Vì sao châu Âu lại có khí hậu như vậy

Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy:

Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành:

Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông:

Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:

Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:

Các sông quan trọng ở châu Âu là:

Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng:

Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường:

Địa hình chủ yếu của châu Âu là:

Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là:

Nguyên nhân đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới là do:

Nguyên nhân khí hậu châu Âu mang tính hải dương sâu sắc là do:

Bạn đang chuẩn bị đi du lịch Châu Âu và muốn biết Châu Âu có khí hậu gì, đi Châu Âu mùa nào đẹp nhất, Châu Âu đang là mùa gì thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Cattour nhé!

Đại bộ phận lãnh thổ Châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực có khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.

Các nước vùng ven biển Tây Âu và một số nước Bắc Âu như Anh, Pháp, Ireland, Na Uy... có khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0 độ C. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn [khoảng 800 – 1000 mm/ năm], có nhiều sương mù, đặc biệt là về mùa thu đông. Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò lớn làm cho khí hậu các nước này ấm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.

Các nước Bắc Âu ở phía đông như Thụy Điển, Phần Lan có khí hậu ôn đới lục địa lạnh, rất lạnh vào mùa đông, tuyết rơi nhiều và dày, mùa hè mát mẻ.

Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều hơn, mùa hạ nóng và có mưa.

Ở các nươc Nam Âu, ven biển Địa Trung Hải vào màu thu đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hè nóng, khô.

Hãy lựa chọn địa điểm đi du lịch Châu Âu phù hợp nhất với nhu cầu của bạn nhé!

Tìm hiểu chi tiết về Châu Âu

II. Các mùa ở Châu Âu

Mùa xuân ở Châu Âu bắt đầu từ khoảng tháng 2 cho đến tháng 4. Vào thời gian này ở một số nước ở phía đông Bắc Âu và phía bắc Đông Âu là thời điểm tuyết bắt đầu tan, trời vẫn còn khá lạnh và có mưa nhiều. Bạn không nên đến những khu vực này vào mùa xuân vì thời tiết lúc này khá khó chịu và ẩm ướt.

Thay vào đó bạn có thể lựa chọn các nước sát biển ở hoặc phía Nam và Tây Âu [như: Hà Lan, Pháp, Bỉ, Na Uy...] có thời tiết ấm và ít mưa hơn. Ở các nước này vào mùa xuân cũng là thời điểm có nhiều hoa nở nhất.

Màu xuân ở Pháp ngập tràn sắc hoa anh đào

Ở Hà Lan thì có những vườn hoa tulip rực rỡ sắc màu

Thông tin thêm: Du lịch Châu Âu mùa xuân – mùa Châu Âu ngập tràn trong sắc hoa rực rỡ

Mùa hè ở Châu Âu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8. Màu hè là thời điểm vô cùng thích hợp để đi du lịch Châu Âu. Lúc này thời tiết Châu Âu nóng hơn nhưng vẫn vô cùng mát mẻ, đêm ngắn, ngày dài nên bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để đi tham quan vui chơi ở ngoài trời. Vào thời gian này các bạn có thể tham quan hầu hết các nước ở các khu vực khác nhau ở Châu Âu như: Pháp, Luxembourg, Ý, Bỉ, Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp...

Vào mùa hè thì bạn hãy đến Hy Lạp nhé

Siêu đẹp luôn

Xem ngay: Châu Âu mùa hè có gì hấp dẫn, tại sao nên đi du lịch Châu Âu mùa hè???

Mùa thu là thời gian lãng mạn nhất ở Châu Âu. Tháng 9, tháng 10, tháng 11 là thời điểm cả Châu Âu khoác lên mình chiếc áo vàng rực rỡ của mùa cây thay lá. Thời tiết ở Châu Âu lúc này vô cùng dễ chịu, những con đường tràn ngập nắng vàng, lá vàng sẽ khiến bất kì ai cũng phải mê mẩn. Các nước ở Bắc Âu như Đan Mạch, Thủy Điển, Phần Lan, Na Uy hay Séc, Hungary, Slovakia, Pháp, Đức, Áo... là những nước rất thích hợp để đi tour du lịch Châu Âu khi mùa thu đến.

Vào mùa thu Châu Âu khoặc lên mình bộ áo vàng rực rỡ

Con đường nhỏ lãng mạn

Tham khảo: Mùa thu Châu Âu vào tháng mấy, đến Châu Âu mùa thu chạm tay vào thu vàng

Màu đông Châu Âu thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết lúc này khá lạnh. Đặc biệt là ở các nước Bắc Âu và phía Bắc Đông Âu có tuyết rơi dày và nhiều. Nếu muốn ngắm tuyết hay trượt tuyết thì đây sẽ là thời điểm lý tưởng dành cho các bạn, đây cũng là thời điểm bạn có thể đón không khí giáng sinh và năm mới nhộn nhịp, đông vui tràn ngập khắp nơi. Lapland ở Phần Lan – nơi được coi là quê hương của ông già Noel luôn là điểm đến đến hấp dẫn trong mùa đông Châu Âu. Ngoài ra bạn cũng có thể đến Séc, Áo, Đan Mạch, Thủy Điển...

Lapland ở Phần Lan - quê hương của ông già Noel

Gặp ngỡ những chú tuần lộc đáng yêu

Đừng bỏ qua: Đi du lịch Châu Âu mùa đông thực hiện giấc mơ tuyết trắng

Như vậy bài viết này đã trả lời được câu hỏi “Châu Âu có khí hậu gì”. Tuy nhiên, mỗi mùa ở Châu Âu đều có một vẻ đẹp khác nhau, tùy vào cảm nhận của mỗi người thì sẽ có những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi “Đi Châu Âu mùa nào đẹp nhất”.

Hãy chọn một mùa đẹp nhất ở Châu Âu theo cảm nhận của bạn và lên kế hoạch đi Châu Âu thôi nào.

Tham khảo thêm các tour du lịch Châu Âu của Cattour để có được những chuyến du lịch như ý!

Thông tin hữu ích:

Bạn đã biết Châu Âu ở đâu, Châu Âu nằm ở phía nào, Châu Âu hiện có bao nhiêu quốc gia???

Top 15 món ăn Châu Âu nhất định phải thử khi đi du lịch Châu Âu

Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet

Châu Âu đang gánh chịu một trong những hình thái thời tiết cực đoan nhất khiến người dân khốn khổ. 

Những tháng gần đây, châu Âu đang trải qua một trong những mùa hè tồi tệ nhất trong lịch sử khi nắng nóng, sóng nhiệt và thảm họa cháy rừng, hạn hán diễn ra liên tiếp. Tháng 7 vừa qua là lần đầu tiên trong lịch sử nhiều vùng ở nước Anh chứng kiến mức nhiệt trên 40 độ C.

Chỉ trong 3 đợt nắng nóng trong 2 tháng vừa qua, cả châu lục đã bị hạn hán càn quét. Những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến miền Nam nước Pháp và các nước Địa Trung Hải. Thậm chí, những nơi ở xa hơn về phía Bắc như Anh cũng chịu chung số phận và bắt đầu phải tiến hành các chính sách hạn chế sử dụng nước.

Hạn hán tại châu Âu được ghi nhận là tồi tệ nhất trong 500 năm qua, khiến nhiều dòng sông cạn khô, đe dọa sản xuất công nghiệp, giao thông và hệ sinh thái.

Trong khi đó, Tây Ban Nha vẫn tiếp tục ghi nhận những đám cháy rừng nghiêm trọng trong vài tuần qua. Hôm 17/8, đám cháy ở Alicante đã được một cơn dông làm bùng lên, thiêu rụi ít nhất 3.500ha và khiến 1.000 người dân địa phương phải sơ tán.

Theo Simon Clark, tiến sĩ vật lý lý thuyết về khí quyển từ Đại học Exeter, Anh Quốc, nguyên nhân cơ bản cho sóng nhiệt của châu Âu là do một khối áp cao "trấn giữ" khí quyển châu lục này.

Vùng áp cao này được tạo ra bởi "dòng tia" - những luồng gió thổi nhanh trong các dòng hẹp nằm ỏ độ cao đỉnh tầng đối lưu [hơn 8km phía trên bề mặt Trái Đất] tại khu vực vĩ độ trung bình như châu Âu. Dòng tia vốn được tạo ra bởi chênh lệch nhiệt độ giữa vùng xích đạo và vùng cực cũng như việc tự quay quanh trục của Trái Đất.

Khối khí nóng đẩy lên từ Bắc Phi bị giữ lại bởi dòng tia.

Những "dòng tia" khí này thường "lang thang" quanh vùng vĩ độ trung và trở thành những bức tường điều hướng các khối khí trong khu vực này. Tuy nhiên, vào đợt sóng nhiệt hồi tháng 7 vừa qua, những dòng tia này bị "kẹt" lại trong một mô hình cố định phía trên bầu trời châu Âu. Nó cho phép khối khí nóng từ Bắc Phi thổi ngược lên châu lục này và ngăn những khối khí mát từ những vùng khác thổi đến.

"Hệ quả là một vùng áp cao được tạo ra và 'bẫy' không khí một chỗ, khiến nó càng lúc càng nóng thêm dưới điều kiện trời quang, không thể phân tán và di chuyển, tạo ra nhiệt độ cao kỷ lục đến mức chết người", Clark giải thích.

Nhưng tất nhiên, vấn đề "nóng" nhất mà giới khoa học cũng như những người quan tâm đến môi trường quan tâm là: Tất cả những yếu tố trên có phải được tạo ra bởi biến đổi khí hậu hay không?

Đầu tiên, cần phải hiểu rằng có sự khác nhau cơ bản giữa thời tiết và khí hậu. Thời tiết là diễn biến các hiện tượng khí hậu trong thời gian ngắn ở một khu vực giới hạn như ngày, giờ... Còn khí hậu là đặc trưng, quy luật của một khu vực rộng lớn diễn ra trên chu kỳ dài, có tính lặp đi lặp lại hàng năm.

Trong điều kiện "bình thường", khí hậu sẽ không thay đổi quá nhiều qua các năm và nền nhiệt trung bình sẽ ổn định ở một mức nào đó, với những ngày lạnh sâu và những ngày nóng đạt đỉnh [sóng nhiệt]. Do vậy, thực tế mà nói thì sóng nhiệt là một hiện tượng bình thường của tự nhiên.

Vấn đề là ở chỗ trong những thập kỷ gần đây, biểu đồ dữ liệu nhiệt của Trái Đất không còn là một hình đi ngang, mà có xu hướng tăng dần qua các năm. Những ngày được coi là sóng nhiệt trong quá khứ đã trở nên thường xuyên hơn, với mức nhiệt thậm chí cao hơn ở thời điểm hiện tại.

Một nghiên cứu tại Anh được công bố năm 2020 đã có kết luận về xu hướng này và nhận định khả năng xảy ra một ngày nóng hơn 40 độ C tại nước này sẽ là gần như bằng 0 nếu không có bàn tay tác động của con người.

Hơn nữa, kiểu thời tiết trên 40 độ C này vốn có tần suất 100-1000 năm mới có một lần trong điều kiện tự nhiên, đã giảm xuống 100-300 năm/lần ở thời điểm hiện tại và có thể xuống 3,5 năm/lần vào năm 2100 trong viễn cảnh khí thải duy trì ở mức cao.

Tóm lại, sóng nhiệt và các hiện tượng cực đoan hiện tại ở châu Âu được tạo điều kiện bởi biến đổi khí hậu. Chưa hết, tin xấu với cư dân lục địa già là xu hướng xuất hiện sóng nhiệt tại đây đang tăng nhanh gấp 3-4 lần so với những địa điểm khác cùng vĩ độ.

Sóng nhiệt còn được tìm thấy liên hệ với một hiện tượng khác đó là các dòng tia bị chia 2 do hiện tượng mặt đất tại Bắc Cực đang trở nên ấm hơn biển rất nhiều vào mùa hè - dĩ nhiên, điều này cũng được thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu do con người.

Là một châu lục với nhiều quốc gia phát triển, trên thực tế một, hai đợt sóng nhiệt không phải vấn đề quá lớn tại châu Âu [trừ một số khu vực như tại Anh - khi đường sắt vốn được thiết kế để vận hành trong điều kiện dưới 35 độ C].

Điều đáng lo không phải một đợt sóng nhiệt như vừa qua, hay nói chung là một sự kiện thời tiết cực đoan, mà là nguy cơ xảy ra một chuỗi những thảm họa như vậy.

Lính cứu hỏa trong ngọn lửa điên cuồng phía Đông Athens, Hy Lạp, hôm 20/7 vừa qua.

Những khu vực bị cháy trên núi Saint-Michel tại Pháp hôm 22/7.

Kể cả một đợt sóng nhiệt duy nhất có nóng hơn bình thường, hệ thống cơ sở hạ tầng, cứu hỏa và lượng nước dự trữ của châu lục hay hệ thống y tế tất nhiên có thể miễn cưỡng đáp ứng được. Điều chúng ta không thể biết được là lục địa già có thể trụ được qua một đợt sóng nhiệt này và lại một đợt khác đến ngay sau đó chỉ 2 tuần hay không.

Clark nhấn mạnh rằng tần suất của những hiện tượng cực đoan còn đáng lo ngại hơn nhiều so với sự gia tăng mức độ tiêu cực của chúng. Dù phát triển, châu Âu chưa từng được thiết kế một hệ thống chống chọi với hàng chuỗi những sự kiện cực đoan liên tiếp gối đầu nhau, dù là sóng nhiệt, bão cấp 5...

Dù rằng xu hướng không thể tránh khỏi lúc này là tần suất xuất hiện của sóng nhiệt hay các hiện tượng cực đoan sẽ tăng lên, ít nhất con người có thể phần nào giới hạn tốc độ gia tăng của nó, cũng như khả năng xảy ra các thảm họa liên tiếp gối đầu nhau.

Mùa hè lịch sử này tại châu Âu sẽ trở thành "bình thường mới" nếu lượng khí nhà kính tiếp tục gia tăng nhanh.

Chìa khóa cho hy vọng đó là giảm khí thải nhà kính ngay lúc này. Như Clark giải thích, khí quyển là một hệ thống có tính tích lũy, nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất chúng ta có thể làm để làm giảm nồng độ CO2 trong khí quyển đều có ích. Do đó, lập luận "một mình tôi bảo vệ môi trường để làm gì khi mọi người đều đang tàn phá nó?" là vô nghĩa.

Nếu không can thiệp kịp thời, thế hệ tương lai có lẽ sẽ coi mùa hè thảm họa vừa rồi của châu Âu là "bình thường mới".

Nguồn: Euronews, tổng hợp

Trời nóng như vậy tại sao người dân châu Âu không lắp điều hòa?

Video liên quan

Chủ Đề