Vì sao nhà thơ đặt nhận đề là Đồng chí mà không phải đồng đội

Câu 5: trang 130 sgk Ngữ Văn 9 tập một

Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?


Tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí vì:

  • Nhan đề là kết tinh cho nội dung, chủ đề của tác phẩm. Cả bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đều gợi nhắc tới tình đồng chí, đồng đội của những người lính nông dân lần đầu ra trận trong những ngày đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ cơ sở hình thành, đến biểu hiện và cuối cùng là kết tinh của tình đồng chí qua hình ảnh đầu súng trăng treo thì tình cảm của những người lính ấy cũng được gọi tên bằng thứ tình cảm thiên liêng, bất diệt là Đồng chí.
  • Những người lính trong bài thơ Đồng chí không chỉ đơn thuần là những người cùng chung một đội mà họ đã trở thành những người bạn tri âm tri kỉ, những con người chỉ mới gặp mà tưởng chừng như đã có hẹn với nhau từ rất lâu rồi. Họ chiến đấu không chỉ để bảo vệ quê hương và những người thân yêu của mình mà cao hơn thế, là để bảo vệ dân tộc, mảnh đất mà cha ông đã phải đánh đổi bằng xương máu, mồ hôi của biết bao thế hệ. Đó là nhận thức sâu sắc và cảm động của những con người vốn dĩ chân lấm tay bùn nhưng ở họ sáng lên một tình yêu nước nồng nàn, tha thiết.
  • Cách đặt tên bài thơ là Đồng chí  cũng là một hình thức để Chính Hữu ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội cao cả và bất diệt. Đặc biệt trong hoàn cảnh quân ta đang ở thế yếu hơn, cả dân tộc đang hòa trong không khí cả đất nước ra trận thì sẽ rất cần những tình cảm có thể gắn kết con người để tạo nên sức mạnh của tập thể. Tình đồng chí, đồng đội chính là sợi dây có thể gắn kết những con người tưởng chừng như xa lạ xích lại gần nhau. Chính họ đã làm nên những kì tích, sức mạnh đáng khâm phục và cũng chính họ là những người hùng giải phóng đất nước, đưa nhân dân thoát khỏi ách nô lệ và gót giày xâm lược bạo tàn của bọn đế quốc, thực dân.


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Đồng chí

Vì sao tác giả đặt tên bài thơ là Đồng chí [bài tập SGK] ?

Sau khi đọc xong bài thơ Đồng chí trong chương trình em có thắc mắc vì sao tác giả đặt tên bài thơ như vậy không ? để giúp các em hiểu tiêu đề và giải luôn cả bài tập trong sách, dafulbrightteachers.org sẽ giúp các bạn ngay sau đây.

Xem thêm >>> Soạn bài Vì sao tác giả đặt tên bài thơ là Đồng chí

“Đồng chí” tác giả đã đúc kết cô đọng từ ngữ gói gọn bao gồm tình cảm thiêng liêng, cao cảnhững người lính nông dân anh hùng trong kháng chiến chống Pháp.“Đồng chí” những người chiến sĩ có cùng chí hướng, lí tưởng, đồng cam cộng khổ, nguyện sống chết có nhau.Hai từ ngữ dù chỉ giản đơn nhưng đã thể hiện được chí hướng của những con người cách mạnh, cùng lí tưởng được tác giả gọi tên một cách thiêng liêng và đầy trân trọng.

Hai từ thân thương “đồng chí” đã gói gọn toàn bộ nội dung và tư tưởng của bài thơ, những con người khác nhau, không thân thích từ mọi miền tập hợp lại với nhau và sẵn sàng chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp, vì đất nước ngày mai tươi sáng hơn. Những con người đó, những người lính anh dũng, cam trường vượt qua mọi khó khăn, thử thách của chiến tranh thậm chí cả cái chết cận kề trước mặt vẫn không lùi bước. Những con người đồng cam cộng khổ, đứng bên cạnh nhau chiến đấu vì nước nhà, họ xứng đáng với tên gọi “đồng chí”.

» Xem thêm:Cảm nhận về đoạn cuối bài thơ Đồng chí

Lớp 9 -
  • Phân tích khổ cuối bài Sang thu hay nhất

  • Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà bài văn 9

  • Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại bài thơ

  • Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất

  • Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Viếng lăng bác

  • Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà hay và cảm động

  • Bài viết số 3 lớp 9 đề 4: Kể cuộc gặp gỡ anh bộ đội nhân ngày 22/12

 ** Em tham khảo bài làm dưới đây nhé **

B1.

a. Đặt tên là "Đồng chí"

- Đồng chí là cách gọi khái quát về tình đồng đội gắn bó keo sơn, thiêng liêng và nghĩa tình.

- Đồng chí là những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan.

- Từ khái niệm trên cùng sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng bảo vệ Tổ quốc, những người lính từ những phương trời xa.

b. Dựa vào tên bài thơ ta thấy tình cảm của những người lính cách mạng thật đẹp và gắn bó với nhau. Thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.

B2. 

“ Đồng chí” của Chính Hữu là một bài thơ làm nổi bật lên vẻ đẹp của người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt trong khổ thơ cuối hiện lên bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ:                 “Đêm nay rừng hoang sương muối                   Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                   Đầu súng trăng treo”.

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả…. Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. Về ý nghĩa của hình ảnh này có thể hiểu: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. “Trăng” là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạng. Tôi thấy đoạn kết của bài thơ thật đẹp! Nó đã tạc vào thơ ca hiện đại chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ mà khỏe khoắn, hào hùng.

B3.

Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao : “giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.

Câu 5 [trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]

Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?

Lời giải 1

Bài thơ viết về tình đồng đội của người lính được tác giả đặt tên Đồng chí vì từ này có nghĩa chỉ những người cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đây cách xưng hô của những người trong một đoàn thể cách mạng. Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sắc tình đồng đội.

Lời giải 2

Từ “Đồng chí” không chỉ một con người cụ thể mà chỉ nhiều con người cùng chung một lý tưởng, cùng đồng cam cộng khổ với nhau để thực hiện được lí tưởng hoài bão đấy. Đồng chí ở đây không chỉ là danh từ mà nó còn thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn của những người lính. Là điểm tựa là cầu nối những người lính với nhau

Video liên quan

Chủ Đề