Vì sao phải nâng cao ý thức pháp luật cho người dân


6. Các biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật


- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật. - Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường học.
- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật. - Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kliện cho nhân dân tham gia một cách
đông đảo vào hoạt động xây dựng pháp luật. - Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật.
- Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục chính trò, đạo đức, văn hoá, nâng cao trình độ chung của nhân dân.
- Tăng cường sự lảnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục, nâng cao ý thức pháp luaät.
Chuyên đề 9:
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I. Khái niệm thực hiện pháp luật : 1. Định nghĩa: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực
hoá các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật: - Tuân theo tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật kiềm chế, giữ mình khơng thực hiện những điều mà pháp luật cấm lái xe không vượt đèn đỏ, không chạy quá tốc độ v.v..
27
- Thi hành chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình theo đúng quy định của pháp luật đóng thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự theo Giấy nhập ngũ v.v.
- Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp
luật thực hiện quyền chủ thể của mình theo quy định pháp luật thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, có quyền theo hoặc khơng theo một tôn giáo v.v.
- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thơng
qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước áp dụng các quy định của pháp luật vào trường hợp cụ thể đối với cá nhân hoặc tổ chức
cụ thể nhằm giải quyết quyền, nghĩa vụ hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân hoặc tổ chức đó.

II. Áp dụng pháp luật :


Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau: - Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, hoặc áp dụng các chế tài
pháp luật đối với những chủ thể thực hành vi vi phạm pháp luật. - Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước. - Khi xảy ra tranh chấp về quyển chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham
gia quan hệ pháp luật mà các bên đó khơng tự giải quyết được. - Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải kiểm tra,
giám sát hoạt dộng của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sư tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế.
Áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực
nhà nước.
Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động có hình thức thủ tục chặt chẽ do pháp
luật quy định. Do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật, 28
chủ thể bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng những lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu quả rất nghiêm trọng nên pháp luật xác định rõ ràng cơ sở,
điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp dụng pháp luật.
Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các
quan hệ xã hội xác định. Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong
quy phạm pháp luật. Bằng hoạt động áp dụng pháp luật những quy phạm pháp luật quy tắc xử sự chung được cá thể hóa đối với một cá nhân, hoặc một tổ chức cụ thể.
Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. Khi áp dụng pháp
luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn đúng quy phạm, ban hành quyết định áp
dụng pháp luật và tổ chức thi hành quyết định đó. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng một cách sáng tạo bằng cách áp
dụng pháp luật tương tự. Tóm lại, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực
nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá thể hóa những
quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
Văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau: 1. Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan nhà chức trách, tổ chức có
thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện, trong trường hợp cần thiết bằng cưỡng chế nhà nước.
2. Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, thực hiện một lần đối với các cá nhân, tổ chức liên quan.
29
3. Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải phù hợp với luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu khơng có sự phù
hợp trên thì văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Nếu không phù hợp thực tế thì nó sẽ khó được thi hành hoặc được thi hành mà kém hiệu quả.
4. Văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: bản án, quyết định, lệnh...
5. Văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, thiếu nó, nhiều quy phạm pháp luật cụ thể khơng thể thực hiện được. Nó ln ln mang
tính chất bổ sung trong trường hợp khi có các yếu tố khác của sự kiện pháp lý phức tạp. Văn bản áp dụng pháp luật củng cố các yếu tố này trong một cơ cấu pháp lý thống
nhất, cho chúng độ tin cậy và đưa đến sự xuất hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được bảo đảm bởi Nhà nước.
Căn cứ vào nội dung và nhiệm vụ của văn bản áp dụng pháp luật, có thể chia chúng thành hai loại : 1 Văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý theo hướng tích
cực; 2 Văn bản bảo vệ pháp luật. Loại văn bản áp dụng pháp luật thứ nhất là văn bản trong đó xác định cụ thể ai
có quyền chủ thể, ai mang nghĩa vụ pháp lý bằng con đường cá biệt hóa phần quy định của quy phạm pháp luật.
Văn bản áp dụng mang tính bảo vệ pháp luật là văn bản chứa đựng những biện pháp trừng phạt, cưỡng chế nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
Như vậy: văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền
lực nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp
luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân , tổ chức có liên quan hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm
pháp luật tương ứng.

3. Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật :


Video liên quan

Chủ Đề