Vì sao nhật cường bị bắt

[PLO]- Trong khi Bùi Quang Huy đang bỏ trốn, đại diện Công ty Nhật Cường cũng không có mặt tại tòa dù đã được triệu tập hợp lệ.

Sáng 29-11, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường [gọi tắt là Công ty Nhật Cường].

Vụ án này, ngoài 11 bị cáo có đơn kháng cáo, VKSND TP Hà Nội cũng có đơn kháng nghị theo hướng không buộc các bị cáo thuộc Công ty Nhật Cường phải liên đới bồi thường số tiền 221 tỉ đồng.


Bị cáo Trần Ngọc Ánh

Theo kháng nghị của VKS, cơ quan công tố đề nghị tòa phúc thẩm đưa Công ty Nhật Cường tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;  buộc công ty này phải nộp lại khoản tiền 221 tỉ đồng  thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu để tịch thu sung quỹ nhà nước.

Tuy nhiên, tại tòa hôm nay, đại diện Công ty Nhật Cường dù được triệu tập với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nhưng đã không có mặt. HĐXX cho biết việc vắng mặt này không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án nên tiếp tục làm việc.

Là người trả lời thấm vấn đầu tiên, bị cáo Trần Ngọc Ánh [phó tổng giám đốc Công ty Nhật Cường] cho biết giữ nguyên nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo thừa nhận cáo trạng của VKS truy tố là đúng, nói cảm thấy ăn năn về hành vi của mình, và cho rằng bản án sơ thẩm đã tuyên là hơi nặng.

Về trách nhiệm dân sự, ông Ánh khẳng định chỉ là người làm thuê, không được hưởng lợi gì từ việc buôn lậu của công ty. Bị cáo cũng nói rất đồng tình với quan điểm của VKS liên quan đến việc đề nghị không buộc các bị cáo phải nộp lại tiền.

Trình bày các tình tiết để xin giảm nhẹ, ông Ánh nói tuy không có tình tiết mới nhưng mong HĐXX xem xét thái độ ăn năn, hợp tác với CQĐT của mình. Ngay từ khi bị điều tra, bị cáo đã ý thức được hành vi sai phạm, chủ động thành khẩn khai báo, giúp CQĐT sớm kết thúc vụ án. “Dù chỉ là một ngày hay một tuần thôi, bị cáo cũng rất mong muốn để sớm trở về với gia đình” – bị cáo tha thiết.

Luật sư hỏi bị cáo Ánh về việc có được hưởng lợi gì từ hoạt động buôn lậu của Công ty Nhật Cường? Bị cáo khẳng định ngoài tiền lương cơ bản thì không được hưởng bất cứ đồng nào.


Bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc

Là người tiếp theo, bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc [giám đốc tài chính Công ty Nhật Cường] cũng giữ nguyên nội dung kháng cáo. Theo đó, về tội buôn lậu, bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt và miễn trách nhiệm dân sự.

Về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo xin xem xét lại tội danh, bởi bản thân chỉ quản lý thu chi của công ty chứ không phụ trách sổ sách hay nghiệp vụ kế toán.

Nữ bị cáo thừa nhận được giao nhiệm vụ thanh toán tiền cho 16 nhà cung cấp nước ngoài mỗi khi Công ty Nhật Cường nhập hàng, tuy nhiên chỉ là khâu cuối cùng. Cũng giống bị cáo Anh, bị cáo Ngọc nói bản thân chỉ là người làm công ăn lương, không được hưởng lợi gì từ hoạt động buôn lậu, Bùi Quang Huy mới là người được hưởng lợi số tiền bất chính nêu trên.

Bị cáo Ngọc cũng khai biết Công ty Nhật Cường có hai hệ thống sổ sách, trong đó bị cáo phụ trách phần mềm nội bộ ERP [chuyên dùng để theo dõi hoạt động buôn lậu – PV], còn phần mềm công khai do người khác phụ trách [để kê khai với cơ quan chức năng – PV].

Nhiều lần trình bày trước tòa, nữ bị cáo cho hay Công ty Nhật Cường tách riêng hai mảng tài chính và kế toán, bị cáo chỉ phụ trách tài chính. Trong các cuộc họp, Bùi Quang Huy đều nhấn mạnh bị cáo chỉ phụ trách về tiền. Đối với các nhân viên kế toán, bị cáo chỉ phụ trách về đời sống, chứ không tác động hay chỉ đạo gì về mặt nghiệp vụ.

Tiếp tục trả lời, bà Ngọc khai phần mềm ERP thể hiện toàn bộ hoạt động mua bán hàng hóa của công ty, bao gồm cả có hóa đơn và không hóa đơn. Bị cáo không biết việc nhập hàng hóa từ nước ngoài như thế nào, chỉ khi hàng về kho, bị cáo được chỉ đạo thanh toán thì mới biết. Trong phần mềm ERP, bị cáo chỉ được phân quyền sử dụng các tính năng liên quan đến việc thu, chi…

Sau hai bị cáo nêu trên, các bị cáo khác khi được hỏi đều cho biết giữ nguyên nội dung kháng cáo về việc xin giảm nhẹ hình phạt và miễn trách nhiệm bồi thường dân sự.

Vì sao VKS kháng nghị có lợi cho các bị cáo vụ đại án Công ty Nhật Cường?

[PLO]- VKS kháng nghị theo hướng không buộc các bị cáo thuộc Công ty Nhật Cường phải liên đới bồi thường số tiền 221 tỉ đồng thu lời bất chính từ hoạt động buôn lậu.

TUYẾN PHAN

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố 15 bị can liên quan vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Cường [Công ty Nhật Cường].

Vụ án Nhật Cường cùng với 4 đại án khác vào cuối năm 2020 được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu kết thúc điều tra trong năm 2020, xử lý nghiêm sai phạm của các tổ chức, cá nhân.

Trong 15 bị can, Nguyễn Thị Bích Hằng, Kế toán trưởng Công ty Nhật Cường và Nguyễn Ngọc Bảo, Giám đốc tài chính Công ty Nhật Cường, bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

13 người còn lại bị đề nghị truy tố về tội Buôn lậu, gồm: Trần Ngọc Ánh, Phó tổng giám đốc; Đỗ Quốc Huy, Giám đốc bán hàng; Trần Tất Khoa, Giám đốc Nhật Cường Quảng Châu; Lê Hoài Phương, nhân viên; Hoàng Văn Phong, Trưởng ngành hàng Apple Nhật Cường...

Quảng cáo

Công an khám xét Trung tâm bảo hành Nhật Cường, tháng 5/2019. Ảnh: Võ Hải.

7 người liên quan đang bỏ trốn, trong đó có chủ mưu Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Nhật Cường Mobile. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tách hồ sơ của những người này về các hành vi rửa tiền và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng để xử lý sau.

Quảng cáo

Theo điều tra, từ năm 2013 đến năm 2019, Công ty Nhật Cường kinh doanh mua bán điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác dưới nhiều hình thức gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp [mua hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc, buôn lậu]... rồi thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội để bán, thu lợi.

"Hành vi mua hàng của các nhà cung cấp tại nước ngoài, không khai báo hải quan, nộp thuế mà tổ chức vận chuyển trái phép về Việt Nam để tiêu thụ là có dấu hiệu tội buôn lậu", cơ quan điều tra cáo buộc.

Huy chỉ đạo nhân viên lập hai hệ thống sổ sách kế toán, trong đó một hệ thống đầy đủ thể hiện trong nội bộ công ty và hệ thống khác để đối phó với các cơ quan chức năng nhằm trốn thuế, che giấu doanh thu thật.

Cơ quan điều tra chứng minh được Huy cùng các đồng phạm, thông qua hệ thống các cửa hàng của Nhật Cường đã tiêu thụ 254.364 sản phẩm, thu trên 3.200 tỷ đồng, hưởng lợi trên 221 tỷ đồng. 947 sản phẩm còn lại chưa tiêu thụ, trị giá mua 7,7 tỷ đồng.

Toàn bộ hoạt động mua bán, thuê vận chuyển, tiếp nhận, tiêu thụ, thu tiền hàng của số sản phẩm nêu trên đều được Huy và đồng phạm ghi chép chi tiết, đầy đủ trên hệ thống phần mềm do Huy lập ra để quản lý. Đến ngày 9/5/2019, cơ quan làm rõ Huy và các đồng phạm đã nhận, nhập kho 255.236 sản phẩm; đã tiêu thụ 254.364.

Giữa tháng 5/2019, đồng loạt cửa hàng của Nhật Cường tại Hà Nội bị khám xét. Nhà chức trách khởi tố vụ án, truy nã quốc tế với Huy.

Cuối tháng 11 năm đó, vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng được mở ra để điều tra các sai phạm liên quan Nhật Cường Mobile xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và các đơn vị có liên quan. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt, khởi tố một số người từng giữ chức vụ của UBND Hà Nội, trong đó có ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh Văn phòng Thành ủy; bà Phạm Thị Thu Hường, Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư; ông Nguyễn Tiến Học, cựu phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; bà Phạm Thị Kim Tuyến, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư...

Cũng liên quan vụ án Nhật Cường, ông Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch UBND Hà Nội, vào tháng 12/2020 bị phạt 5 năm tù về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Ông Chung và vợ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Nhật Cường nên nhờ điều tra viên Phạm Quang Dũng [cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu - C03, Bộ Công an] thu thập và "nắm thông tin về hướng điều tra". Từ tháng 7/2019 đến 6/2020, ông Chung đã nhận 6 tài liệu mật về vụ án.

Công ty Nhật Cường thành lập năm 2001 với vốn điều lệ 600 triệu đồng do Bùi Quang Huy [đang bị truy nã quốc tế] làm tổng giám đốc kiêm đại diện theo pháp luật. Nhật Cường Mobile kinh doanh bán lẻ điện thoại di dộng và thiết bị công nghệ với mục tiêu trở thành "số một về iPhone" tại Việt Nam; có hơn 1.000 nhân viên làm việc chính ở Hà Nội và TP HCM.

Đến năm 2019, Nhật Cường Mobile mở 20 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, riêng ở Hà Nội có 9 cửa hàng; một trung tâm bảo hành được cho là lớn nhất khu vực phía Bắc và một trung tâm tại TP HCM.

Tại kết luận điều tra ra ngày 7/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an [C03] xác định, từ năm 2014 đến ngày 9/5/2019, Nhật Cường mua trên 255.300 sản phẩm [điện thoại iPhone, máy tính, máy tính bảng, máy nghe nhạc, Apple TV, đồng hồ và một số điện thoại nhãn hiệu khác] của 16 chủ hàng tại Mỹ, UAE, Singapore, Hong Kong... Tổng trị giá 2.900 tỷ đồng.

Nhật Cường không ký hợp đồng với các nhà cung cấp để nhập khẩu chính ngạch mà chi 72,9 tỷ đồng vận chuyển trái phép qua 9 đường dây từ Hong Kong về Việt Nam.

Khi hàng lậu được đưa về kho, Đỗ Quốc Huy, Giám đốc bán hàng của Nhật Cường, cho nhân viên nhập số IMEI [mã nhận dạng thiết bị di động quốc tế] với từng sản phẩm.

Quảng cáo

Các cửa hàng trưởng của Nhật Cường Mobile nhận mặt hàng này để bán cùng hàng nhập khẩu chính hãng trong nước, hàng từ nước ngoài có hoá đơn chứng từ. Việc trộn lẫn các sản phẩm, thiết bị buôn lậu, khiến giá thành hàng hoá tại Nhật Cường thường rẻ hơn đối thủ.

Những cửa hàng trưởng có nhiệm vụ ghi chép, hạch toán đầy đủ, chi tiết bán hàng trên hệ thống phần mềm nội bộ do Nhật Cường lập ra. Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, họ không biết về nguồn gốc hàng lậu được bán.

Tủ bày điện thoại trống trơn trong các cửa hàng khi bị cơ quan điều tra khám xét hồi tháng 5/2019 tại Hà Nội. Ảnh: Tất Định

Quảng cáo

Đỗ Quốc Huy, Giám đốc bán hàng, bị cáo buộc đóng vai trò đắc lực trong việc tiêu thụ hàng nghìn sản phẩm hàng lậu của Nhật Cường trong nhiều năm. Từ năm 2014 đến 5/2019, Huy trực tiếp quản lý và phân chia toàn bộ điện thoại di động, máy tính... nhập lậu.

Quốc Huy khai "không nhận thức được việc ông chủ mua điện thoại di động, máy tính... của các nhà cung cấp nước ngoài không có hóa đơn chứng từ, không có VAT, là buôn lậu". Chỉ sau khi bị cơ quan điều tra khởi tố bắt giam, Huy mới biết được việc này.

"Hành vi mua hàng của các nhà cung cấp tại nước ngoài, không khai báo hải quan, nộp thuế mà tổ chức vận chuyển trái phép về Việt Nam để tiêu thụ là có dấu hiệu tội buôn lậu", cơ quan điều tra cáo buộc.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định Huy còn chỉ đạo kế toán trưởng Nguyễn Thị Bích Hằng và Ngọc ghi chép số liệu liên quan hoạt động kinh doanh của Nhật Cường tại hai hệ thống số sách trên phần mềm. Việc này nhằm che giấu hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, tránh sự kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng.

Hiện, sau hơn 18 tháng điều tra, trong 13 người bị đề nghị truy tố tội Buôn lậu có 9 người từng làm việc tại Nhật Cường gồm: Trần Ngọc Anh [Phó tổng giám đốc]; Nguyễn Bảo Ngọc [Giám đốc tài chính]; Đỗ Quốc Huy [Giám đốc bán hàng]; Trần Tất Khoa [Giám đốc Công ty Nhật Cường, Quảng Châu, Trung Quốc]; Hoàng Văn Phong [Trưởng ngành hàng Apple, Công ty Nhật Cường]; Mai Tiến Dũng [Trưởng ngành hàng Điện thoại cũ, Công ty Nhật Cường]; Bùi Quốc Việt [nhân viên]; Nông Văn Lư [nhân viên]; Lê Hoài Phương [nhân viên].

Hai người bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Nguyễn Bảo Ngọc [Giám đốc Tài chính]; Nguyễn Thị Bích Hằng [Kế toán trưởng].

7 người liên quan đang bỏ trốn, trong đó có chủ mưu Bùi Quang Huy. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tách hồ sơ của những người này về các hành vi rửa tiền và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng để xử lý sau.

Video liên quan

Chủ Đề