Vì sao lượng mưa gọi là mm


GIỚI THIỆU NĂNG LỰC TƯ VẤN ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN ĐƠN VỊ ĐÃ HỢP TÁC THÔNG TIN SỰ KIỆN HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG





Khái niệm về lượng mưa, dụng cụ đo mưa và cách đo mưa. Khái niệm về lượng mưa, dụng cụ đo mưa và cách đo mưa.

1. Định nghĩa về lượng mưa

Lượng mưa là chiều dày của lớp nước mưa [giáng thủy] rơi tại một địa điểm nào đó.

GIải thích: Nếu lấy một dụng cụ có hình trụ, đặt ở ngoài trời để đo lượng mưa thì chiều dày của lớp nước mưa đo được trong dụng cụ đo đó chính là lượng mưa. [Dụng cụ đo có chiều cao tương đối cao, không để nước mưa trong dụng cụ đo văng ra ngoài, cũng không để nước mưa ở dưới đất văng vào dụng cụ đo và trên cao không bị che chắn].

Bạn đang xem: Lượng mưa 100mm nghĩa là gì

Ví dụ:

- Lớp nước mưa trong dụng cụ đo dày 1,5cm, có nghĩa là lượng mưa 15mm.

- Lớp nước mưa trong dụng cụ đo dày 5cm, có nghĩa là lượng mưa 50mm.

2. Đơn vị của lượng mưa

Đơn vị của lượng mưa thường được sử dụng là milimet [mm] và tính số lẻ đến 0,1mm.

3. Dụng cụ đo mưa

Dụng cụ đo mưa còn được gọi là vũ lượng kế. Có rất nhiều loại vũ lượng kế, có thể tạm phân các loại vũ lượng kế như sau:

- Vũ lượng kế đơn giản;

- Vũ lượng kế tự ghi;

- Vũ lượng kế tự động.

Hiện nay, người ta thường sử dụng các loại vũ lượng kế như sau:

3.1. Vũ lượng kế đơn giản

Nguyên lý đo: Đo thủ công [do người đo trực tiếp].

Dụng cụ chính gồm: Thùng đo mưa và cốc đo mưa.

a. Thùng đo mưa

Vũ lượng kế đơn giản nhất và được sử dụng phổ biến nhất là thùng đo mưa.

Thùng đo mưa làm bằng tôn, gồm hai ngăn, được thông nhau bằng một cái phễu hình nón, có tác dụng làm giảm sự bốc hơi. Thùng có nắp để đậy khi thay thùng lúc quan trắc.

- Diện tích miệng thùng đo mưa: 200cm2.

- Chiều cao thùng đo mưa: 40cm.

- Miệng thùng đo mưa đặt cách mặt đất: 1,5m.

- Thùng đo mưa phải đặt cách xa các vật cản như nhà cửa, cây cối từ 3 lần đến 4 lần chiều cao của vật cản.

Miệng thùng đo mưa hình tròn. Vì vậy, đường kính miệng thùng đo mưa có chiều dài xấp xỉ 16 cm.

Hình 1: Bộ thùng đo mưa đo thủ công

* Cốc đo mưa

Khi đo lượng mưa, người ta không đo trực tiếp trong thùng đo mưa mà dùng cốc đo mưa để đo lượng mưa [có tác dụng phóng đại lớp nước mưa nhằm làm giảm sai số đo].

Có 2 loại cốc đo mưa: P200 và P500.

Loại cốc đo mưa thường được sử dụng là cốc đo mưa P200 [Loại cốc đo dành cho thùng đo mưa có diện tích miệng thùng S = 200cm2].

Xem thêm: 50 Denis Dang [ Đặng Đức Hiếu [@Dang, Page Not Found &Bull Instagram

Cốc đo mưa được làm bằng thủy tinh. Diện tích miệng cốc đo mưa P200 là 10cm2, chiều cao để đo của cốc là 20cm.

Trên cốc đo mưa được khắc thành 100 vạch nhỏ, mỗi vạch nhỏ chia phần chính xác đến 0,1mm, tương ứng với thể tích nước là 2cm3 [tương ứng với thể tích lớp nước có chiều dày 0,1mm của thùng đo mưa].

Hình 2: Cốc đo mưa P200

3.2. Vũ lượng kế tự ghi

Nguyên lý hoạt động: Chao lật và tự ghi lượng mưa trên giản đồ.

Các loại vũ lượng kế tự ghi hiện nay thường được sử dụng là SL 3, SL1, SL 3-1.

Hình 3: Máy đo mưa SL 3-1

3.3. Vũ lượng kế tự động

Nguyên lý hoạt động:Cảm biến và tự ghi lượng mưa trên các thiết bị điện tử [Thường được đo kết hợp với các yếu tố khí tượng khác].

Tự ghi lượng mưa, lưu lại trong bộ nhớ và khi cần thì truy xuất dữ liệu mưa bằng các phần mềm chuyên dụng.

Hình 4: Trạm khí tượng tự động Vantage – Pro2 [Hãng Davis - Mỹ]

4. Cách đo mưa thủ công

- Đến giờ quan trắc, mang thùng dự trữ thay cho thùng đang đo, đậy nắp thùng đang đo và đem vào phòng làm việc để đo. Trường hợp mưa to, đo ngay sau khi mưa hoặc trong khi mưa. Những ngày trời nắng, để tránh sự bốc hơi, nên đo ngay sau khi tạnh mưa.

- Nếu lượng mưa 10mm thì phải đo nhiều lần [vì mỗi cốc đo P200 chỉ đo được 10mm nước mưa]. Khi đo mở nắp thùng, nghiêng thùng đổ nước vào cốc đo mưa và đọc chính xác đến 0,1mm.

- Khi đọc, phải đưa mực nước trong cốc đo ngang tầm mắt của quan trắc viên.

- Ghi lượng mưa quan trắc được vào sổ đo mưa. 5. Tính lượng mưa

5.1. Lượng mưa ngày

Lượng mưa ngày được tính từ 19h ngày hôm trước đến 19h ngày hôm sau.

5.2. Lượng mưa trận

Lượng mưa trận được tính từ đầu trận mưa đến khi kết thúc trận mưa.

5.3. Lượng mưa đợt

Lượng mưa đợt được tính từ đầu đợt mưa đến khi kết thúc đợt mưa.

6. Chế độ đo mưa [thủ công]

Hàng ngày đo mưa 2 lần vào lúc 7 h và 19 h.

Và tùy theo yêu cầu, có thể đo mưa nhiều lần trong ngày.

Tuy nhiên, phải đảm bảo không để nước mưa đầy thùng thoát ra ngoài. Sau khi tạnh mưa, nếu trời nắng phải đo ngay [để tránh bị bốc hơi].

7. Ghi chép số liệu mưa [đo thủ công]

- Hàng ngày phải ghi chép số liệu mưa đo được vào sổ ghi lượng mưa.

Xem thêm:

- Đơn vị để tính lượng mưa là milimét và tính số lẻ đến 0,1 mm.

- Khi đo mưa, nếu thùng khô thì ghi vào sổ bằng một gạch ngang ngắn [-];

- Khi đo mưa, nếu có mưa nhỏ nhưng trong thùng vẫn không có nước thì ghi vào sổ bằng 2 số 0 liền nhau ở giữa có dấu phẩy [0,0].

Trong những tháng vừa qua, các cơn bão mang mưa vào nước ta làm ngập lụt khắp đất nước. Mỗi khi dự báo thời tiết, chúng ta thường nghe nhắc đến lượng mưa vài trăm hay vài chục mm. Vậy những con số đó có ý nghĩa gì và lượng mưa được đo như thế nào?

Nếu đo được lượng mưa 200mm nghĩa là nếu đất không ngấm nước, sau cơn mưa sẽ ngập 200mm, hoặc 20cm. Trên thực tế, đất sẽ ngấm nước và chảy ra sông suối. Đó là lý do ta ít khi cảm nhận trực tiếp được lượng mưa.

Việc chế tạo thiết bị đo lượng mưa khá đơn giản. Sử dụng một ống trụ tròn có đáy phẳng. Trên thành trụ đánh dấu theo đơn vị đo tương ứng như mm hay cm. Khi trời mưa, để ống trụ này ra ngoài trời và hứng mưa. Như vậy chúng ta đã có một thiết bị đo lượng mưa.

Sau cơn mưa, lượng nước mưa dâng lên vạch nào thì chính là lượng mưa đo được. Ví dụ, 25mm hay 110mm, v.v..

Một điểm cần chú ý đó là kích thước của ống trụ không quan trọng. Đó là vì thể tích của trụ được tính bằng chiều cao nhân với diện tích đáy. Và tỉ lệ mưa được tính bằng giọt mưa trên một đơn vị diện tích. Tổng hợp lại, diện tích thiết bị đo không còn quan trọng nữa.

Dĩ nhiên, nếu bạn chọn ống trụ có diện tích miệng nhỏ thì việc đo đạc sẽ rất khó khăn và kém chính xác. Nếu dùng miệng thu nước mưa to ra như hình phễu, mực nước trong ống trụ đo sẽ tăng lên nhanh chóng và ta phải chia cho tỉ lệ miệng phễu.

Vậy sau khi có kết quả, làm sao ta biết lượng mưa như vậy là lớn hay nhỏ. Giả sử ta đo được lượng mưa là 200mm, nghĩa là nước sẽ ngập trên sân 20cm. Nếu sân có diện tích 100m2 thì thể tích nước mưa sẽ là 100m2 nhân 0.2m và bằng 20m3.

Thiết bị đo lượng mưa với miệng phễu

Với một cơn mưa có lượng mưa 200mm và cái sân 100m2, bạn đã thu được 20m3 nước. Hãy tưởng tượng nếu mưa trên diện tích lớn trên nhiều tỉnh thành phố, lượng nước chảy về các sông suối sẽ khủng khiếp như thế nào.

Tái chế chai nhựa làm thiết bị đo lượng mưa

Vì sao hổ, loài được mệnh danh là chúa tể sơn lâm lại được dân ta gọi là Ông ba mươi?

Video liên quan

Chủ Đề