Vieệt nam có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm năm 2024

Để có thể quản lý chặt chẽ về tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam được chia làm 7 vùng kinh tế trong điểm như sau:

  • Trung du miền núi Bắc Bộ
  • Đồng bằng Sông Hồng
  • Bắc Trung Bộ
  • Đồng bằng Duyên Hải miền Trung
  • Tây Nguyên
  • Đông Nam Bộ
  • Đồng bằng Sông Cửu Long

Vậy những vùng kinh tế này bao gồm những tỉnh nào? Có tình hình kinh tế ra sao? Saigon Futures mời các nhà đầu tư cùng tham khảo qua bài viết sau.

I. Trung du miền núi Bắc Bộ

Đây là vùng kinh tế phía Bắc giáp ranh với Trung Quốc và bao gồm các tỉnh như: Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh. Tổng diện tích của vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc Bộ là 100.965km2, theo thống kê vào năm 2019 vùng này có tổng dân số 13.853.190 người và mật độ dân số đạt 137 người/km2.

Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng kinh tế có địa hình hiểm trở, phần lớn là đồi núi và cao nguyên, điều này khiến cho đất tại đây chủ yếu là đất feralit đỏ vàng và đất phù sa.

Do mật độ dân số thấp và không có kinh nghiệm canh tác, nên ngành nông nghiệp tại đây không phát triển mạnh mẽ như những vùng kinh tế khác. Hầu như những cây trồng tại vùng này hoàn toàn là những nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp như: chè, hồi, cà phê, cây dược liệu…nên Trung du miền núi Bắc Bộ, được đánh giá là nơi có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp và cây trồng dài hạn.

Sở hữu nhiều địa hình đồi núi hiểm trở là một thế mạnh cho việc phát triển các nhà máy thủy điện tại Trung du miền núi Bắc Bộ, bằng chứng là rất nhiều các nhà máy thủy điện lớn được xây dựng tại đây như: nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy Thủy điện Sơn La.

II. Đồng bằng sông Hồng

Tiếp nối Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng đất màu mỡ đồng bằng sông Hồng. Theo thống kê sơ bộ vào năm 2019, dân số khu vực tại đây là 22.543.607 người [chiếm 22% trên tổng cả nước] và mật độ dân số bình quân là khoảng 1.060 người/km2.

Đây được xem là lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng, vì mật độ dân số càng lớn thì thị trường tại đây càng rộng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển.

Đất đai chủ yếu tại đây là đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm, nên việc tiếp nối truyền thống trồng cây lúa nước là một trong những niềm tự hào của người dân nơi đây.

Mặc dù có diện tích nhỏ hơn đồng bằng sông Cửu Long, nhưng đồng bằng Sông Hồng lại có năng suất và chất lượng cao hơn, do dân cư có trình độ canh tác lâu năm và biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỳ thuật vào canh tác.

III. Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Diện tích vùng khoảng 5,16 triệu ha với khoảng dân số là 10,5 triệu người được thống kê vào năm 2019.

Mặc dù chiếm tỉ lệ dân số 15,5% trên tổng cả nước, nhưng Bắc Trung Bộ lại có điều kiện phát triển kinh tế kém hơn các vùng trọng điểm khác, do địa hình thời tiết và khí hậu tại nơi đây vô cùng khắc nghiệt. Hằng năm dân cư ở đây đều phải gánh chịu sự tàn phá từ bão, lũ nên chưa thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông và công nghiệp.

IV. Đồng bằng Duyên Hải miền Trung

Sở hữu bờ biển kéo dài bao gồm các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, khiến cho địa hình tại vùng đồng bằng Duyên Hải miền Trung có điều kiện phát triển màu mỡ phù hợp cho cho việc trồng trọt chăn nuôi.

Ngoài ra, đồng bằng Duyên Hải miền Trung còn là một trong những vùng kinh tế chiếm lĩnh hai ngư trường đánh bắt lớn của đất nước là: ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận, ngư trường Hoàng Sa-Trường Sa, nên sản lượng nông sản xuất khẩu tại vùng này có tỉ lệ cao nhất cả nước.

V. Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất không giáp biển, nhưng lại giáp ranh với các nước láng giềng như : Lào, Campuchia, bao gồm các tỉnh : Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Bao quanh diện tích 5,5 triệu ha là địa hình đồi núi hiểm trở, nên việc giao thoa giữa các phương tiện giao thông ở Tây Nguyên là rất khó khăn. Tuy có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp chế biến, nhưng do quá trình vận chuyển tốn nhiều chi phí nên ngành vẫn chưa được đẩy mạnh.

Song, Tây Nguyên chủ yếu là nơi sinh sống của các dân tộc đồng bào thiểu số, nên việc phổ cập kiến thức về canh tác và sản xuất còn nhiều hạn chế, khiến cho việc phát triển kinh tế-xã hội ở vùng kinh tế này còn nhiều thách thức đối với Việt Nam.

VI. Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương như Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh khác : Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

Theo số liệu thống kê gần đây Đông Nam Bộ có dân số 17.828.907 người với mật độ 706 người/km2, khiến cho đây là vùng kinh tế nhộn nhịp nhất cả nước.

Ngoài ra, vùng còn có các thành phố hiện tại với dân cư đông đúc, có trình độ canh tác nông nghiệp và áp dụng các thành quả khoa học kỹ thuật và sản xuất, nên thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước hình thành doanh nghiệp và phát triển.

VII. Đồng bằng sông Cửu Long

Cuối cùng là vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm các tỉnh như: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Do sở hữu vùng đất phù sa màu mỡ kéo dài với diện tích 40.547,2km2, dân số 17.367.169 người, nên đồng bằng Sông Cửu Long được mệnh danh là “ vựa lúa miền Nam” nơi sản xuất sản lượng lúa gạo nhiều nhất cả nước.

Bên cạnh đó, với vốn cây trồng phong phú, đa dạng, đồng bằng sông Cửu Long là nơi có tỉ lệ xuất khẩu trái cây nhiều nhất cả nước, những mặt hàng trái cây nổi bật như: thanh long, vú sữa, xoài…Không những thế, hệ thống sông ngòi dày đặc còn là điều kiện giúp đồng bằng sông Cửu Long nuôi trồng và đánh bắt các loại thủy hải sản xuất khẩu khắp trên thế giới.

Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp các NĐT hiểu hơn về 7 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Để hiểu hơn về thị trường hàng hóa trong nước và quốc tế, mời nhà đầu tư liên hệ TẠI ĐÂY.

Xem thêm bài viết liên quan:

  • Giao dịch hàng hóa phái sinh? Ưu nhược điểm của thị trường đầu tư hàng hóa?

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
  • MST: 0315173341
  • Hotline: 028.6686.0068
  • Email: cskh@saigonfutures.com
  • Fanpage: Saigon Futures Inc.
  • Youtube: Saigon Futures
  • LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
  • Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh VPGD Hà Nội: Tầng 14, tòa nhà Cục tần số vô tuyến điện, 115 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Việt Nam có bao nhiêu khu vực kinh tế?

Hiện nay, nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm [KTTĐ] gồm: vùng KTTĐ Bắc bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long với tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của 4 vùng kinh tế trọng điểm như sau: 1.1.

Việt Nam có bao nhiêu vùng kinh tế lớn?

Hiện nay nước ta có 4 vùng KTTĐ gồm: - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đông Nam Bộ có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm?

Tứ giác kinh tế trọng điểm Gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long được thành lập năm bao nhiêu?

Vùng KTTĐ ĐBSCL được thành lập theo Quyết định số 492/QĐ-TTg, ngày 16-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 12-2-2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng KTTĐ ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ Đề