Quỹ bình on giá xăng dầu là gì

Quỹ này chính là cơ chế "cân bằng tài chính" và điều hành thị trường phù hợp, tránh vấp phải những biến động và hậu quả không đáng có từ tác động tăng - giảm giá tức thời.

DN được trích 500đ/lít hoặc kg để lập quỹ

Theo chính sách này, DN phải tuân thủ nguyên tắc tính toán và đăng ký giá bán xăng dầu theo các bước: Quý IV hàng năm, DN căn cứ dự báo mức giá trên thị trường thế giới [lấy thị trường Singapore làm mốc] bình quân trong khoảng 3 tháng tới của từng chủng loại xăng, dầu mà DN dự kiến mua để tính giá vốn bán ra. DN phải thực hiện chế độ đăng ký giá với Tổ giám sát Liên bộ Tài chính - Công Thương.

Bộ Tài chính cũng hướng dẫn cơ chế hình thành Quỹ bình ổn giá xăng dầu như sau: Quỹ bình ổn giá được hình thành từ khoản mục chi phí được tính trong cơ cấu giá thành để hình thành giá bán tính đúng, tính đủ của giá bán lẻ một lít xăng, dầu hoả, điêden; giá bán buôn 1 kg madút ở thị trường trong nước. Giá bán ở thị trường trong nước được hình thành theo quy định giá bán ra, cộng thêm tối đa 500 đồng/lít hoặc kg để trích lập Quỹ bình ổn giá.

Chi phí trích lập quỹ sẽ được coi là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN.

Khi nào DN được tăng giá?

Khi giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường thế giới bình quân của tháng giảm, làm cho giá vốn do DN giảm hơn giá bán trong nước hiện hành tối đa đến 500 đồng/lít hoặc kg của từng loại xăng, dầu; khi đó DN giữ ổn định giá bán phù hợp với thời gian quy định của Nhà nước về bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu.

Sau thời gian này, nếu giá vốn giảm vượt trên 500 đồng/lít hoặc kg so với giá bán trong nước hiện hành, DN thực hiện điều chỉnh giảm giá bán tính từ mốc giá vốn giảm vượt trên 500 đồng/lít hoặc kg. DN được chủ động thực hiện giảm giá nhiều lần, mức độ giảm giá không hạn chế. DN không được sử dụng Quỹ bình ổn giá để giảm giá bán xăng, dầu.

Khi giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới bình quân của tháng tăng, làm giá vốn tăng cao hơn giá bán trong nước của từng loại xăng dầu; khi đó DN giữ ổn định giá bán phù hợp với thời gian quy định của Nhà nước về bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu. Khoản chênh lệch lỗ phát sinh do phải giữ ổn định giá bán so với giá vốn được bù đắp từ nguồn Quỹ bình ổn giá. Sau thời gian giữ ổn định giá bán, nếu giá thị trường thế giới vẫn giữ ở mức thấp, hoặc ổn định, làm cho giá vốn ngang bằng hoặc thấp hơn giá bán hiện hành tối đa 500 đồng/lít hoặc kg, DN tiếp tục giữ ổn định giá bán trong nước.

DN chỉ được tăng giá bán lẻ đối với trường hợp: Nếu giá thị trường thế giới tiếp tục tăng cao hơn, làm cho giá vốn DN cao hơn so với giá bán hiện hành của từng loại xăng, dầu; khi đó DN được quyền điều chỉnh giá bán sau khi thực hiện chế độ đăng ký giá theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, mức điều chỉnh tối đa cho từng lần không vượt quá 500 đồng/lít hoặc kg.

Một lý do nữa là trong thời gian giữ ổn định giá bán theo quy định của Nhà nước về bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu, nếu giá vốn DN cao so với giá bán của từng loại xăng, dầu và số tồn dư của Quỹ bình ổn giá đã hết, DN cũng được quyền điều chỉnh giá bán sau khi thực hiện chế độ đăng ký giá theo quy định hiện hành, nhưng mức điều chỉnh tối đa cho từng lần không vượt quá 500 đồng/lít hoặc kilôgram.

Nếu các chu kỳ tiếp theo, giá vốn tiếp tục tăng vượt quá 500 đồng/lít hoặc kg so với giá bán hiện hành của từng loại xăng, dầu, DN được thực hiện trình tự điều chỉnh giá như trên. Trường hợp giá thị trường thế giới giảm, DN thực hiện trình tự điều chỉnh đăng ký và giảm giá theo quy định.

Video liên quan

Chủ Đề