Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân song hào kiệt đời nào cũng có

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

                                                  Từng nghe:

                 “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân                        Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.                        [...]                           Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

                        Song hào kiệt đời nào cũng có”

                                         [Ngữ văn 8- tập 2]

Câu 1: Chép đúng và đủ những câu còn lại để hoàn thiện đoạn thơ.

Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm bất hủ nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác.

Câu 3: Tác phẩm được viết theo lối văn, thể văn gì?

Câu 4: Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

Câu 5: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?

Giúp mk với ạ, mk cảm ơn 

Các câu hỏi tương tự

“Từng nghe:

                           Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

                           Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

                           Như nước Đại Việt ta từ trước,

                           Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

                           Núi sông bờ cõi đã chia,

                           Phong tục Bắc Nam cũng khác.

                           Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,

                           Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

                           Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

                           Song hào kiệt đời nào cũng có.”

                                                       Trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi

                           Sách Ngữ văn 8, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

    Em hãy đọc kỹ đoạn trích trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Văn bản Bình Ngô đại cáo được viết trong hoàn cảnh nào ?

Câu 2: Giải nghĩa từ: nhân nghĩa.

Câu 3: Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ?

Câu 4: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã đưa ra những yếu tố nào ?

Câu 5: Nêu ý nghĩa của đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Câu 6: Phân tích sự tiếp nối và phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam? 

Sự kế thừa phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam?

Giúp mk với mk đg cần gấp ạ, mk cảm ơn

Viết một đoạn văn diễn dịch [khoảng 12 câu] nêu ý nghĩa của đoạn trích sau:

"Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiếu đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có."

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

a] Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì?

b] Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên cốt lõi của nguyên lí nhân nghĩa là gì?

c] Nêu nội dung đoạn trích trên

d] Xác định chức năng của trật tự từ được sắp xếp trong câu " Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập" có tác dụng gì?

e] Phân tích theo mục đích nói câu văn " Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có" thuộc kiểu câu gì? Câu văn đó thuộc kiểu hành động nói nào?

g] Đặt một câu trần thuật

Giải chi tiết:

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Khái quát nội dung đoạn trích: Đây là đoạn thơ Nguyễn Trãi khẳng định chân lý độc lập dựa trên tư tưởng nhân nghĩa, chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập chủ quyền dân tộc.

b.Thân bài:

- Khẳng định chân lý độc lập dựa trên tư tưởng nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

+ “Nhân nghĩa” là “yên dân trừ bạo”, là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân -> Tuy nhiên Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái hạt nhân cơ bản, tích cực của việc làm nhân nghĩa: Chủ yếu để yên dân, trước nhất là trừ bạo.

+ Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới cho tư tưởng nhân nghĩa, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để dưa vào tiền đề: Nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược.

Khẳng định chân lý độc lập thông qua chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc:

+ Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt đời nào cũng có.

+ Nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt để tăng thêm sức thuyết phục, Nguyễn Trãi đã dùng biện pháp so sánh: so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, sử dụng các từ ngữ mang tính hiển nhiên, vốn có: “từ trước”, “vốn”, “đã lâu”, “đã chia”, “bao đời”…..

+ Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc.

- Dẫn chứng đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí:

+ Lưu Cung bị thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, người bị bắt.

+ Tác giả lấy chứng cứ còn ghi để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.

- Đánh giá:

+ Đây là đoạn văn tiêu biểu và kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi.

+ Đoạn văn thể hiện nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc bén của Nguyễn Trãi: đi từ chân lý khách quan đến thực tế lịch sử để khẳng định tính đúng đắn, hợp lý của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

+ Đoạn thơ thể hiện tính nhân văn sâu sắc

c. Kết luận:

- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật.

Mở đầu đoạn trích, tác giả đã thể hiện lòng tự hào dân tộc qua việc nêu cao nguyên lý nhân nghĩa, là nguyên lý cơ bản làm nền tảng, cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của Nho giáo nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Ở đây tác giả đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân làm gốc và mở rộng khái niệm nhân nghĩa. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, sự phát triển tư tưởng mới về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” nghĩa là nhân dân được sống yên vui, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải tiêu diệt những kẻ tàn ác, bạo ngược để bảo vệ dân lành. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây là những kẻ đã gây ra biết bao đau thương, khổ cực cho nhân dân ta, đó chính là quân xâm Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung. Đối với Nguyễn Trãi yêu nước gắn liền với đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập của đất nước, vì tự do, hạnh phúc, hòa bình của nhân dân. Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là phạm trù đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng xã hội tiến bộ, tích cực, nhân quyền dân tộc: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc, yên bình. Điều quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí. Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất.Dựa vào nhân nghĩa và chính tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mà nó đã trở thành sức mạnh vô địch để nghĩa quân của ta chiến thắng giặc Minh.

          Sau khi tuyên ngôn về nhân nghĩa, tác giả đã thể hiện lòng tự hào dân tộc qua việc tuyên ngôn về nền độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt:

                                     “Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

          Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền dân tộc: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt đời nào cũng có”. Những thực tế khách quan mà tác giả đưa ra là chân lí không thể phủ nhận. Khi nêu chân lí khách quan, Nguyễn Trãi đã phát biểu đồng thời một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc. Người đời sau vẫn thường xem đoạn thơ trên là tiêu biểu và kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi.

          Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta, được hình thành từ khi đất nước ta tồn tại theo hàng nghìn năm lịch sử đã tạo nên một diện mạo riêng của dân tộc.

Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

          Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc – Nam khác biệt. Ở đây, Nguyễn Trãi nhấn mạnh cả Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xóa bỏ được.
Chúng ta tự hào về những trang lịch sử:

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang, có tổ chức nhà nước với người đứng đầu là vua. Việc xưng đế đã thể hiện ý chí tự tôn dân tộc. Bởi lẽ trong quan niệm ngày xưa, chỉ có Trung Hoa được xưng đế còn vua của nước nhỏ chỉ được xưng chư hầu không được xưng đế. Việc xưng đế đã khẳng định chắc nịch một điều ta và Trung Hoa là những nước độc lập bình đẳng với nhau. Chính vì vậy không có lí do gì để Trung Hoa kéo quân xâm lược nước ta. 

          Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

          Điều quan trọng làm nên sự thịnh vượng của một quốc gia không thể không kể đến yếu tố nhân tài. Nhân tài chính là vận mệnh đất nước. Trong cả một quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã có biết bao nhiêu vị anh hùng làm rạng danh non sông cũng như có biết bao nhiêu thế hệ với ngàn ngàn lớp lớp người vô danh đã ngã xuống để bảo vệ độc lập dân tộc. Câu thơ như lời răn đe đối với những ai, những kẻ nào, nước nào muốn thơn tính Đại Việt.

          Tác giả đã sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước đại việt ta. các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,… Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận [tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hóa,…], nếu không có một lòng tự hào dân tộc mãnh liệt thì không thể nào có sự so sánh cực kì hay và tinh tế như vậy. Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

          So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc – bài thơ “Nam quốc sơn hà” thì học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. Toàn diện vì ý thức về dân tộc trong “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt mới chỉ ra độc lập dân tộc trên lĩnh vực cương vực lãnh thổ và căn cứ mà Lí Thường Kiệt xác định tại sách trời ở trong câu “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, nhưng đối với Nguyễn Trãi, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng, hào kiệt, ông lấy thực tiễn lịch sử là căn cứ xác định độc lập dân tộc chứ không ở “thiên thư” – sách trời. Sâu sắc ở chỗ : trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được “văn hiến”, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách toàn diện hơn, tiến bộ hơn quan niệm về quốc gia dân tộc. Tất cả các yếu tố đó tạo nên tầm vóc Đại Việt, sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.

          Cuối cùng niềm tự hào dân tộc còn được tác giả khẳng định qua sức mạnh nhân nghĩa:

Vậy nên:

“Lưu Cung… Chứng cớ còn ghi”

          Đây là những chứng cớ về những chiến công đã từng được ghi trong sử sách có sức thuyết phục cao mang tính hiển nhiên. Kẻ nào đến xâm phạm nước ta chắc chắc sẽ bị trừng trị chuốc lấy bại vong. Nguyễn Trãi đã tổng kết những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập dân tộc. Cách liệt kê, chỉ ra dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, xác thực đã được công nhận bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Người đọc thấy ở đây ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một tầm cao mới khi nêu cụ thể, rõ ràng từng chiến công oanh liệt của quân và dân ta: “cửa Hàm Tử”, “sông Bạch Đằng”,..thêm vào đó là sự xem thường, căm ghét đối với sự thất bại của những kẻ xâm lược không biết tự lượng sức : “Lưu Cung..tham công”, “Triệu Tiết… thích lớn”, Toa Đô, Ô Mã, tất cả chúng đều phải chết thảm. Đoạn thơ đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một quốc gia có độc lập, tự chủ, có nhân tài, có tướng giỏi, chẳng thua kém gì bất cứ một quốc gia nào. Kẻ nào đến xâm lược nước ta chắc chắn sẽ bị trừng trị chuốc lấy bại vong. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà theo quy luật của tạo hóa.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề