Vì sao phải bảo vệ tầng khí quyển

Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm

Ngày đăng: 21/06/2021

Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể ô nhiễm tầng ozone.

Các ước tính mới của NASA cho thấy mức độ ô nhiễm tầng ozone trong tháng 5 và 6 năm 2020 giảm 2%, phần lớn do giảm khí thải tại khu vực Châu Á và Mỹ. Con số này nghe có vẻ không nhiều, nhưng các chuyên gia cho biết mức độ giảm thiểu này tương đương ít nhất 15 năm áp dụng các chính sách giảm thải tốt nhất được đưa ra bởi Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu. “Tôi thấy bất ngờ trước tác động về môi trường đến từ đại dịch này”, theo Jessica Neu, nghiên cứu viên về thành phần khí quyển tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy của NASA.

Ozone trong khí quyển ở các tầng cao giúp che chắn hành tinh của chúng ta khỏi những bức xạ nguy hiểm từ mặt trời. Nhưng ở các tầng thấp hơn, ozone có thể gây khó chịu về hô hấp và tăng tỉ lệ tử vong do bệnh về tim mạch và hô hấp. Ozone không phải là một chất thải đến trực tiếp từ con người. O3 được tạo ra khi ánh sáng tương tác với các phân tử nito-oxit [NOx] được xả thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy, nhà máy điện, lò luyện kim.

Tuy nhiên mối quan hệ giữa nito-oxit và ozone ở độ cao thấp là một điều khó dự đoán. Các phản ứng còn phụ thuộc nhiều vào tương tác với thời tiết và các chất khí thải khác có trong không khí. Trong một số trường hợp, việc giảm NOx lại gây gia tăng lượng ozone. Ví dụ, khi Trung Quốc giảm khí thải bụi mịn một vài năm trước, điều này gây gia tăng lượng ozone một cách bất ngờ.

NASA phát hiện cách ly - giãn cách xã hội giúp giảm ô nhiễm khí quyển.

Các nhà khoa học nhận ra chiến dịch giãn cách xã hội trong năm vừa qua là một tình huống cơ hội để quan sát điều gì sẽ xảy ra với bầu khí quyển nếu như hoạt động của loài người và lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động đó giảm mạnh. Nhờ vào kiến thức có được mà ta có thể đưa ra các giải pháp môi trường hiệu quả hơn.

Bằng cách nhập dữ liệu từ nhiều vệ tinh trong năm 2020 vào 4 mô hình dự đoán phản ứng khí quyển, các nhà nghiên cứu tại NASA phát hiện lượng khí thải NOx dao động lên xuống với cường độ có liên quan tới các sự kiện cách ly. Trong tháng 4 và 5, tượng khí thải toàn cầu giảm ít nhất 15%.

Các nước có chính sách cách ly gắt gao nhất rõ ràng có lượng giảm thải cao nhất. Ví dụ, ở Trung Quốc, lệnh cách ly ban hành từ đầu năm đã giúp quốc gia này giảm tới 50% lượng khí thải. Ở các khu vực áp dụng chính sách cách ly sau đó như Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Tây Á , lượng khí thải NOx giảm khoảng 18% đến 25% trong tháng bốn và năm.

Tác động tới bầu khí quyển xảy ra trên diện rộng và nhanh chóng đến bất ngờ. Sau cách ly, dữ liệu cho thấy sự giảm thiểu ozone mạnh mẽ toàn cầu, thanh lọc không khí ở độ cao lên đến 10km.

Tại tầng đối lưu, ozone không chỉ làm giảm chất lượng không khí mà còn đóng vai trò giữ nhiệt và gia tăng sự nóng lên của Trái Đất. Các nhà khoa học cho rằng đại dịch năm rồi đã đem lại nhiều lợi ích cho chất lượng không khí cũng như quá trình biến đổi khí hậu.

Trong thời kì khủng hoảng về khí hậu hiện nay khi mà sự ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, chúng ta cần hiểu rõ tác động của khí thải tới bầu khí quyển. Theo báo cáo từ WHO, ô nhiễm không khí cướp đi sinh mạng của 7 triệu người mỗi năm. Đây được coi là một đại dịch “thầm lặng”, thậm chí còn đem lại nhiều thương vong hơn cả chiến tranh hay bệnh tật khác.

Trong tháng 3 năm vừa qua, các số liệu từ Trung Quốc cho thấy chỉ nhờ hai tháng cách ly, hơn 4.000 trẻ em và 73.000 người lớn đã thoát khỏi nguy cơ bệnh tật từ ô nhiễm môi trường. Tại thời điểm đó, con số này vượt cao hơn số người tử vong vì COVID-19.

Đại dịch vừa qua đã cho chúng ta thấy cách mà con người có thể nhanh chóng phục hồi bầu khí quyển cũng như chất lượng sức khỏe cho chính mình. Tuy nhiên, nếu không duy trì các biện pháp như vừa rồi, những lợi ích có lẽ cũng không đáng là bao. Và khi thế giới mở cửa trở lại, lượng ozone chắc chắn sẽ tăng lên tỉ lệ thuận với lượng gia tăng khí thải.

NGUYỄN HẢI

Câu 2

a] Tầng ozon là gì ?

Khí ozone gồm 3 nguyên tử oxy [O3]. Hàm lượng khí ozone trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km trong tầng bình lưu, khí ozone mới đậm đặc [chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển] hình thành một lớp không khí giàu khí ozone, thường được gọi là tầng ozone.

Nếu tầng ozone bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất có nguy cơ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Bởi vậy, các nước trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng ozone. 

b] Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng ozone?

Tháng 10/1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozone trên không trung Nam Cực xuất hiện một “lỗ thủng” rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng khí ozone ở vùng trời Bắc Cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozone ở Bắc Cực cũng sẽ bị thủng. Thông tin này nhanh chóng được lan truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận. 

Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ, tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng [thường gọi là “gas”]. Nhờ có dung dịch hóa học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozone trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozone. 

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hỏa cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hóa chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hóa chất dạng freon bốc hơi bay lên phá hủy tầng ozone. Qua đó, chúng ta thấy rằng, tầng ozone bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hóa chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là "thủ phạm" làm thủng tầng ozone, đe dọa sức khỏe của chính mình.

Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hóa chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozone. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozone. Vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hóa chất khác thay thế các hóa chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozone của Trái đất.

CHÚC BN HỌC TỐT

Ngày 16 tháng 9 hằng năm là Ngày ozon thế giới. Trong ngày này, toàn thế giới nhắc lại tầm quan trọng của ozon, ảnh hưởng của con người đến sự suy thoái tầng ozon do thải những chất “làm hư hỏng” tầng ozon vốn dĩ mỏng manh trên tầng cao khí quyển.

Năm nay, chủ đề của Ngày ozon là “Bảo vệ tầng ozon kết nối toàn thế giới”, nhằm thực hiện những điều đã được toàn thế giới nhất trí cam kết, thông qua Nghị định thư Montreal.

Có lẽ cũng không thừa nếu dành ít phút cùng nhau nhắc nhở về một hiện tượng nguy hiểm đang diễn ra và hậu quả nặng nề của nó cũng như ôn lại chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ tấm lá chắn bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta được an toàn. 

Bảo vệ tầng ozon là trách nhiệm chung của mọi người.

Ozon chính xác là gì?

Ozon là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của Trái đất, hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh. Các nhà khoa học phát hiện chiếc áo quý báu bảo vệ sức khoẻ cho con người này, có chỗ bị thủng có chỗ mỏng hẳn đi… do chính con người gây ra, khiến tầng ozon phần nào mất tác dụng.

Tầng ozon bị suy thoái ra sao? 

Một số hoá chất dùng trong gia đình và trong công nghiệp khi bay hơi vào khí quyển, bốc lên cao làm suy thoái tầng ozon. Tên của chúng, nếu không phải nhà chuyên môn, cũng khó nhớ, nào cloroflorocacbon [CFC], Halon, cacbontetraclorua, nào metyl clorofoc, metyl bromua… Chúng được dùng trong tủ lạnh, bình cứu hoả, bình xịt, nhựa xốp, chất làm sạch kim loại v.v…

Phải làm sao đây?

Tầng ozon chẳng thuộc lãnh thổ nước nào nhưng nước nào cũng chịu hậu quả nếu nó bị “hư hỏng”. Bảo vệ tầng ozon là trách nhiệm của cả loài người. Vì thế nguyên thủ các nước trên toàn thế giới đã họp tại Montreal [Canada], tìm một giải pháp chung để hạn chế sự hư hại tấm lá chắn này. Kết quả là đã soạn thảo một hiệp định chung để loại trừ việc sử dụng các hoá chất làm suy thoái tầng ozon. Đó chính là Nghị định thư Montreal hiện đã được 195/196 nước cùng ký, soạn thảo vào năm 1987 và đã điều chỉnh lại hai lần, lần mới nhất vào năm 1992.

Chúng ta cần làm gì?

Ánh sáng và nhiệt do Mặt trời mang lại là cần thiết đối với sự sống trên Trái đất, nhưng chúng mang theo những tia tử ngoại gây nhiều tác hại. Bảo vệ tầng ozon chính là bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại này.

Điều mà chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng ozon rất cụ thể và đơn giản, đó là:

1. Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.

2. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. 

3. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.

4. Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.

5. Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.

6. Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.

7. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.

8. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.

Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn làm như bạn. Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Đơn giản quá, phải không bạn? Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người.

Theo Tuấn Hà - Vietnamnet

Video liên quan

Chủ Đề