Nội dung của bài Một người chính trực là gì

Tập đọc lớp 4 Một người chính trực là một bài học quý báu về sự chính trực. Bài viết hướng dẫn chi tiết nội dung trọng tâm bài tập đọc giúp các em học tốt.

  Tập đọc Lớp 4 Một người chính trực của nhóm tác giả Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng là bài học hay về sự chính trực. Mặc dù thông điệp của bài học tương đối gần gũi nhưng chúng vẫn còn khá mới mẻ với các em học sinh lớp 4. baiontap.com sẽ giúp các em học tốt hơn qua hướng dẫn soạn bài “Một người chính trực”.

1.1. Nội dung bài Tập đọc lớp 4 Một người chính trực

Các em xem nội dung bài Tập đọc trong SGK Tiếng việt lớp 4 tập 1 trang 36-37

1.2. Giải nghĩa các từ quan trọng trong bài:

– Chính trực : ngay thẳng.

– Di chiếu : lệnh [viết] của vua truyền lại trước khi mất.

– Thái tử : con trai của vua được chọn để nối ngôi cha.

– Thái hậu : mẹ vua.

– Phò tá : theo bên cạnh để giúp đỡ.

– Tham tri chính sự : chức quan dưới tể tướng, cùng bàn công việc triều đình với tể tướng.

– Gián nghị đại phu : chức quan giữ việc can ngăn vua để vua không làm điều trái.

– Tiến cử : giới thiệu người có tài có đức để cấp trên chọn lựa.

Lưu ý: Các em cần cố gắng luyện đọc thật tốt bài tập đọc “Một người chính trực”. Đồng thời chú ý lên giọng, hạ giọng, nhấn mạnh những điểm quan trọng, lời thoại của các nhân vật, giọng kể chuyện phù hợp.

Nội dung chính: Bài tập đọc Lớp 4 Một người chính trực kể về vị quan thanh liêm Tô Hiến Thành. Cả cuộc đời ông chính trực, chí công vô tư phụng sự cho triều đình, cho đất nước. Chính vì vậy, ông luôn được mọi người yêu kính và là tấm gương sáng cho hậu thế. Với bài tập đọc “Một người chính trực” này, các em sẽ học được nhiều bài học giá trị về đức tính trung thực, chính trực trong cuộc sống. Từ đó hình thành cho mình một nhân cách sống đúng đắn, chuẩn mực.

  Nhằm giúp các em dễ dàng nắm bắt và tiếp cận bài học, baiontap.com hướng dẫn cách soạn bài “Một người chính trực” chi tiết nhất, bám sát nội dung theo chương trình dạy và học của Bộ GD & ĐT đề ra. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong phần tập đọc lớp 4 Một người chính trực:

  2.1. Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện ở những điểm sau : 

+  Thứ nhất, ông Tô Hiến Thành đã thực hiện đúng theo di chiếu của vua Lý Anh Tông là lập thái tử Long Cán lên làm vua. Mặc dù Chiêu Linh thái hậu đã dùng vàng bạc đút lót vợ của ông nhưng ông vẫn một mực trung trực theo di chiếu của vua ban. 

+ Ông là một vị quan thanh liêm. Ông đã không ăn đút lót, không vì tiền bạc, tình thân mà đưa người khác lên làm vua, không làm trái với di mệnh của vua. 

Điều đó thể hiện rõ trong đoạn văn sau:

“Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua.”

  2.2. Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ :

+ Thứ nhất, ông Tô Hiến Thành luôn nghĩ đến quốc gia đại sự, không vì tình riêng mà đưa người không đủ phẩm chất, năng lực lên vị trí quan trọng. 

Trong lúc lâm bệnh, người thường xuyên kề cạnh bên giường bệnh chăm sóc ông là quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường. Nhưng Tô Hiến Thành không đề cử Vũ Tán Đường vào vị trí quan trọng của mình. Trái lại, ông tiến cử Trần Trung Tá. Người mà không hề chăm sóc khi ông lâm bệnh, nhưng lại là người vừa có tài vừa có đức. Qua đó chứng tỏ Tô Hiến Thành là một người chính trực, trọng dụng người tài đức, không vì tình riêng mà làm việc trái với lương tâm.

+ Thứ hai, Ông đã rất khảng khái, thẳng thắn, trung thực trong tiến cử người có tài, có đức. Đối với ông quyền lợi đất nước là trên hết. Hành động của ông đã khiến cho mọi người nể phục, kính trọng.

Điều đó thể hiện rõ trong câu nói của ông Tô Hiến Thành với thái hậu họ Đỗ:

“Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.”

  2.3. Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?

  Trả lời:

Nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành là bởi vì những người như Tô Hiến Thành là những người đáng quý. Ông đã gác tình cảm cá nhân sang một bên mà đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Ông là một vị quan thanh liêm, biết nghĩ cho đại cuộc của nước nhà. Chính nhờ những vị quan như ông, đất nước mới phát triển, nhân dân mới được nhờ, được no ấm.

  Bài tập đọc “Một người chính trực” ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, một lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành. Ông là vị quan đứng đầu hàng quan triều Lý, nổi tiếng chính trực thời xưa và được mọi người kính trọng đến ngày hôm nay. Qua đó, thế hệ hôm nay học tập được từ ông sự chính trực, trung thực, luôn đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích cá nhân.

  Trong bài Tập đọc Lớp 4 Một người chính trực có một số từ, cụm từ quan trọng các em cần tìm hiểu thêm như sau:

Đây là những từ mới, các em cần chú ý để học tập đọc hiệu quả hơn nhé.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về bài tập đọc lớp 4 “Một người chính trực” của baiontap.com, xin mời các em tham khảo. Đồng thời quý phụ huynh cũng có thể dựa theo nền tảng này để hỗ trợ các em học tốt hơn.

Chúc các em học sinh lớp 4 học tập tốt và thành công!

Một người chính trực – Soạn bài một người chính trực. Câu 1. Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? Câu 2. Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? Câu 3. Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?

Câu 1. Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
Câu 2. Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
Câu 3. Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?

Câu 1. Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ ông không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua Thành cương quyết làm theo di chiếu, lập thái tử Long Cán lên làm vua.
Câu 2. Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ cử người tài ba chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
Câu 3. Nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành vì những con người này lúc nào cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợiích riêng tư. Chính vì thế, họ làm được nhiều điều tốt đẹp cho đất nước, cho dân tộc.

Nội dung: Ca ngợi sự thanh liêm, chính trực, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – một vị quan chính trực thời xưa.

Một người chính trực

               Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.

               Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.

              Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ trên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.

            Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:

- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?

Tô Hiến Thành không do dự, đáp:

- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.

Thái hậu ngạc nhiên hỏi:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?

Tô Hiến Thành tâu: 

- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.

 [theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng]

Chính trực: ngay thẳng

Di chiếu: lệnh [viết] của vua truyền lại trước khi mất.

Thái tử: con trai của vua được chọn để nối ngôi cha.

Thái hậu: mẹ vua

Phò tá: theo bên cạnh để giúp đỡ

Tham tri chính sự: chức quan dưới tể tướng, cùng bàn công việc triều đình với tể tướng.

Gián nghị đại phu: chức quan giữ việc can ngăn vua để vua không làm điều trái.

Tiến cử: giới thiệu người có tài có đức để cấp trên cho lựa chọn.

Video liên quan

Chủ Đề