Chống phơi nhiễm hiv là gì

PEP là gì?

PEP có nghĩa là dùng thuốc kháng vi-rút [ARV] sau khi có khả năng phơi nhiễm với HIV để tránh bị nhiễm HIV.

PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV, nhưng bạn bắt đầu PEP càng sớm thì càng tốt. Mỗi giờ đều có giá trị. Nếu bạn sử dụng PEP theo quy định, bạn sẽ cần tuân thủ điều trị trong 28 ngày.

PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp và phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV. Nếu bạn nghĩ rằng gần đây bạn đã bị phơi nhiễm HIV gần đây, hãy gặp bác sĩ tư vấn về PEP ngay lập tức.

PEP có hiệu quả dự phòng sau phơi nhiễm HIV nếu dùng trong vòng 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm và được sự chỉ định của bác sĩ.

PEP dành cho ai?

Nếu bạn là người âm tính với HIV hoặc không được biết tình trạng HIV của mình, và trong 72 giờ qua, bạn có ít nhất 1 trong các nguy cơ sau:

  1. phơi nhiễm HIV khi quan hệ tình dục [ví dụ: bao cao su bị rách]
  2. dùng chung kim tiêm
  3. bị tấn công tình dục

Hãy đến gặp bác sĩ tư vấn về PEP ngay lập tức!

PEP có hiệu quả, nhưng không phải 100%, vì vậy bạn nên tiếp tục sử dụng bao cao su với bạn tình và có các biện pháp an toàn trong khi dùng PEP. Những điều này có thể bảo vệ bạn khỏi bị phơi nhiễm HIV một lần nữa và giảm cơ hội lây truyền HIV cho người khác nếu bạn bị nhiễm bệnh trong khi bạn vẫn đang dùng PEP.

Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu khi bạn có nguy cơ phơi nhiễm với HIV.

Khi nào nên điều trị PEP?

PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi có nguy cơ. Bạn bắt đầu PEP càng sớm thì càng tốt; mỗi giờ đều có giá trị.

Bắt đầu PEP càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm HIV là điều quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng PEP có ít hoặc không có tác dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm HIV nếu nó được bắt đầu muộn hơn 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV.

PEP được điều trị hiệu quả khi tuân thủ tốt trong 28 ngày.

PEP có tác dụng phụ không?

Mặc dù an toàn nhưng PEP có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, v.v. ở một số người. Những tác dụng phụ này có thể tự khỏi và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc PEP mới ít tác dụng phụ và hiệu quả hơn.

PEP có ít tác dụng phụ và thường tự khỏi sau vài ngày.

Nên điều trị PEP ở đâu?

Phòng khám Glink là một trong những nơi điều trị PEP chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Các phòng khám có chuyên môn về HIV sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn về việc nên điều trị PEP như thế nào, cách giảm tác dụng phụ, sử dụng các loại thuốc tốt hơn, và quan trọng nhất là theo dõi các tiến triển sau khi kết thúc điều trị PEP.

Hãy điều trị PEP tại những cơ sở uy tín, và có chuyên môn về HIV.

Có nên thường xuyên điều trị PEP?

PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp.

Ví dụ, PEP không phải là lựa chọn phù hợp cho những người có nguy cơ phơi nhiễm HIV thường xuyên – như thường xuyên quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su với bạn tình dương tính với HIV. Nếu bạn có nguy cơ nhiễm HIV liên tục, hãy nói chuyện với bác sĩ về PrEP.

Liên hệ Glink ngay:

Facebook:

Glink Việt Nam Commerce

  • Hà Nội:  Số 18 ngõ 9, phố Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng – 093 123 65 34
  • TP.HCM – quận 10: 224/38 Lý Thường Kiệt, phường 14, Q.10 – 0932 108 534
  • TP.HCM – quận Thủ Đức: 17 đường số 12, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức – 0932 108 534
  • TP.HCM – quận 12: 481/10 Nguyễn Văn Quá, Đông Hưng Thuận, Quận 12 – 0909 424 534
  • Cần Thơ: 22/10 Trần Quang Khải, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều – 078 778 7455
  • Nghệ An: Số 5A ngõ 112 Lệ Ninh, Khối 8 – Phường Quán Bàu, TP. Vinh – 091 314 02 34
  • Đồng Nai: C61 khu liên kế – Khu dân cư Bửu Long, Bửu Long, Tp. Biên Hòa – 0909 694 534

Trang chủ »

Tin Tức

»

Sức khỏe

»

Phơi nhiễm HIV là gì? Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Phơi nhiễm HIV là gì? Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

 

Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [ HIV/AIDS], thuật ngữ HIV và AIDS được hiểu như sau:


HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.
Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.
Hiện nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS được hiểu sâu sắc hơn như sau:
HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.

1. Phơi nhiễm HIV là gì?

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là một thuật ngữ được dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu và mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HIV.
Các trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV:

  • Khi làm các thủ thuật y tế như tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm bị kim đâm vào.
  • Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc hay đâm vào gây ra chảy máu.
  • Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hay chất dịch của bệnh nhân bị vỡ đâm vào.
  • Máu hoặc dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc: Mắt, mũi, họng.
  • Nhận máu truyền từ người bị nhiễm HIV.
  • Sử dụng chung các vật dụng có thể gây vết thương, dính máu như: bàn chải đánh răng, kiềm bấm móng tay
  • Bị người khác dùng bơm kim tiêm đã qua sử dụng có máu và có chứa virus HIV đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ như công an, bác sĩ,… cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm,…
  • Khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su phòng ngừa.
  • Mẹ bị HIV mang thai, sinh con qua ngã âm đạo, lúc cho con bú.

 

Trên thực tế, không phải trường hợp nào những người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc sẽ bị nhiễm HIV. Vì thế để chắc chắn, bạn nên đến bệnh viện tiến hành làm xét nghiệm HIV để đánh giá cụ thể.

2. Cần làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Khi không may bạn bị phơi nhiễm với HIV, bạn không nên hoảng loạn mà cần bình tĩnh để xử lý. Nếu là vết thương, bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước bằng xà phòng, không cố nên nặn máu.
Sau đó đến ngay cơ sở y tế, các địa điểm xét nghiệm HIV để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
 Điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV [ARV] trong vòng 72 giờ hiệu quả cao nhất, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm đến 90%.Việc dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng. Nếu được điều trị sớm và đúng cách, nguy cơ nhiễm HIV sẽ giảm rất cao.

3. Xét nghiệm HIV ở đâu nhanh chóng, hiệu quả, bảo mật

Để khám và điều trị phơi nhiễm HIV, bạn có thể đến các cơ sở Y tế đã được cấp phép để làm xét nghiệm.
Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề