Việt Nam nằm trong đới khí nào trên trái đất

Đáp án D.

Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến nên nước ta nằm ở đới khí hậu nhiệt đới.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến nên nằm ở đới khí hậu: nhiệt đới.

Chọn: D.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trắc nghiệm:Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào?

A. Cận nhiệt đới

B. Hàn đới

C. Cận nhiệt

D. Nhiệt đới

Trả lời:

Đáp án đúng:D. Nhiệt đới

Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến nên nằm ở đới khí hậu: nhiệt đới.

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về khí hậu Việt Nam, hãy cũng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

I. Các đới khí hậu trên Trái đất

Các đới khí hậu trên trái đất

- Có 5 vòng đai nhiệt tương ứng với 5 đới khí hậu trên Trái đất [1 đới nóng, 2 đới ôn hòa, 2 đới lạnh]

* Đới nóng

- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

- Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

- Lượng mưa TB: 1000mm - 2000mm.

* Đới ôn hòa

- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

- Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

- Lượng mưa TB: 500 -1000mm

* Hai đới lạnh

- Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.

- Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm, gió đông cực thổi thường xuyên.

- Lượng mưa TB: dưới 500mm

II. Đặc điểm khí hậu Việt Nam

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam.

- Tính chất gió mùa: Khí hậu chia làm hai mùa gió.

- Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.

- Các kiểu môi trường đới nóng

Các kiểu môi trường đới nóng

2. Tính chất đa dạng và thất thường

- Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian:

- Khí hậu phân hóa theo chiều bắc –nam, chia làm 2 miền:

+ Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo.

- Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo chiều đông-tây, theo độ cao và hướng của các dãy núi.

- Khí hậu nước ta còn rất thất thường.

Các miền khí hậu Việt Nam

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu nước ta

- Vị trí địa lý: Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới của nửa cầu Bắc nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, mọi địa phương trong cả nước đều có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh trong năm. Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ tuyến nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc vào Nam.

- Địa hình: nước ta có ¾ diện tích là đồi núi trong đó 85% diên tích địa hình thấp dưới 100m, 14% diện tích núi trung bình,1% diện tích núi cao. Do đó khí hậu chịu sự chi phối của địa hình. Khí hậu phân hóa theo đai cao [khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu núi cao]. Khí hậu phân hóa theo hướng sườn [Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít]

- Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa: Có hai loại gió mùa hoạt động luân phiên là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Sự tranh chấp luân phiên của các khối khí theo mùa tạo nên tính phân mùa của khí hậu.

IV. Giải bài tập Địa lý 8

Giải bài tập 1 trang 113 SGK địa lí 8: Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ỏ’ nhũng mặt nào? Nguyên nhân.

Trả lời:

- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nét độc đáo của khí hậu nước ta: nhiệt độ quanh năm đều cao trên 21°c, lượng mưa lớn [1500 – 2000 mm/năm] và độ ẩm không khí trên 80%.Vì vậy khí hậu nước ta không nóng như nhiều nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.

- Nguyên nhân: Do vị trí địa lí của nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, lại nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Giải bài tập 2 trang 113 SGK địa lí 8:Tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân nào đã làm cho khí hậu nước ta đa dạng.

Trả lời:

- Tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta được biểu hiện ở chỗ hình thành các miền khí hậu khác nhau và sự thay đổi của khí hậu theo độ cao.

- Miền khí hậu phía Bắc: từ vĩ tuyến 180oB trở ra, có một mùa đông lạnh, cuối mùa đông thời tiết ẩm ướt do mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều.

- Miền khí hậu đông Trường Sơn: từ Hoành Sơn đến mũi Dinh khí hậu của mùa mưa vào thu đông.

- Miền khí hậu phía Nam: có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô rất sâu sắc.

- Các vùng núi cao nước ta, khí hậu thay đổi theo độ cao và hướng sườn.

+ Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của địa hình và hoạt động của các khối khí.

- Khí hậu nước ta còn mang tính chất thất thường: năm rét sớm, năm rét muộn, năm lũ lụt, năm hạn hán, …

Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào? là câu hỏi rất hay được đưa vào trong các đề thi học kỳ của môn Địa Lý. Tuy nhiên, rất nhiều người khi được hỏi đến thì không trả lời đúng được. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin để các bạn có thể trả lời được vấn đề này.

Cùng tìm hiểu về câu hỏi: Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào?

Việt Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Vì thế, khí hậu của nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lãnh thổ của Việt Nam nằm trọn ở trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa của phía đông nam phần châu Á lục địa, giáp với biển đông nên mới chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch hay thường thổi ở các vùng có vĩ độ thấp.

Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào?

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm chính là mưa tập trung theo mùa và có gió mùa. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và có gió mùa mùa hạ thổi. Mùa khô từ tháng 11 cho đến tháng 4 của năm sau, có gió mùa đông lạnh khô thổi. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, với kiểu thời tiết có diễn biến thất thường.

Khí hậu của Trái đất không chỉ được phân loại theo các biến số khí tượng mà còn có các yếu tố khác can thiệp vào nữa. Ví dụ như: độ cao, vĩ độ hoặc khoảng cách của một địa điểm so với biển. Dưới đây là các kiểu khí hậu đang tồn tại trên trái đất.

Những vùng khí hậu ấm áp có sự đặc trưng là nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình mỗi năm vào khoảng 20 độ và có sự khác biệt lớn giữa các mùa. Những nơi có kiểu khí hậu này thường là những nơi có thảo nguyên, rừng rậm có độ ẩm cao và lượng mưa dồi dào. Dưới đây là các loại khí hậu ấm áp:

  • Khí hậu xích đạo: Là một vùng khí hậu trải dài ở trên đường xích đạo, có lượng mưa thường dồi dào quanh năm, độ ẩm cao và luôn nóng. Chúng thường được thấy ở các khu vực Amazon, trung tâm châu Phi, Madagascar, Insulin Dia và bán đảo Yucatan.
  • Khí hậu nhiệt đới: Nó có những đặc điểm của khí hậu ấm áp, thường thấy ở vùng từ xích đạo đến 25 vĩ độ Bắc và Nam. Thường có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, lượng mưa chỉ dồi dào vào những tháng mùa hè còn các mùa khác lại ít mưa. Chúng ta có thể được tìm thấy loại khí hậu này ở các vùng như: Caribê, Colombia, Venezuela, Peru, Ecuador, một số khu vực Nam Mỹ, một phần của Australia, Đông Nam Á, Polynesia và Bolivia.
  • Khí hậu cận nhiệt đới khô hạn: Kiểu khí hậu này còn có một phạm vi nhiệt độ rộng và có lượng mưa thay đổi trong năm. Thường được nhìn thấy ở các khu vực tây nam Bắc Mỹ, tây nam của châu Phi, một phần của Nam Mỹ, trung tâm Úc và vùng Trung Đông.
  • Sa mạc và bán sa mạc: Khí hậu này có một đặc điểm là có nhiệt độ cao quanh năm với biên độ nhiệt rất rõ ràng giữa ngày và đêm. Hầu như không có bất kỳ một dấu hiệu của độ ẩm nào, thảm thực vật, động vật khan hiếm và lượng mưa cũng rất khan hiếm. Chúng thường được thấy ở các khu vực như: Trung Á, Mông Cổ, Tây Trung Bắc Mỹ và Trung Phi.

Loại khí hậu này có đặc điểm là nhiệt độ trung bình rơi vào khoảng 15 độ, các mùa trong năm được phân biệt rất rõ ràng. Thường được thấy ở các địa điểm phân bố giữa các vĩ độ trung bình từ 30 đến 70 độ so với những điểm tương đồng.

Thảm thực vật ở khu vực ôn đới phát triển rất tốt

Khí hậu ôn đới được phân loại thành các kiểu như sau:

  • Khí hậu Địa Trung Hải: Đặc điểm chính của loại khí hậu này là mùa hè khá khô và nhiều nắng còn mùa đông lại có mưa. Loại khí hậu này thường được tìm thấy ở Địa Trung Hải, nam Nam Phi, California và tây nam Australia.
  • Khí hậu đại dương: Là một trong những loại khí hậu được tìm thấy ở tất cả các khu vực ven biển. Loại khí hậu này luôn có nhiều mây và có mưa, không có mùa đông và mùa hè. Nó thường được thấy ở các vùng  bờ biển Thái Bình Dương, New Zealand, một số vùng của Chile và Argentina.
  • Thời tiết lục địa: Đây là loại khí hậu ở sâu trong các lục địa. Do đó, chúng luôn nóng lên và hạ nhiệt sớm hơn vì không có sự điều chỉnh nhiệt của biển. Kiểu khí hậu này thường được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực như: trung tâm Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Alaska và Canada.

Ở vùng khí hậu này, nhiệt độ thường sẽ không vượt quá 10 độ C và có lượng mưa dồi dào dưới dạng băng tuyết. Dưới đây là các loại của khí hậu lạnh:

  • Khí hậu vùng cực: Đó là khí hậu thường hay thấy ở các cực của bán cầu. Nó có đặc điểm là nhiệt độ rất thấp quanh năm và không có một thảm thực vật nào vì mặt đất bị đóng băng vĩnh viễn.
  • Khí hậu núi cao: Được tìm thấy ở tất cả các khu vực trên núi cao và có đặc trưng bởi lượng mưa lớn và nhiệt độ thường sẽ giảm theo độ cao.

Tuy lãnh thổ của nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nhưng vẫn có sự phân bố thành 3 vùng khí hậu khác nhau. Miền Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới ẩm; miền Trung và Nam Trung Bộ thuộc khí hậu cận nhiệt đới gió mùa; miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới xavan. Dưới đây là những miền khí hậu được phân bố trên lãnh thổ của Việt Nam.

Miền khí hậu này bao gồm phần lãnh thổ nằm ở phía Bắc của dãy núi Hoàng Liên Sơn, có kiểu khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Đặc điểm nổi bật của kiểu khí hậu này là sự mất ổn định trong thời gian bắt đầu và kết thúc của các mùa và về nhiệt độ.

Vùng Đông Bắc bao gồm đồng bằng Bắc Bộ và vùng đồi tả ngạn sông Hồng thường hay chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa ẩm. Đồng thời còn là vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của những cơn bão nhiệt đới vào mùa hè và ít phải chịu ảnh hưởng của gió Lào.

Vùng Tây Bắc Bộ bao gồm vùng núi từ hữu ngạn sông Hồng cho đến dãy Hoành Sơn. Do được dãy núi Hoàng Liên Sơn chắn gió nên khí hậu của Tây Bắc luôn ấm hơn so với các vùng Đông Bắc. Tại miền núi thì hướng phơi của sườn đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ nhiệt và ẩm. Sườn đông đón gió và tiếp nhận một lượng mưa lớn trong khi sườn tây lại tạo điều kiện để đón gió “phơn” được hình thành khi có khối khí thổi xuống dưới thung lung.

Miền này bao gồm các vùng ở phía Đông của dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam của dãy Hoàng Sơn cho tới Mũi Dinh. Miền này mang đậm tính chất của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm nổi bật của miền khí hậu này chính là có sự phân chia mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với 2 miền khí hậu còn lại. Mùa hè, khi cả nước có lượng mưa lớn nhất thì thì miền khí hậu này lại ở thời kỳ khô hanh nhất.

Vùng thuộc miền khí hậu Trường Sơn

Vùng bắc Đèo Hải Vân có mùa đông ít mưa hơn so với miền khí hậu phía Bắc và mùa hè phải chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào. Mùa đông vùng này vẫn chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh do gió mùa đông bắc mang đến và kèm theo có mưa nhiều.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bắt đầu từ Đà Nẵng cho tới Bình Thuận có nền nhiệt cao hơn và thi thoảng cũng chịu ảnh hưởng của các đợt lạnh mùa đông nhưng không kéo dài. Sự ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không lớn lắm nhưng đủ để có mùa khô khắc nghiệt hơn.

Gồm vùng lãnh thổ thuộc khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xa van với 2 mùa rõ ràng là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ của miền này cao quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ hơn so với khu vực ở Bắc Bạch Mã. Vùng này có mùa khô kéo dài và khắc nghiệt, khí hậu ít có sự biến động.

Vùng biển Đông mang đặc tính của kiểu khí hậu nhiệt đới mùa Hải Dương tương đối đồng nhất. Nơi đây thường hay có lốc xoáy đi từ khu vực biển Thái Bình Dương vào, tạo thành những cơn bão lớn.

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về câu hỏi: “Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn khi nghiên cứu về địa lý của nước ta.

||Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Giamayruaxe.net

Video liên quan

Chủ Đề