Ví dụ về tính phổ biến của quyền con người

LỜI MỞ ĐẦUQuyền con người là nền tảng mà trên đó xã hội loài người được xâydựng và cuộc sống của cá nhân mới có ý nghĩa. Quyền con người là biểutrưng phân biệt của loài người, cũng như dấu hiệu cụ thể có thể được xácđịnh tính nhân loại chung của chúng ta. Nó phản ánh lại trình độ phát triểncủa con người, phản ánh các tinh hoa, các giá trị kết tinh của loài người quahàng thế kỷ.Do đó, vấn đề quyền con người luôn là vấn đề nóng và nhận đượcnhiều sự quan tâm, nghiên cứu từ nhiều phía, từ nhiều thành phần tầng lớpxã hội cùng như từ mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…Để tìm hiểu về quyền con người, trước hết ta phải tìm hiểu về cácthuộc tính, tính chất của quyền con người, cũng như mối liên hệ giữa cáctính chất. Qua đó thấy được các tinh hoa văn hóa nhân loại, các chuẩn mực,thấy được giá trị nhân văn và giá trị tinh thầnSau đây em xin trình bày các nội dung đó ở bài tiểu luận dưới đây:1I. Khái niệm và các thuộc tính của quyền con người1. Khái niệmQuyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnhvực như đạo đức, chính trị, pháp lý... Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiềuđịnh nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con ngườitheo những góc độ khác nhau. Một định nghĩa rất phổ biến thường đượctrích dẫn bởi các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên: Quyền con ngườilà những quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừahưởng đơn giản vì họ là con người. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa củaVăn phòng cao ủy Liên hợp quốc thường xuyên được trích dẫn bởi các nhànghiên cứu: quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tácdụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sựbỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơbản của con người.2. Tính chất của quyền con ngườiQuyền con người có những tính chất cơ bản sau đây: Tính phổ biến:Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con ngườiđược áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, dân tộc,giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Con người, dù ở trongnhững chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhauvẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyền và sự tự docơ bản.2 Tính đặc thù:Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người nhưngmức độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhâncủa từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà ngườiđó đang sống. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con ngườimang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực đó. Ví dụ: ở các nước Tây Âu, do điều kiện kinh tế pháttriển nên con người ở đây được hưởng chế độ an sinh xã hội tốt hơn nơikhác. Ngược lại, ở một số nước châu Á, do kinh tế còn chậm phát triển nênmức độ thụ hưởng an sinh xã hội thấp hơn. Tính không thể bị tước bỏ:Trong quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con ngườikhông thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủthể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thểđặc biệt mới có thể hạn chế quyền con người. Ví dụ: tù nhân bị giam do thựchiện hành vi phạm tội. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền:Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việcthực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia. Ngược lại, khicó một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác. Ví dụ: nếumột người không được làm việc, không có một mức sống đảm bảo cho sựsống còn của cá nhân thì người đó sẽ ít chú ý đến các quyền dân chủ nhưQuyền bầu cử hoặc Quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội.3 Tính không thể phân chia:Tính không thể phân chia [indivisible]: Thể hiện ở chỗ các quyền conngười đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyềnnào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào, bởi lẽ việc tước bỏ hay hạn chếbất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự pháttriển của con người.Tuy nhiên, tùy bối cảnh và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiênthực hiện một số quyền con người nhất định [ví dụ, khi có dịch bệnh đe dọa,quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế, hoặc cần cónhững quyền đặc biệt cho do phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểusố... do đây là những nhóm yếu thế]. Điều này không có nghĩa là cácquyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà bởi vì các quyền đótrong thực tế có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với cácquyền khác. Tính bình đẳngĐiều 1 và 2 của bản tuyên ngôn nhân quyền của LHQ đã khẳng định:“Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi,có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngônnày không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào… hạn chế chủ quyền.”Con người sinh ra có thể khác nhau về chủng tộc, giới tính, tínngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội, nhưng đó không phải là căn cứ phân biệttrong việc hưởng các quyền và thưc hiện các nghĩa vụ.Nguyên tắc bình đẳng phản ánh những nội dung căn bản, đó là, tất cảmọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bịphân biệt đối xử. Quyền bình đẳng được thể hiện trong tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xãhội và pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của con người không bị phân biệt bởi4giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vịxã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, con người được hưởng quyềnvà nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhauDo vậy, có thể hiểu tính bình đẳng một cách khái quát là quyền đượchưởng tất cả các quyền con người như nhau ở mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàncảnh Tính tự nhiênBắt nguồn từ chỗ coi con người là một thực thể tự nhiên, nên quyềncon người phải là quyền "bẩm sinh", Khái niệm những quyền “bẩm sinh”được hiểu là quyền vốn có của con người mà nếu không được hưởng thìchúng ta sẽ không thể sống như một con ngườiĐồng thời đây cũng là "đặc quyền", nghĩa là quyền con người, quyềnlợi của con người với tư cách là người, gắn liền với cá nhân con người,không thể tách rời.Các quyền con người có tính tự nhiên, do đó nó không phụ thuộc vàophong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giaicấp, tầng lớp, tổ chức hay nhà nước nào; và không một chủ thể nào, kể cảcác nhà nước có thể ban phát hay tước bỏ đi các quyền con người. Tính pháp lýNgược lại với tính tự nhiên, có một số quan điểm cho rằng quyền conngười có tính pháp lý. Nó cho rằng quyền con người không phải là những gìbẩm sinh vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước qui định, banhành cụ thể bằng pháp luật.Nói cách khác, tính pháp lý thể hiện quyền con người ở một góc độkhác, quyền con người ở đây bị giới hạn bởi các qui định pháp luật, có5phạm vi phụ thuộc vào một không gian và thời gian nhất định, và phụ thuộcchủ yếu vào ý chí của tầng lớp thống trị cũng như các yếu tố về điều kiệnkinh tế xã hội, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa… của từng xã hội.II. Mối quan hệ giữa tính đặc thù và tính phổ biến theo phương diệntriết họcTriết học Mác-Lênin cho rằng, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,thông qua cái riêng nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, chứ khôngthể ở ngoài cái riêng. Để phát hiện cái chung cần xuất phát từ những cáiriêng, từ những sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ cụ thể chứ không thểxuất phát từ ý muốn chủ quan của con người. Mặt khác, vì cái chung chỉ tồntại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ phận đó tác động qualại với những bộ phận, những yếu tố còn lại của các riêng - những cái khônggia nhập vào cái chung - nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cáiriêng, dưới dạng đã bị cải biến.Từ đó, một kết luận được rút ra là, bất cứ cái chung nào khi áp dụngvào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hóa. Nếu không chú ý tớisự cá biệt hóa đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hóa cái chungthì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, giáo điều. Ngược lại, nếuxem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hoá cái đơnnhất, thì sẽ rơi vào sai lầmNhư trên đã nói, tính phổ biến của quyền con người gắn với cáichung, tính đặc thù gắn với cái riêng. Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vàotừng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá. Nêu không chú ý tới sự cábiệt hoá đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung thì sẽrơi vào sai lầm của những người tả khuynh, giáo điều. Ngược lại, nếu xem6thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hoá cái đơn nhất, thìsẽ rơi vào sai lầm của những người hữu khuynh, xét lại.Tính phổ biến và tính đặc thù là hai mặt đối lập, cùng tồn tại khôngthể tách rời trong phạm trù quyền con người. Sự phát triển của quyền conngười chính là quá trình đấu tranh giữa hai mặt đối lập đó. Tính phổ biến vàtính đặc thù tuy đối lập nhau nhưng không triệt tiêu nhau, chúng cùng tồn tạitrong quyền con người. Một quyền có tính phổ biến không có nghĩa là quỵềnđó không có tính đặc thù và ngược lại. Trong tính phổ biến của quyền conngười ẩn chứa tính đặc thù, trong tính đặc thù có ẩn chứa tính phổ biến, tínhphổ biến và tính đặc thủ có thể chuyển hoá lẫn nhau.Do đó, việc tách tínhphổ biến và tính đặc thù để phân tích ở trên có tính chất tương đối nhằmgiúp cho chủng ta có thể hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về quyền conngười.Trên cơ sở phương pháp luận triết học như vừa trình bày ở trên khinghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người,cần đặt tínhphổ biến trong mối quan hệ không thể tách rời với tính đặc thù. Tính đặc thùlà biểu hiện cụ thể của tính phổ biến, hay là sự cụ thể hóa của tính phổ biến.Tính phổ biến tồn tại thông qua tính đặc thù nên chắc chắn không thể có việcchỉ có tính phổ biến tồn tại một cách độc lập, đơn nhất.Nói cách khác, từ cơ sở phương pháp luận triết học, cho phép chúng takhẳng định quyền con người vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù, đó làhai mặt không thể tách rời của quyền con người.2.1 Tính phổ biếnNhư đã trình bày ờ trên, quyền con người vừa mang tính phổ biến,vừa mang tính đặc thù. Tính phổ biến gắn với cái chung, tính đặc thù gắn vớicái riêng. Do đó, quan điểm cho rằng quyền con người chỉ có tính phổ biến7hoặc chỉ có tính đặc thù là quan điểm có tính chất siêu hình, phiến diện,không xem xét sự vật, hiện tượng trong ý nghĩa đầy đủ của nó. Trong lịch sửphát triển của quyền con người, đã tồn tại nhiều quan điểm, học thuyết khácnhau, chẳng hạn như khuynh hướng quyền tự nhiên, khuynh hướng thựcđịnh, khuynh hướng kinh tế, mỗi một quan điểm đã tuyệt đối hoá một khíacạnh khác nhau của quyền con người, do đó chỉ có thể nhận thức một cáchđúng đắn về quyền con người khi xem xét một cách đầy đủ, toàn diện trêncác phương diện khác nhau.Cần đặc biệt lưu ý là, tính phổ biến và tính đặc thù của quyền conngười khác với quyền phố biến và quyền đặc thù. Chẳng hạn, quyền sống,quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc, ... đó là những quyền phổbiến; quyền của những người bị hạn chế quyền, quyền của người đồngtính ... là quyền đặc thù. Quyền phổ biến, theo chúng tôi là những quyềnđược áp dụng bình đẳng và rộng rãi cho tất cả mọi thành viên trong gia đìnhnhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gi, chẳng hạn như vềchủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân...Ngược lại, quyền đặc thù không được áp dụng cho tất cà các thành viêntrong xã hội mà chỉ được áp dụng đối với một nhóm người, một bộ phậnngười cụ thể trong xã hội. Nhưng cho dù đó là quyền phổ biến hay quyềnđặc thù thì trong bản thân nó đều bao chứa tính phổ biến và tính đặc thù.Chẳng hạn, quyền tự do được xem như một quyền phổ biến, trong nóbao chứa tính phổ biến và tính đặc thù. Tính phổ biến của quyền tự do thểhiện ở chỗ đã là con người, bất kể dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính.. đềucó quyền tự do. Còn tính đặc thù của quyền tự do được thể hiện ở chỗ, trongnhững điều kiện hoàn cảnh nhất định, nó bị hạn chế đối với một số người,nhóm người như những người phạm tội; hay trong điều kiện một dân tộc bịthực dân, phong kiến đô hộ, bị mất quyền độc lập tự chủ, thì người dân có8thể bị hạn chế hoặc thậm chí là tước bỏ quyền tự do. Chính việc hạn chế ởphạm vi, mức độ, qui mô… đã tạo nên tính đặc thù của quyền tự do. Nếunhư tính phổ biến của quyền con người không bị chi phối bởi thời gian,không gian, hay những điều kiện lịch sử cụ thể, thì những yếu tố đó lại gắnchặt và tạo nên tính đặc thù của quyền con người.Như thế có thể nói, tính phổ biến là thuộc tính căn bản nhất của quyềnphổ biến, tính đặc thù là thuộc tính căn bản nhất của quyền đặc thù. Quyềnphổ biến và tính phổ biến của quyền gắn chặt với nhau, nhưng không hoàntoàn đồng nhất. Cũng tương tự, quyền đặc thù gắn liền với tính đặc thù củaquyền nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt.Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, tính phổ biến củaquyền con người được xem như một tính chất cơ bản bên cạnh tính khôngthể phân chia, tính không thể chuyển nhượng, tính liên hệ và phụ thuộc lẫnnhau. Tính phổ biến [universal] thể hiện ờ chỗ quyền con người mang tínhchất bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cảmọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bấtcứ lý do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi,thành phần xuất thân... Liên quan đến tính chất này, cũng cần lưu ý là bảnchất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mứcđộ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền conngười.Ngoài ra, tính phổ biến của quyền con người còn thể hiện ở chỗ:Thứ nhất, quyền con người là một giá trị chung của con người, lànhu cầu chung là mục đích hướng tới của con người và xã hội loài người.Tính phổ biến gắn liền với những quyền cơ bàn nhất [hay quyền phổ biến]của con người - đã là con người ai cũng có quyền tồn tại, có quyền phát triểnvà có quyền mưu cầu hạnh phúc. Do đó, nếu xét từ phương diện tính phổ9biến thì quyền con người có thể đem áp dụng cho tất cả các khu vực, quốcgia, dân tộc trên thế giới. Với ý nghĩa đó, tính phổ biến của quyền con ngườithể hiện ở chỗ nó vượt qua những khác biệt về văn hoá.Thứ hai, tính phổ biến của quyền con người cũng bao hàm ý nghĩa cóthể áp dụng đối vói tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử. Chẳng hạn,những quyền cơ bàn của con người như quyền được sống, quyền tự do vàquyền mưu cầu hạnh phúc thì đều tồn tại trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào.Do đó, không phải chỉ khi xuất hiện nhà nước, chỉ khi có những định chếpháp lý thi khi đó mới có quyền con người, mà quyền con người đã có ngaytừ khi con người xuất hiện với tư cách là con người.Thứ ba, tính phổ biến của con người thể hiện ở tính không bị giới hạnbởi phạm vi, đối tượng, không gian, thời gian; không bị chi phối bởi bảnchất tự nhiên hay bản chất xã hội của con người; không bị giới hạn bởi thiếtchế chinh trị xã hội nào; không phụ thuộc vào giai cấp, địa vị xã hội, giớitính, trình độ phát triển của xã hội hay trình độ nhận thức của con người, ...Như chúng ta đã biết, quyền con người gắn bó chặt chẽ với trình độ pháttriển của xã hội, là hệ quả của sự phát triển, quyền con người cũng như trìnhđộ nhận thức của con người. Tuy nhiên, tính phổ biến của quyền con ngườithể hiện ở chỗ, cho dù trình độ phát triển cao hay thấp, trình độ nhận thứccao hay thấp quyền con người vẫn được thừa nhận trong tính đầy đủ của nó.Thứ tư, tính phổ biến của quyền con người phản ánh sự nhận thứcchung của con người. Chẳng hạn, đối với các quyền căn bản như quyềnđược sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc thì đều có sự nhận thứcchung của tất cả mọi người, tất cả mọi quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầnglớp, ... răng đó là những quyền cơ bản, không ai có thể xâm phạm.Thứ năm, tính phổ biến của quyền con người gắn với tính căn bản.Một quyền có tính phổ biến thì nhất định quyền đó phải là quyền căn bản10của con người. Chẳng hạn quyền được sống, quyền tự do, ... Hay nói cáchkhác, tính phổ biến của quyền con người gắn liền với tính không thể thiếu.Thứ sáu, tính phổ biến của các quyền con người còn được thể hiệntrong sự đa dạng của các quyền con người, cũng như trong tính đa dạng củanhững cách thức đặc thù về bảo đảm các quyền con người ở những nước vàdân tộc khác nhau. Tính phổ biến của quyền con người không chỉ thể hiệnđó là sự nhận thức chung, mục tiêu chung của con người, giá trị chung củacon người mà còn thẻ hiện ở cơ chế đảm bảo chung của quyền con người.Nói cách khác, tính phổ biến không chỉ thể hiện trong khía cạnh nhận thức,lý luận chung mà còn cả trên thực tiễn đàm bảo quyền con người. Khi xemxét cơ sở tính phổ biến của quyền con người, chúng ta thấy tính phổ biếngắn liền với yếu tố tự nhiên, gẩn với những gì bẩm sinh, vốn có của conngười, trong khi tính đặc thù gắn liền với yếu tố xã hội của con người. Tínhphổ biến thì tương đối ổn định, bền vững trong khi tính đặc thù tương đốikhông ồn định, không bền vững.2.2 Tính đặc thù của quyền con ngườiNếu như tính phồ biến của quyền con người thc hiện ở chỗ tính khônggiới hạn, tính có thề phổ cập, có thể áp dụng đối với tất cả mọi người, thìtính đặc thù chỉ có thề áp dụng đối với một số nhóm người nhất định. Gắnliền với tính có giới hạn ở phạm vi, đối tượng hay chủ thề thụ hưởng quyền.Chẳng hạn, quyền của người đồng tính, quyền trẻ em, quyền phụ nữ, ....Mặt khác, nếu như tính phổ biến gắn liền với những thuộc tính cănbản, bản chất của con người thi có thể nói, tính đặc thù gắn liền với nhữngthuộc tính không căn bản, không bản chất của con người. Chẳng hạn, tồn tại,tự do, bình đẳng ... lả những thuộc tính căn bản nhất của con người, trongkhi được chuyền đổi giới tính, được kết hôn với người cùng giới [đối với11người đồng tính]... không phải là những thuộc tính căn bản của con người.Tính không căn bản được xem xét trên góc độ nếu thiếu nó, con người vẫncó thể tồn tại, con người vẫn không bị mất đi danh dự, nhân phẩm, khôngmất đi giá trị làm người.Quyền con người, một mặt gắn với bản tính tự nhiên của con người,nhưng mặt khác gắn với sự phát triển của bản thân con người và xã hội loàingười. Con người càng phát triển, người ta càng nhận thức và ý thức mộtcách đẩy đù về các quyền của mình. Xã hội càng phát triển, các điều kiệnđàm bảo cho quyền con người ngày càng được hoàn thiện hơn. Thực tế chothấy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, xã hội loài người tồn tại những quan niệmkhác nhau về các quyền, tự do và nghĩa vụ, cũng như những quy phạm và cơchế khác nhau để thực hiện, giám sát và bảo vệ các quyền, tự do và nghĩa vụđó. Theo dòng lịch sử, ảnh hưởng và tác động của quyền con người ngàycàng mờ rộng, từ ý niệm, tư tưởng đến các quy tắc, quy phạm và cơ chế; từcấp độ cộng đồng đến cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong suốt quátrình phát triển này, quyền con người luôn mang những dấu ấn về chính trị,kinh tế, văn hoá của từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội loàingười.Cùng với sự phát triển của con người vả xã hội loài người, nội dungcủa quyền con người cũng có sự phát triển theo hướng ngày càng tiến bộhơn, nhân văn hơn. Chính sự phát triền của nội dung quyền con người trongmỗi giai đoạn phát triển khác nhau của con người và xã hội loài người tạonên tính đặc thù của quyền con người. Chẳng hạn, nội dung của quyền tự do,dân chù, bình đẳng không phải ngay từ đầu đã đầy đủ vả hoàn thiện nhưtrong giai đoạn hiện nay, mà trong mỗi giai đoạn lại được điều chỉnh, bổsung, hoàn thiện. Những dấu ấn của các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội,văn hoá, tôn giáo... trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử tạo nên tính12chất đặc thù của quyền con người. Mặt khác, các điều kiện để đảm bảo chocác quyền con người trong xã hội hiện nay cũng khác với các xã hội trướcđó.Nhiều quan điểm cho rằng, tính đặc thù của quyền con người gắn vớimỗi quốc gia, dân tộc và từng khu vực trên thế giới. Có quan điểm nhấnmạnh tính phổ biển của quyền con người chỉ có thể được đảm bảo chẳc chắnkhi tính đến những đặc thù khác nhau ờ mỗi khu vực, trong những điều kiệncụ thể về lịch sử, văn hoá, tôn giáo, chế độ chính trị, chế độ kinh tế. Có quanđiểm nhấn mạnh rằng, trong số các yếu tố tạo ra tính đặc thù của quyền conngười, thì văn hoá truyền thống có ảnh hưởng sâu đậm nhất, và điều này tồntại lâu dài theo thời gian.Có thể trong cùng một giai đoạn lịch sử, cùng các điều kiện về kinh tếxã hội, chính trị … nhưng nội dung và tính chất của quyền con người có thểcó sự khác biệt do bị chi phối bời yếu tố văn hoá truyền thống. Chẳng hạn,phương Đông có truyền thống đề cao cộng đồng hơn đề cao cá nhân, trongkhi đó phương Tây đề cao cá nhân hơn đề cao cộng đồng. Điều đó dẫn dếnnội dung, tính chất quyền tự do cá nhân ở phương Đông và quyền tự do cánhân ở phương Tây có sự khác biệt, chinh sự khác biệt đó đã tạo nên tínhđặc thù của quyền tự do cá nhân nói riêng và quyền con người nói chung. Sựkhác biệt về văn hoá dẫn đến sự khác biệt trong nhận thức, ý thức của conngười về quyền của mình. Điều đó cùng với những dấu ấn của các điều kiệnkinh tế, chính trị, xã hội, ... đã tạo nên tính đặc thù về nội dung, tính chất,đặc điểm, ... của quyền con người.Tóm lại, tính đặc thù của quyền con người bị qui định bởi các điềukiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, tôn giáo, dân tộc, khu vực, ... tính đặcthù phản ánh tính cố giới hạn về phạm vi, đối tượng, phản ánh mức độ, tính13chất khác nhau của quyền con người, qua đó cũng thể hiện tính phong phú,đa dạng của quyền con người.2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tính phổ biến và tính đặc thù củaquvền con ngườiNhư phân tích trên cho thấy quyền con người có tính phổ biến và tínhđặc thù. Tính phổ biến của quyền con người là cái chung, tính đặc thù củaquyền con người là cái riêng. Tính phổ biến của quyền con người được hiểulà những đặc tính, đặc điểm, những mật chung của quyền con người ở mọilúc, mọi nơi của quyền con người, được lặp lại trong quyền con người ởphạm vi quốc tế, ở từng khu vực, ở từng quốc gia khác nhau. Tính đặc thùcủa quyền con người được dùng để chỉ những đặc điểm, những mặt riêngnhất định của quyền con người.Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người đều tồn tại kháchquan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:Tính phổ biến của quyền con người chỉ tồn tại trong tính đặc thù củaquyền con người, thông qua tính đặc thù của quyền con người mà biểu hiệnsự tồn tại của mình, nghĩa là không cố tính phổ biến thuần túy của quyền conngười tồn tại bên ngoài tính đặc thù của quyền con người. Chẳng hạn, khôngcó các quyền con người nói chung tồn tại bên cạnh quyền được sống, quyềnbất khả xâm phạm về thân thể...Tính đặc thù của quyền con người chỉ tồn tại trong mối liên hệ vớitính phổ biến của quyền con người. Nghĩa là không có đặc điểm đặc thù nàocủa quyền con người tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với tính phổbiến của quyền con người. Ví dụ: mỗi quyền con người là một biểu hiện củatính đặc thù của quyền con người, nhưng mỗi quyền con người không thể14tồn tại ngoài mối liên hệ với các quyền con người, bời vì các quyền conngười là các quyền khống thể chia cắt. khỏng thể tách biệt một cách cơ học.Tính đặc thù của quyền con người là những đặc điểm toàn bộ, phongphú hơn các đặc điểm thuộc tính phổ biến của quyền con người, tính phổbiến của quyền con người là những đặc điểm bộ phận, nhưng sâu sắc hơncác đặc điểm thuộc tính đặc thù của quyền con người. Tính đặc thù phongphú hơn tính phổ biến vì ngoài những đảc điểm chung, tính đặc thù củaquyền con người còn có những đặc điểm đặc thù riêng. Chẳng hạn, ở mỗinước đểu phải có mô hình bộ máy bảo đảm, thực thi, thúc đẩy và bảo vệquyền con người, nhưng ở mỗi nước mô hình đó ngoài những đặc điểmchung, còn có những đặc điểm đặc thù riêng. Tính phổ biến của quyền conngười sâu sắc hơn tính đặc thù quyền con người vì tính phổ biến của quyềncon người phản ánh những đặc điểm, những thuộc tính, những mồi liên hệổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều đặc điểm, thuộc tính đặc thù của quyền conngười. Do vậy. tính phổ biến của quyền con người là những đặc điềm, nhữngđặc tính gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triểncủa các đặc điểm thuộc tính đặc thù của quyền con người.Vì tính phổ biến của quyền con người chỉ tồn tại trong tính đặc thùcủa quyền con người, thông qua tính đặc thù để biểu thị sự tồn tại của mình,nên chỉ có thể tìm tính phổ biến của quyền con người trong tính đặc thù củaquyền con người, xuất phát từ tính đặc thù của quyền con người. Ví dụ:muốn nhận thức được quy luật phát triển của quyền con người ở mức độtoàn thế giới, phái nghiên cứu, phân tích, so sánh quá trình phát triển thực tếquyền con người ở những thời điểm khác nhau và ở những khu vực khácnhau, ở những quốc gia khác nhau mới tìm ra được những mối liên hệ chungtất nhiên, ổn định của sự phát triển quyền con ngưòi.15Tính phổ biến của quyền con người là những đặc điểm, đặc tính sâusắc, bản chất chi phối tính đặc thù của quyèn con người, nên nhận thức vềquyền con người phải nhằm tìm ra tính phổ biến và trong hoạt động thực tiễnvể quyền con người phải dựa vào tính phổ biến của quyền con người để điềuchỉnh tính đặc thù của quyền con người. Chính vì vậy khi nghiên cứu quyềncon người trước hết đòi hỏi phải nghiên cứu những vấn dề chung về quyềncon người. Mặt khác, tính phổ biến của quyền con người lại biểu hiện thôngqua tính đặc thù của quyền con người, nên khi áp dụng tính phổ biến củaquyền con người phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ởmỗi nước để vận dụng cho thích hợp.3. Quyền con người và chủ quyền quốc gia ở Việt NamVới các quốc gia, chủ quyền[ sovereignty] thường được hiểu theo hainghĩa tương đối khác nhau. Thứ nhất, chủ quyền chỉ địa vị độc lập của mộtquốc gia với các quốc gia khác, mỗi quốc gia có quyền tài phán độc lậptrong phạm vi địa lý của mình. Thứ hai, chủ quyền hàm ý trong mỗi quốc giacó một chủ thể [thường là nhân dân hay nghị viện] có quyền chính trị vàpháp lý tối caoTôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốcgia khác là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại mà đã đượctrang trọng ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc[1945]. Trước đâychủ quyền quốc gia thường được hiểu theo nghĩa hẹp[chủ quyền tuyệt đối],trong đó các quốc gia không được can thiệp vào công việc được coi là “vấnđề nội bộ” của nước khác. Tuy nhiên, xu hướng chung của luật pháp quốc tếhiện nay là thay thế khái niệm chủ quyền quốc gia tuyệt đối bằng khái niệmchủ quyền quốc gia hạn chế, trong đó mở rộng sự chỉ phối của cộng đồng16quốc tế đối với một số vấn đề trước đây được coi là “nội bộ” của quốc gia,đặc biệt là vấn đề nhân quyền.Sự thay đổi kể trên là kết quả từ sự phát triển của luật nhân quyềnquốc tế và phong trào nhân quyền toàn cầu. những phát triển đó đưa đến mộtnhận thức mới của nhân loại về cách thức mà các nhà nước có thể đối xử vớicông dân của mình, khằng định việc này không còn thuộc về ”vấn đề nội bộcủa các quốc gia” mà đã trở thành vấn đề chung của cộng đồng quốctế[ international pubilc domain]. Điều này cũng có nghĩa là việc phê pháncác chính phủ tỏng những vấn đề nhân quyền, dù xuất phát từ bất kỳ chủ thểnào như quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hay cánhân, đều không cấu thành hành động can thiệp vào công việc nội bộ củacác nước liên quan. Nhân loại văn minh ngày càng trở nên một cộng đồnggắn kết, sự liên hệ giữa các chính phủ và các cá nhân ngày càng chặt chẽ.Chính quyền của các quốc gia ngày càng chặt chẽ. Chính quyền của cácquốc gia ngày càng chấp nhận đối thoại cũng như chấp nhận sự phê bình vềviệc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền[ đôi khi được gọi là “hồ sơ nhânquyền” của mình từ người dân trong nước cũng như từ cộng đồng quốc tế.Tuy nhiên, sự phê bình, chỉ trích hồ sơ nhân quyền của một quốc giabởi bất kỳ chủ thể nào cần mang tính xây dựng, công bằng, cân bằng, kháchquan và không mang động cơ chính trị. Điều này không phải lúc nào cũngđược bảo đảm trên thực tế. Ví dụ, trong thực tế có những quốc gia lên án viphạm nhân quyền ở nước khác nhưng lại bỏ qua những vi phạm nhân quyềnở nước mình hay nước đồng minh của mình. Ở phạm vi quốc gia, có nhữngtổ chức và cá nhân sử dụng vấn đề nhân quyền vào các mục tiêu giành quyềnlực. Đây là những biểu hiện của việc “ chính trị hóa nhân quyền” làm méomó mục đích cao đẹp của công việc này và gây ra xung đột giữa các chínhphủ và những người hoạt động nhân quyền chân chính.17Để hướng đến việc thúc đẩy nhân quyền và dân chủ trên phạm vi toàncầu, các chủ thế tham gia vào tiến trình này, bất kể đó là các chính phủ, cáctổ chức hay cá nhân, đều cần có động cơ đúng đắn, thái độ nghiêm túc và cótinh thần xây dựng thực sự. Thêm vào đó, cần thiết lập các trật tự quốc tế vàquốc gia trong đó các hoạt động bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền có thể thựchiện dựa trên một hệ thống tiêu chuẩn chung bao gồm các quy định về tráchnhiệm và trách nhiệm giải trình mọi chủ thể có liên quan.Ở Việt Nam, Ủy ban Thường trực về dân chủ và nhân quyền đã hoàn chỉnh và thông quaNghị quyết “Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộcủa nhau và quyền con người”.Đây là Nghị quyết được soạn thảo từ Đại Hội đồng IPU-131, do còn có ý kiến khác nhau nên chưađược thông qua và thống nhất để xem xét tại IPU-132. Nghị quyết được xây dựng dựa trên những nguyêntắc cơ bản của Hiến chương LHQ, Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, Tuyên bố Vienna cùng những vănkiện, chương trình hành động có liên quan… với mục đích thúc đẩy những nguyên tắc pháp luật giữa cácquốc gia.Nội dung nghị quyết đề cập 3 nội dung quan trọng của đời sống quốc tế hiện nay là:Luật pháp quốc tế,Chủ quyền quốc giaQuyền con người .Nghị quyết nhấn mạnh, các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế là một công cụ để điều chỉnhvà xử lý các xung đột; nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế tương thích với chủquyền quốc gia và các quốc gia khẳng định quyền tự quyết và chống lại sự can thiệp của nước ngoài; bêncạnh việc tôn trọng, đề cao luật pháp quốc tế, các quốc gia không được can thiệp vào công việc nội bộ củacác quốc gia thành viên khác và phải tôn trọng chủ quyền quốc gia thành viên.Đặc biệt, Nghị quyết lần này khẳng định quyền con người là yếu tố căn bản của cuộc sống ngàynay. Luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia phải luôn luôn lấy quyền con người làm trung tâm, trong đónhấn mạnh quyền phụ nữ, quyền những người tị nạn và quyền trẻ em.Theo ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban luật pháp của Quốc hội Việt Nam,đây làNghị quyết quan trọng, thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế, chủquyền quốc gia và quyền con người. Việt Nam đề cao luật pháp quốc tế vàcho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc18trong quan hệ quốc tế; đồng thời luật pháp quốc tế cũng phải tương quan,tương thích trong chủ quyền quốc gia.TÀI LIỆU THAM KHẢO- //thuvien.ued.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHSPDN_123456789/12401/1/000000CVv225S52009060.pdf- //thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/4455/1/000000CVv249S22010008.pdf- //www.phuthodfa.gov.vn/hop-tac-quoc-te/ngoai-giao-chỉnhtri/599/ton-trong-chu-quyen-quoc-gia-va-quyen-con-nguoi.html- Giáo trình lý luận về quyền con người19

Video liên quan

Chủ Đề