Vì sao phải làm thẻ căn cước

Vì sao phải đổi qua căn cước công dân gắn chip?

Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội [Bộ Công an] vừa đề nghị 16 địa phương dừng việc tuyên truyền cấp đổi CMND sang căn cước công dân [CCCD] để chờ triển khai cấp thẻ CCCD có gắn chip.

  • Đã cấp hơn 2 triệu thẻ căn cước công dân

  • Hà Nội: Hơn 1.000 người đăng ký cấp thẻ căn cước công dân

  • Tiếp tục cấp CMND 12 số tới khi có thẻ căn cước công dân

  • Dự án Luật Căn cước công dân: Phải cung cấp đủ 15 thông tin!

Theo Thiếu tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, nếu được Chính phủ phê duyệt và đáp ứng được các yêu cầu thì từ tháng 11-2020 sẽ bắt đầu cấp CCCD gắn chip trên phạm vi toàn quốc.

Theo ông Huệ, người dân đã được cấp thẻ CCCD dạng mã vạch vẫn sử dụng bình thường, khi hết thời hạn sử dụng thì mới đổi lại thẻ CCCD có gắn chip. Tương tự, người dân đã được cấp thẻ CMND loại 12 số cũng không phải thay đổi.

Về lý do đổi thẻ CCCD có chip điện tử, ông Huệ cho biết thẻ CCCD hiện nay dùng mã vạch. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và quan điểm của Chính phủ, mã vạch 2 chiều hiện nay không phát huy được lợi thế khi muốn tích hợp thêm thông tin và thực hiện Chính phủ điện tử. "Vì thế, Bộ Công an báo cáo triển khai cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử. Ngoài ra, hiện nay doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã sản xuất được chip điện tử nên giá thành rẻ, ưu thế hơn mã vạch" - ông Huệ giải thích.

Làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân ở Hà Nội. Ảnh: THẾ KHA

Đến nay, cơ quan chức năng đã cấp được khoảng 16 triệu số định danh và CCCD, còn khoảng 80 triệu người chưa được cấp [trong đó có khoảng 30 triệu người dưới 14 tuổi].

Trong trường hợp cuối năm 2020, khi bắt đầu cấp thẻ CCCD gắn chip, sẽ có đồng thời 4 mẫu căn cước cùng có hiệu lực, có giá trị sử dụng gồm: CMND [9 số], CMND [12 số], CCCD mã vạch và CCCD gắn chip.

Sau khi Bộ Công an kiến nghị ngừng đổi thẻ CCCD để chờ đổi thẻ CCCD có gắn chip, nhiều ý kiến cho rằng việc này gây tốn kém ngân sách, phiền hà cho người dân. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa [Đồng Tháp] cho rằng việc thay đổi liên tục như vậy là suy nghĩ chưa thấu đáo đến lợi ích của người dân. Tuy nhiên, theo ông Hòa, hiện nay, việc đổi từ giấy CMND sang thẻ CCCD vẫn chưa đại trà trong cả nước nên khuyến cáo chưa đổi ngay là hợp lý.

"Việc đổi mẫu thẻ CCCD mới là để tiện hơn cho cơ quan chức năng trong việc quản lý dân cư. Ngoài ra, sau này khi tích hợp với dịch vụ công sẽ giảm chi phí rất lớn cho người dân trong các thủ tục hành chính" - ông Hòa nhận định.

Nguyễn Hưởng

Việt Dũng   -   Thứ sáu, 19/11/2021 15:31 [GMT+7]

Công an quận Long Biên cấp căn cước công dân gắn chip lưu động trên xe buýt. Ảnh: LĐO

Trong mấy ngày gần đây, nhiều người dân ở một số quận sống trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận được thông tin phải làm lại hồ sơ căn cước công dân gắn chip.

Trao đổi với phóng viên chiều nay [19.11], chị H [38 tuổi, quận Hoàng Mai] nói, vừa phải đến trụ sở công an sở tại để làm lại thủ tục cấp căn cước công dân gắn chip.

Hồi tháng 3, chị đã đi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chip lần đầu. Đến hôm 8.11, chị nhận được thông báo từ công an, dữ liệu làm thẻ của chị trùng vân tay nhưng không trùng ảnh chân dung.

Gia đình chị T cũng ở quận Hai Bà Trưng, có 3 người đều làm căn cước công dân gắn chip từ ngày 30.4. Sau nhiều tháng chưa nhận, chị đã liên lạc với công an sở tại và được hẹn "chờ vài hôm".

Tuy nhiên, hôm nay [19.11], chị được thông báo thông tin của chị "có thể bị thất lạc hoặc sai sót" nên cần lên trụ sở để khai lại.

Cùng nhận được thông báo đến làm lại thủ tục cấp thẻ gắn chip, chị T.H [ở quận Hai Bà Trưng] cho biết, gia đình gồm 3 người đi làm căn cước công dân gắn chip lần đầu vào tháng 4 ở phường Vĩnh Tuy.

Sau nhiều tháng chờ nhận thẻ mới, cuối tháng 9, chị bất ngờ nghe công an sở tại thông báo ra khai báo lại thông tin về nhân thân để cấp căn cước công dân gắn chip.

Tuy nhiên, chị cùng chồng và một người con chỉ phải khai lại tờ khai, không cần lăn vân tay và chụp ảnh chân dung.

Trao đổi với Báo Lao Động, một lãnh đạo Công an Hà Nội cho hay, không có chuyện thất lạc hay mất dữ liệu đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip của người dân.

Những người được công an khu vực đề nghị đi khai báo lại bởi có thông tin bị sai sót như tên tuổi, địa chỉ, ngày, tháng năm sinh. Thậm chí một dấu chấm, dấu phảy hay sai "L" với "N" hệ thống cũng không nhận nên cảnh sát phải mời công dân ra để xác minh lại.

Theo lãnh đạo này, căn cước công dân đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối nên nhà chức trách phải làm "rất cẩn trọng". Hiện nay khó khăn lớn nhất là những người liên tục thay đổi nơi cư trú, tạm trú.

Cụ thể, công dân tạm trú như sinh viên hay người lao động ngoại tỉnh trước và sau đợt dịch, nhiều trường hợp đã di chuyển chỗ ở.

Lấy ví dụ cụ thể, vị lãnh đạo này cho hay, thời điểm làm căn cước, ông A tạm trú ở một phường, thường trú ở một phường. Khi dữ liệu nhập lên hệ thống, ông A lại chuyển đi nơi khác nên dữ liệu của công an phường nơi ông này thường trú lại không khớp, hệ thống sẽ không nhận.

"Do đó, cảnh sát khu vực phải mời họ đến làm việc để khai lại và đối chiếu thông tin", vị lãnh đạo Công an Hà Nội giải thích thêm.

Theo vị lãnh đạo này, người dân làm căn cước vào thời điểm hiện nay rất có lợi bởi sau đó mỗi người sẽ có một mã số định danh cá nhân và mã QR riêng.

Trên căn cước cũng tích hợp các thông tin như tiêm chủng, an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội,... giúp người dân giảm thiểu các giấy tờ.

Mặt khác, trong quá trình thu thập lại thông tin dân cư để cấp căn cước công dân, người có hộ khẩu thường trú có nhiều thuận lợi hơn và có thể sớm nhận được thẻ gắn chip.

Trước đó, Công an Hà Nội thông tin, từ ngày 31.12.2020, các đơn vị đã thu nhận khoảng 5 triệu hồ sơ căn cước công dân điện tử.

Đến tháng 10 vừa qua, qua rà soát, trên địa bàn Hà Nội còn khoảng 1 triệu công dân đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp căn cước công dân điện tử, không phân biệt thường trú hay tạm trú.

Công an Hà Nội cấp căn cước công dân cho người dân - Ảnh: DANH TRỌNG

Sáng 19-11, chị N.T.P. [40 tuổi, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng] cho biết gia đình chị làm căn cước công dân [CCCD] gắn chip từ đầu tháng 4 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được.

Đến giữa tháng 9, cán bộ Công an phường Quỳnh Lôi [quận Hai Bà Trưng] nơi chị đăng ký hộ khẩu thường trú gọi điện thông báo chị đến trụ sở để khai lại thông tin làm căn cước.

"Khi đến phường, cán bộ công an thông báo hồ sơ làm CCCD của tôi chưa có dữ liệu trên hệ thống vì bị sai lệch thông tin. Tuy nhiên trước đó khi làm thủ tục tôi đã kiểm tra rất kỹ thông tin ở tờ khai. Cảnh sát quản lý hành chính cũng đối chiếu và xác nhận thông tin của tôi là chuẩn xác", chị P. nói và cho hay khác với lần đầu làm thủ tục, lần này chị chỉ phải khai thông tin, không phải lăn dấu vân tay và chụp ảnh.

Tương tự, chị N.D. [35 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội] cho biết chị vừa phải đến trụ sở công an phường để làm lại thủ tục cấp CCCD gắn chip.

Theo chị D., hồi tháng 4, chị đi làm thủ tục cấp thẻ căn cước theo thông báo của công an quận. Thời điểm đó, Công an phường Đại Kim đã hoàn tất việc thu nhận hồ sơ và chị đăng ký nhận CCCD qua bưu điện.

"Tuy nhiên đến đầu tháng 11, công an phường lại thông báo là dữ liệu làm thẻ của tôi bị trùng vân tay nên tôi đã phải đến công an phường để lăn vân tay làm CCCD", chị D. cho hay.

Chiều cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Công an TP Hà Nội khẳng định không có chuyện thất lạc hay mất dữ liệu cấp CCCD gắn chip của người dân đã từng làm hồ sơ.

"Nhiều người dân được công an khu vực thông báo đi khai báo lại thông tin làm CCCD vì có thông tin bị sai lệch như tên tuổi, địa chỉ, ngày tháng năm sinh. Thậm chí một dấu chấm, dấu phẩy hay sai "L" với "N" hệ thống cũng không nhận. Vì vậy cảnh sát phải mời công dân đến xác minh lại thông tin nhằm đảm bảo sự chính xác tuyệt đối", vị lãnh đạo nói.

Theo vị lãnh đạo Công an TP Hà Nội, hiện nay khó khăn lớn nhất là những người liên tục thay đổi nơi cư trú, tạm trú.

Thời điểm làm CCCD, nếu một người tạm trú ở một phường, thường trú ở một phường, khi dữ liệu nhập lên hệ thống, người đó lại chuyển đi nơi khác thì dữ liệu của công an phường nơi người này thường trú sẽ không khớp và hệ thống không nhận. Vì vậy cảnh sát sẽ mời công dân đó đến khai báo, xác nhận lại thông tin.

Theo Công an Hà Nội, người dân làm thẻ CCCD vào thời điểm này rất có lợi vì sau đó mỗi người sẽ có một mã số định danh cá nhân và mã QR riêng. Trên căn cước cũng tích hợp nhiều thông tin giúp người dân giảm thiểu các loại giấy tờ khi giao dịch.

Hơn 6.000 khán giả vào sân Mỹ Đình bằng ứng dụng thẻ căn cước gắn chip

DANH TRỌNG

Video liên quan

Chủ Đề