-NcOV/IPC_WASH/2020.1

Tôi có cần mua nước đóng chai hoặc lưu trữ nước uống không?

EPA khuyến nghị công dân tiếp tục sử dụng và uống nước máy như bình thường. Tại thời điểm này, không có dấu hiệu nào cho thấy COVID-19 có trong nguồn cung cấp nước uống hoặc sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp nước đáng tin cậy.

Vai trò của EPA trong việc đảm bảo cho nước uống vẫn được an toàn là gì?

EPA đã thiết lập các quy định với các yêu cầu xử lý đối với các hệ thống nước công cộng ngăn chặn mầm bệnh trong nước như vi rút làm nhiễm bẩn nước uống. Những yêu cầu xử lý này bao gồm lọc và khử trùng như chất clo loại bỏ hoặc tiêu diệt mầm bệnh trước khi chúng đến vòi. Ngoài ra, Tổ Chức Y Tế Thế Giới [WHO] LỐI RA lưu ý rằng, “các phương pháp xử lý nước tập trung, thông thường, sử dụng phương pháp lọc và khử trùng sẽ làm bất hoạt vi rút COVID-19.”

EPA đang phối hợp với các đối tác liên bang của chúng tôi, bao gồm cả Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch bệnh [CDC], và sẽ tiếp tục cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật và hỗ trợ cho các tiểu bang, khi thích hợp.

Tôi nên làm gì nếu tôi lo lắng về nước uống của mình?

Tổ Chức Y Tế Thế Giới [WHO] LỐI RA đã tuyên bố rằng, “sự hiện diện của các loại vi rút COVID-19 chưa được phát hiện trong các nguồn cung cấp nước uống và dựa trên bằng chứng hiện tại, nguy cơ đối với các nguồn cung cấp nước là thấp.”

Các chủ nhà nhận được nước từ một cơ sở tiện ích nước công cộng có thể liên hệ với nhà cung cấp của họ để tìm hiểu thêm về cách xử lý hiện đang được sử dụng. Phương pháp xử lý có thể bao gồm lọc và khử trùng như chất clo loại bỏ hoặc tiêu diệt mầm bệnh trước khi chúng đến vòi. 

Các chủ nhà có giếng riêng lo ngại về mầm bệnh như vi rút trong nước uống có thể xem xét các phương pháp loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các mầm bệnh khác, bao gồm các thiết bị xử lý tại nhà đã được chứng nhận.

Hệ Thống Nước Thải và Tự Hoại

Tôi có thể bị nhiễm COVID-19 từ nước thải hoặc nước cống không?

Tổ Chức Y Tế Thế Giới [WHO] LỐI RA cho đến nay, “không có bằng chứng nào cho thấy virus COVID-19 đã được truyền qua hệ thống cống, có hoặc không có xử lý nước thải.”

Liệu hệ thống tự hoại của tôi có xử lý được COVID-19 không?

Mặc dù việc xử lý nước thải phi tập trung [thí dụ, bể tự hoại] không khử trùng, EPA mong muốn có một bể tự hoại được quản lý đúng cách để xử lý COVID-19 giống như cách quản lý an toàn các loại vi rút khác thường có trong nước thải. Ngoài ra, khi được lắp đặt đúng cách, một hệ thống tự hoại được đặt ở khoảng cách và vị trí được thiết kế để tránh ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước. 

Các nhà máy xử lý nước thải có xử lý được COVID-19 không?

Có, các nhà máy xử lý nước thải xử lý vi-rút và các mầm bệnh khác. Coronavirus, gây ra COVID-19, là một loại vi rút đặc biệt dễ bị khử trùng. Các quy trình xử lý và khử trùng tiêu chuẩn tại các nhà máy xử lý nước thải dự kiến ​​sẽ có hiệu quả.

Công nhân nước thải có nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để bảo vệ cho bản thân khỏi vi rút COVID-19 không?

Hoạt động của nhà máy xử lý nước thải phải đảm bảo công nhân tuân theo các thực hành thông thường để ngăn ngừa tiếp xúc với nước thải. Chúng bao gồm sử dụng kiểm soát kỹ thuật và hành chính, thực hành công việc an toàn và thiết bị bảo vệ cá nhân thường được yêu cầu cho các nhiệm vụ công việc khi xử lý nước thải chưa được xử lý. Không có biện pháp bảo vệ cụ thể COVID-19 nào được khuyến nghị cho nhân viên tham gia vào các hoạt động quản lý nước thải, kể cả những người tại các cơ sở xử lý nước thải.

Có thể xả giấy lau khử trùng vào bồn cầu không?

EPA kêu gọi người Mỹ chỉ xả giấy vệ sinh. Giấy lau khử trùng và các vật dụng khác nên được bỏ đúng cách vào thùng rác, không phải trong bồn cầu vệ sinh. Những giấy lau và các vật dụng khác không phân hủy được trong hệ thống cống hoặc tự hoại và có thể làm hỏng hệ thống ống nước bên trong nhà của bạn cũng như hệ thống thu gom nước thải địa phương. Do đó, việc xả những giấy lau này có thể làm tắc nghẽn bồn cầu vệ sinh của bạn và/hoặc tạo ra việc trào ngược lại nước cống vào nhà hoặc khu phố của bạn. Ngoài ra, những giấy lau này có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho các đường ống, máy bơm và các thiết bị xử lý nước thải khác. Việc trào ngược nước cống có thể là mối đe dọa đối với sức khỏe công cộng và đưa ra sự thách thức đối với các cơ sở cấp nước của chúng ta bằng cách chuyển các nguồn lực ra khỏi công việc thiết yếu hiện đang được thực hiện để xử lý và quản lý nước thải của quốc gia chúng ta. Giấy khử trùng, giấy lau trẻ em và khăn giấy KHÔNG BAO GIỜ được xả vào bồn cầu. 

Video liên quan

Chủ Đề