Vì sao logistics ảnh hưởng đến an ninh trật tự

Căn cứ Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Theo đó, hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa giữa bên làm dịch vụ với khách hàng, theo đó, bên làm dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa để nhận thù lao dịch vụ.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics, do đó, hợp đồng dịch vụ logistics có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể [theo khoản 1 Điều 74 Luật Thương mại năm 2005].

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các thỏa thuận, hợp đồng dịch vụ logistics thường được xác lập dưới hình thức văn bản. Đặc biệt, đối với những trường hợp vận chuyển hàng hoá từ khu vực thuế quan này sang một khu vực thuế quan khác, hợp đồng dịch vụ logịstics là cơ sở để thương nhân kinh doanh tiến hành các thủ tục hải quan cần thiết.

Như vậy, có thể xác lập hợp đồng dịch vụ logistics thông qua lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể, tuy nhiên, các bên nên ưu tiên lựa chọn hình thức văn bản.

Hợp đồng dịch vụ logistics phải được thể hiện bằng văn bản? [Ảnh minh họa]
 

Nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics

Về cơ bản, hợp đồng dịch vụ logistics cần đảm bảo các nội dung chính sau đây:

- Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ thực hiện;

- Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ;

- Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện hợp đồng;

- Thời gian, địa điểm thực hiện dịch vụ;

- Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm;

- Phương thức giải quyết tranh chấp.
 

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ logistics

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây theo quy định tại Điều 235 Luật Thương mại năm 2005:

- Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;

- Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;

- Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

- Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây theo Điều 236 Luật Thương mại:

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;

- Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

- Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

- Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này;

- Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;

- Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.

Trên đây là một số quy định xoay quanh vấn đề hợp đồng dịch vụ logistics. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Kinh doanh dịch vụ logistic cần những điều kiện gì?

>> Mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa logistics đầy đủ thông tin

Lượng hàng container qua cảng Đà Nẵng giảm mạnh từ đầu năm đến nay.

Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng

Đà Nẵng hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia cung ứng các hoạt động liên quan đến dịch vụ logistics, trong đó có gần 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích hợp. Lực lượng nhân lực tham gia logistics trên địa bàn Đà Nẵng hiện chiếm khoảng 2,7% nguồn lao động logistics trên cả nước và khoảng 40% nguồn lao động logistics tại Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với khoảng 14.000 lao động. Dù có lợi thế lớn song ngành logistics của Đà Nẵng hiện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Ông Trần Thanh Hải, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng, cơ sở hạ tầng logistics của Đà Nẵng chưa đồng bộ và xứng tầm với vai trò trung tâm dịch vụ logistics của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngoài ra, nguồn hàng tại chỗ cũng như thu hút nguồn hàng từ các địa phương khác còn hạn chế.

Ông Hải nói, trong bối cảnh các tỉnh miền Trung đang vươn lên bứt phá mạnh mẽ, đều đã có những quyết tâm rõ nét trong phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại thì Đà Nẵng cần khẳng định vai trò đầu tàu, trọng điểm trong phát triển kinh tế khu vực. Trong đó, cần cụ thể hóa mục tiêu trở thành trung tâm logistics bằng những việc làm cụ thể. Chẳng hạn như cần dành quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng và trung tâm logistics; cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm như cảng Liên Chiểu, di dời ga đường sắt, nâng cấp quốc lộ 14B, 14G. Đặc biệt, theo ông Hải thì Đà Nẵng cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp dịch vụ logistics ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động, kêu gọi đầu tư các trung tâm logistics công nghệ cao… đóng vai trò kết nối, thúc đẩy hàng hóa trong khu vực.

Đà Nẵng hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động liên quan tới logistics.

Để thực sự trở thành trung tâm chuỗi cung ứng dịch vụ logistics, việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông như sân bay, cảng biển, các tuyến đường bộ kết nối và hệ thống kho bãi tại các khu vực đầu mối, hệ thống xe vận chuyển đóng vai trò then chốt. Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Phước Sơn cho biết, Đà Nẵng đang đẩy nhanh tiến trình đầu tư các dự án trọng điểm để phát triển logistics trong giai đoạn tới như khu bến cảng Liên Chiểu, trung tâm logistics tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, các trung tâm logistics, cảng cạn trên địa bàn. Đà Nẵng đã quy hoạch phát triển hạ tầng logistics đến năm 2030 với tổng diện tích 229 ha, trong đó có 5 trung tâm logistics chính được bố trí tại các đầu mối giao thông, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Trong đó, trung tâm logistics cảng Liên Chiểu có vai trò là trung tâm logistics cảng biển quy mô 30 ha; Trung tâm logistics Hòa Nhơn 27 ha đặt gần nút giao giữa cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường Hoàng Văn Thái [phía Nam], có chức năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật phương tiện vận tải đường bộ, dịch vụ logistics cho luồng hàng hóa Bắc - Nam và các tỉnh lân cận trung chuyển qua Đà Nẵng. Ngoài ra còn trung tâm logistics đường sắt 5ha tại Hòa Liên; trung tâm logistics sân bay quốc tế Đà Nẵng 4ha; trung tâm logistics khu công nghệ cao 3ha [mở rộng tới 20ha].

Đà Nẵng cần sớm xây dựng các trung tâm logistics đầu mối tại khu vực cửa ngõ giao thông, khu công nghiệp.

Áp lực phải… chuyển động

Tuy mục tiêu, quy hoạch rõ ràng song việc thực hiện chuyển biến chậm, tạo thách thức lớn trên đường trở thành trung tâm chuỗi logistics của khu vực. Bởi lẽ, chính các địa phương trong vùng cũng đang đầu tư mạnh mẽ, đưa ra nhiều chính sách thiết thực để phát triển ngành logistics. Đơn cử, mới đây Thừa Thiên -Huế đã đưa ra chính sách hỗ trợ hấp dẫn cho các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây. Với mỗi chuyến bốc, trả hàng container ở cảng này, hãng tàu biển được hỗ trợ 210 triệu đồng/chuyến [điều kiện tối thiểu 2 chuyến cập cảng/tháng]. Các doanh nghiệp có hàng container xuất nhập qua cảng [trừ hàng tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh] được hỗ trợ 800 ngàn đồng/container 20 feet hoặc 1,1 triệu đồng/container 40 feet.

Hoặc tại Quảng Nam, cảng biển Chu Lai đã được quy hoạch thành cảng loại 2 [cảng quốc gia, đầu mối khu vực] đồng thời đang tiến hành đầu tư luồng Cửa Lở cho tàu 5 vạn DWT, mục tiêu là cảng chuyên dụng về container, cửa ngõ ra biển Đông của vùng Tây Nguyên, Nam Lào… Sân bay Chu Lai cũng được Thủ tướng đồng ý cho quy hoạch Trung tâm logistics container. Với lợi thế các tuyến đường bộ, cao tốc kết nối cùng với vùng hậu cần trung tâm công nghiệp, kinh tế, Quảng Nam đang thúc đẩy mở rộng sân bay, cảng biển ở Chu Lai, hình thành một trung tâm logistics tầm cỡ khu vực chứ không riêng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Những "chuyển động" từ các địa phương lân cận không chỉ tác động lâu dài mà trước mắt lĩnh vực logistics đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Đơn cử về vận tải biển, lượng hàng container qua cảng Đà Nẵng từ đầu năm đến nay đã giảm hơn 9%.

Rõ ràng, các địa phương lân cận đều có chuyển động cụ thể, mạnh mẽ để phát triển ngành logistics. Điều này đặt áp lực, đòi hỏi Đà Nẵng cần có động thái chuyển động cụ thể, khẩn trương nếu không muốn hụt hơi trong tiến trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm chuỗi dịch vụ logistics của khu vực.

HẢI QUỲNH

Video liên quan

Chủ Đề