Viết báo cáo thực tập như thế nào năm 2024

Thực tập là một hoạt động nghiên cứu và học tập cho phép sinh viên trải nghiệm và học hỏi về công việc thực tế trong môi trường công ty. Đây được xem là cơ hội tốt để các bạn sinh viên học hỏi và tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Và khi kết thúc đợt thực tập của mình thì sinh viên sẽ tiến hành viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một văn bản ghi chép lại quá trình thực tập của sinh viên tại một cơ quan, doanh nghiệp; được yêu cầu làm trong các chương trình đào tạo nghề nghiệp, bao gồm cả bậc đại học, cao đẳng và trung cấp.

Bài báo cáo này có thể được viết dưới dạng bài luận, báo cáo nghiên cứu hoặc dự án thực tế tùy thuộc vào đề tài của sinh viên lựa chọn hoặc được giảng viên hướng dẫn giao cho.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong quá trình thực tập của sinh viên. Do đó, cần phải dành thời gian và công sức để viết một báo cáo thực tập tốt, chuẩn chu về hình thức lẫn nội dung nhằm thể hiện cho giảng viên hướng dẫn thấy được sự nỗ lực và cố gắng của bản thân.

Viết báo cáo thực tập như thế nào năm 2024

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Cấu trúc chuẩn của báo cáo thực tập tốt nghiệp như thế nào?

Báo cáo thực tập tốt nghiệp là công cụ để nhà trường đánh giá hiệu quả quá trình thực tập của sinh viên và cũng như là một quyển nhật ký giúp sinh viên ghi nhớ những điều quan trọng, những kiến thức quý giá trong thời gian đó.

Vì vậy, trình bày báo cáo thực tập một cách khoa học, rõ ràng, mạch lạc theo đúng quy chuẩn là hết sức cần thiết. Dưới đây là cấu trúc chuẩn của báo cáo thực tập tốt nghiệp:

1. Về hình thức trình bày

Tùy vào yêu cầu của mỗi trường đại học mà sinh viên sẽ tuân thủ theo các hình thức trình bày khác khau. Tuy nhiên đa phần các hình thức trình bày của một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ được thực hiện như sau:

- Khổ giấy: A4 (in một mặt)

- Kiểu chữ và cỡ chữ: Times New Roman 13pt (Unicode)

- Mật độ chữ: bình thường, không được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ

- Cách dòng: 1.5cm (trừ trường hợp sử dụng các ký hiệu toán học)

- Cách đoạn: Auto

- Canh biên: Left: 3 cm; Right: 2.5 cm; Top: 2.5 cm; Bottom: 2.5 cm.

- Header: 1.5 cm (để trống)

- Footer: 1.5 cm (đánh số trang ở giữa, in đậm, Times New Roman 13pt (Unicode) ) – Số trang được đánh bắt đầu từ nội dung của Chương 1.

- Hình thức trình bày nội dung: Viết theo chương, các chuyên mục, tiểu mục

Lưu ý rằng, Các chương và các tiểu mục chỉ được phép dao động từ hai 2 đến 4 cấp. Chỉ có tên của các chương được phép viết in hoa. Phải có ít nhất hai tiểu mục trong cùng một cấp.

Ngoài ra sẽ còn có thêm phần Danh mục các từ viết tắt, hình, bảng, biểu, công thức, trong đó:

- Danh mục các từ viết tắt, hình, bảng, biểu phải đồng nhất với Mục lục về cách trình bày.

- Tiêu đề của các hình, bảng, biểu nên ngắn gọn.

- Trang danh mục từ viết tắt, hình, bảng, biểu đồ được đánh số La Mã V (năm), VI (sáu), VII (bảy).

2. Về phần nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp thông thường bao gồm 2 phần chính như sau:

Phần 1: Giới thiệu về cơ sở thực tập (ngân hàng / tổ chức / doanh nghiệp)

Phần 2: Mô tả, phân tích, đánh giá và kiến nghị về quy trình / nghiệp vụ / vấn đề cụ thể tại cơ sở thực tập (ngân hàng / tổ chức / doanh nghiệp)

Về phần nội dung thì sẽ bao gồm các phần cơ bản như sau:

  1. Tổng quan về đơn vị thực tập

Phần tổng quan về cơ quan bạn đang thực tập cần được trình bày một cách khái quát nhất về những thông tin cơ bản của doanh nghiệp, đơn vị mà bạn thực tập.

Những thông tin cơ bản cần thể hiện ở phần này như:

- Tên, địa chỉ đầy đủ của đơn vị bạn thực tập

- Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển

- Cơ cấu tổ chức mô tả bằng sơ đồ tổ chức

- Nhiệm vụ, chức năng và phạm vi ngành nghề hoạt động

- Quy mô kinh doanh, năng lực sản xuất, dịch vụ…

  1. Cơ sở lý thuyết

Ở phần này, sinh viên nên tóm tắt những lý thuyết đã được học tại trường để giải quyết các vấn đề được nêu trong báo cáo. Tùy vào chuyên ngành mà sinh viên đang theo học thì nội dung lý thuyết sẽ khác nhau.

Chính vì vậy, sinh viên nên trình bày một cách khoa học và chỉ nên liệt kê những lý thuyết có liên quan đến báo cáo thực tập.

  1. Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu là chương quan trọng nhất đóng vai trò quyết định đến điểm số bài báo cáo của bạn. Những nội dung cần có trong chương này bao gồm:

- Mô tả công việc được phân công phụ trách từ phía doanh nghiệp

- Phương thức, cách thức bạn làm việc tại doanh nghiệp

- Quá trình thực hiện báo cáo thực tập: Từ giai đoạn lên kế hoạch đến phê duyệt của giảng viên

- Kết quả đạt được

- Kết quả khảo sát từ thực tế

- Phân tích dữ liệu và xử lý số liệu thực tế

Những nội dung trên cần được phân tích một cách chi tiết dựa trên những đầu việc cụ thể mà bạn thực hiện trong suốt quá trình thực tập. Ở phần này, sinh viên cần phải phân tích càng sâu, càng logic điểm của báo cáo càng cao.

  1. Kết quả nghiên cứu

Phần này là cơ sở để giảng viên phụ trách đánh giá toàn cảnh quãng thời gian thực tập của sinh. Do đó, sinh viên cần trình bày những nội dung sau:

- Những điểm phù hợp và có thể áp dụng giữa chương trình đào tạo tại giảng đường với hoạt động thực tập thực tế tại doanh nghiệp.

- Những điểm chưa hợp lý giữa chương trình đào tạo với hoạt động thực tế tại đơn vị mà sinh viên thực tập

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào?

Các mẫu báo cáo thực tập được thiết kế sẵn sẽ giúp sinh viên tiết kiệm thời gian khi làm báo cáo. Dưới đây mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp mà sinh viên có thể tham khảo:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp bao nhiêu trang?

- Báo cáo đề tài thực tập được đánh máy, in ra giấy và có độ dài từ 10 trang đến 15 trang A4 (210x297 mm). - Sinh viên chỉ đánh số trang bản Báo cáo đề tài thực tập, không đánh số trang trong phần 1 “Nhật ký thực tập” và phần 3 “Phụ lục”.

Báo cáo thực tập để làm gì?

Báo cáo thực tập là bản tổng kết lại những kỹ năng, trải nghiệm và bài học trong quá trình sinh viên tham gia kỳ thực tập tại một cơ quan, hay doanh nghiệp nào đó. Báo cáo thực tập cũng là một bài tập quan trọng bắt buộc phải có để sinh viên có thể thành công tốt nghiệp ra trường.

Kết cấu của báo cáo thực tập là gì?

Kết cấu của báo cáo thực tập gồm lời nói đầu, nội dung đề tài, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo. Nội dung của đề tài được chia thành hai chương.

Bìa báo cáo thực tập màu gì?

Bìa báo cáo trong in giấy trắng và không đóng khung. Khổ giấy: A4, in một mặt. Báo cáo tối thiểu không dưới 12 trang A4; số trang đánh ở giữa mỗi trang. Phông chữ: Times New Roman; cỡ chữ: 13; cách dòng: 1.3.