Vì sao cây cau không thể tiến hành giâm cành

Giâm cành: Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống đất. Sau thời gian từ cành giâm ra rễ hình thành cây mới . Ghép mắt [ghép cành]: Dùng một bộ phận sinh dưỡng [mắt, chồi, cành] của một cây gắn vào một cây khác [gốc ghép]. Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất. Sau thời gian khi cành ra rễ,cắt khỏi cây mẹ đem trồng xuống đất.

=> Cây cau là không thể áp dụng, cau là cây không có cành, chỉ có các lá chét mọc chi chít với nhau, cau chỉ được trồng bằng hạt.

Reactions: Oahahaha

Câu hỏi: Giâm cành là gì?

Trả lời:

Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới.

Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về các loại dinh sản ở cây và vận dụng làm bài tập nhé!

I. Sinh sản sinh dưỡng do con người

- Là hình thức sinh sản do con người thực hiện trên các bộ phận của cơ quan dinh dưỡng và dựa vào khả năng tái sinh của cây. Gồm 3 hình thức:

1. Giâm cành

- Khái niệm: giâm cành là cắt 1 đoạn cành nào đó có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- Một số cây thường được trồng bằng cách giâm cành như: sắn, rau ngót, mía, dâu …

- Đặc điểm của của cây đem giâm cành là: cành phải có các mấu, trên cành có đủ mắt, chồi, có khả năng tạo rễ phụ nhanh.

Ưu điểm của giâm cành

– Khả năng nhân giống nhanh, thuận lợi khi trồng diện tích lớn

– Tạo ra nhiều cây với nguồn nguyên liệu ít, tiết kiệm tiền mua giống

– Cây trồng giữ được đặc tính của bố mẹ

– Rút ngắn thời gian sinh trưởng để cây nhanh cho ra hoa, quả

2. Chiết cành

- Khái niệm: chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

- Một số cây thường dùng để chiết cành là: bưởi, nhãn, cam, chanh…

Những cây này thường được dùng để chiết cành chứ không dùng giâm cành vì chúng ra rễ phụ rất chậm nếu đem giâm xuống đất có thể làm chết cành đem đi giâm.

3. Ghép cây

- Khái niệm: ghép cây là đem cành [cành ghép] hoặc mắt [mắt ghép, chồi ghép] của cây này ghép với cây khác cùng loại [gốc ghép] để cho cành ghép hoặc mắt ghép tiếp tục phát triển.

- Khi mắt ghép phát triển được 1 thời gian người ta sẽ cắt phần trên của gốc ghép đi để tập trung chất dinh dưỡng nuôi mắt ghép.

II. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây

Từ các thành phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

Cây rau má bò trên mặt đất ẩm: Mỗi mấu thân đều có chồi và rễ. Mỗi mấu thân như vậy sẽ tạo thành một cây mới.

Củ gừng để ở nơi ẩm: khi đó củ gừng sẽ nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

Củ khoai lang để ở nơi ẩm: củ khoai lang hút ẩm, nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

Lá thuốc bỏng có hình thành các cây con có chồi và rễ quanh rìa lá, một thời gian, các cây con rơi xuống đất ẩm ta được cây mới.

III. Câu hỏi luyện tập

1. Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?

Đáp án:

Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.

2. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?

Đáp án:

Giâm cành là rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất.

Chiết cành là rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.

* Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.

* Những cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam, cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.

3. Hãy cho một vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt?

Đáp án:

Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác [như cam với bưởi] hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau [như táo với táo].

4. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất?Vì sao?

Đáp án:

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:

- Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.

- Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn [hàng vạn đến hàng triệu] cây con làm giống.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

– Đoạn cành có đủ mắt đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì?

– Hãy cho biết giâm cành là gì?

– Hãy kể tên một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành? Cành của những cây này thường có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được?

Lời giải:

– Sau một thời gian đoạn cành sẽ ra rễ và mầm non mới và phát triển thành một cây mới.

– Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

– VD: Rau ngót, sắn, khoai lang, … cành giâm phải là cành không non, không già, có đủ mắt chồi.

– Chiết cành là gì?

– Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt?

– Hãy kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành? Vì sao những cành này không được trồng bằng cách giâm cành?

Lời giải:

– Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

– Vì khi chiết cành chúng ta bóc 1 lớp vỏ, khoanh vỏ chỗ cắt đã làm đứt mạch rây của cành nên chất hữu cơ do lá chế tạo ra vận chuyển xuống dưới bị tích tụ lại ở mép vỏ phía trên. Khi gặp độ ẩm của bầu đất làm cho cành ra rễ ở tại đó.

– VD: Bưởi, hồng xiêm , cam, chanh,…thường được trồng bằng cách chiết cành, không được trồng bằng cách giâm cành vì cành của các loại cây này ra rễ phụ rất chậm nên nếu giâm xuống đất cành dễ bị chết.

Lời giải:

Ghép mắt gồm 4 bước chính:

– B1: Rạch vỏ gốc ghép

– B2: Cắt lấy mắt ghép

– B3: Luồn mắt ghép vào vết rạch

– B4: Buộc dây để giữ chặt mắt ghép

Lời giải:

   Cành giâm phải có đủ mắt, chồi mới có thể phát triển thành cây mới . Vì: từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới, từ chồi sẽ mọc lên các mầm non.

Lời giải:

   – Giâm cành: là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ và phát triển thành cây mới. Vậy giâm cành rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất, chiết cành rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.

   – Chiết cành: là làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

* Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.

* NHững cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.

Lời giải:

  Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác [như cam với bưởi] hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau [như táo với táo].

Lời giải:

      Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất, vì:

     – Chỉ cần một mảnh mô nhỏ của cây mẹ đã đủ để tiến hành nhân giống.

     – Hiệu suất nhân giống cao: sau khi nhân giống thành công, từ một mẩu mô của cây mẹ trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn [hàng vạn đến hàng triệu] cây con làm giống. Các cây con giống nhau và giữ nguyên bản chất của cây mẹ.

Ngoài trồng cây bằng hạt giống thì giâm cành là một phương pháp trồng cây vô cùng nhanh chóng được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện đúng kỹ thuật và giâm cây thành công. Để các bạn không phải thất bại khi giâm cành nữa, Đặng Gia Trang sẽ chia sẻ cho các bạn kỹ thuật giâm cành chuẩn nhất trong bài viết dưới đây!

Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, trồng cây mới mà không cần dùng hạt. Đây là biện pháp sử dụng một nhánh, lá, thân từ cây mẹ, cắm vào đất hoặc nước để tự nó ra rễ, sống độc lập và hình thành cây mới.

– Khả năng nhân giống nhanh, thuận lợi khi trồng diện tích lớn

– Tạo ra nhiều cây với nguồn nguyên liệu ít, tiết kiệm tiền mua giống

– Cây trồng giữ được đặc tính của bố mẹ

– Rút ngắn thời gian sinh trưởng để cây nhanh cho ra hoa, quả

– Rau ăn lá: rau muống, rau ngót, rau húng, hương thảo, bạc hà, húng quế, lá lốt, diếp cá, cần tây, lá é,…

– Rau ăn củ quả: khoai lang, mì, hành, gừng, tỏi,…

– Cây ăn quả: cây lê, cây táo, cây sung, cây nho,…

– Hoa kiểng: hoa hồng, hoa giấy, cây xanh, cây liễu, vạn niên thanh, lưỡi hổ,thường xuân, phú quý, sen đá,…

Cành giâm thành công

4.1 Chuẩn bị dụng cụ

– Dao, kéo cắt cành chuyên dụng

– Chậu, bầu trồng

– Giá thể

– Chất kích rễ

4.2 Cách cắt cành giâm

– Dùng kéo sạch hoặc dao bén để cắt một cành từ cây mẹ đang trồng, chọn cành khỏe mạnh, không nhiễm bệnh trên cây.

– Tìm cành không quá già cũng không quá non, tốt nhất là cành bánh tẻ [chỗ có chảng nhánh hình chữ Y]. Những cành này có cơ hội sống tốt nhất khi giâm.

– Cắt mỗi cành cần dài khoảng 10 – 15 cm. Cắt bỏ lá trên cành chỉ giữ lại khoảng 3 lá.

– Thời điểm cắt tốt nhất là luôn luôn vào sáng sớm, khi cây mẹ vẫn còn cứng, đầy nước. Điều này đảm bảo cơ hội đâm rễ mạnh mẽ.

4.3 Ngâm kích rễ

Nước mật ong: Trộn 1 phần mật ong với 3 phần nước nóng, để nguội, sau đó nhúng cành giâm vào nước pha mật ong là một cách kích thích ra rễ hiệu quả.

Giấm táo và quế: Pha 1 muỗng giấm táo với 1lít nước, sau đó nhúng cành giâm vào và lấy ra vùi cành vào bột quế xay sẽ giúp kích rễ dễ dàng.

Làm nước lá liễu: Cắt cây liễu non tươi thành từng đoạn dài 3cm. Cho chúng vào bình, đổ 1/3 cành vào 2/3 nước sôi. Đặt bình ở nơi có nắng ít nhất 24 giờ. Sau đó sử dụng nước này để tưới nước cho cành giâm.

Đối với các loại cây khó ra rễ thì có thể ngâm thuốc kích rễ theo liều lượng khuyến cáo để cây dễ ra rễ hơn.

Kỹ thuật giâm cành nhờ nước liễu

4.4 Chuẩn bị giá thể

Giá thể để giâm cành cần phải thật tơi xốp, sạch khuẩn, thông thoáng, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng hữu cơ. Có thể trộn giá thể theo tỉ lệ 4 đất : 3 phân trùn quế : 2 mụn dừa : 1 trấu hun hoặc sử dụng đất sạch SFARM dùng riêng cho từng loại cây khác nhau như rau ăn lá, rau ăn củ quả, cây ăn quả, hoa – kiểng.

4.5 Tiến hành giâm hom

– Cho giá thể vào khay, thùng xốp, bầu nilon hoặc lên liếp đất để trồng tùy vào loại cây và tùy điều kiện trồng, chiều cao giá thể khoảng 20cm.

– Cắm cành giâm vào giá thể, nghiêng một góc 45 độ, chiều sâu khoảng ½ độ dài cành giâm. Việc cắm nghiêng nhằm tăng diện tích tiếp xúc của cây với đất để kích rễ mọc nhiều hơn.

4.6 Chăm sóc khi giâm

– Đặt chậu giâm ở nơi có mái che khoảng 60% sáng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp dễ làm cành giâm bị khô héo.

– Nhiệt độ tốt nhất cho chậu giâm là 20 – 25 độ C

– Tưới nước giữ ẩm cho giá thể thường xuyên khoảng 85 – 90% ẩm, nhưng vẫn đảm bảo thoát nước tốt, không ngập úng.

4.7 Đưa ra vườn trồng

– Cành giâm sống khi đã ra rễ và xuất hiện các chồi non.

– Tập nắng cho cây quen dần bằng cách tăng ánh sáng để cây không bị sốc, cháy lá.

– Sau đó đưa ra vườn trồng, tưới nước đầy đủ cho cây.

Lưu ý: Tại sao giâm cành ra lá non nhưng vẫn bị chết?

– Rất nhiều người gặp phải trường hợp cành giâm ra lá non rất nhiều nhưng lại không sống được.

– Nguyên nhân do trong thân còn dinh dưỡng, các chồi mới đã lấy dinh dưỡng để ra lá trông như đã sống. Thực tế khi nhổ lên thì phần cắm vào đất bị đen và thối hỏng, không hề ra rễ.

– Để tránh tình trạng này thì trước khi trồng nên chọn đúng cành bánh tẻ, chiều dài cành phải hợp lý tùy theo loại cây, đặc biệt nên ngâm với kích rễ và cắm cành xiên một góc 45 độ.

Như vậy là Đặng Gia Trang đã chia sẻ hết những thông tin về phương pháp giâm cành cũng như các bước giâm cành hiệu quả cho vườn nhà. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thể tự tay thực hiện giâm cành hiệu quả nhé. Chúc các bạn thành công!

Sfarm.vn

*Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề