Vì sao ca sĩ thường ăn đường

[PLO]- Việc ăn uống không đúng cách và luyện tập thể thao không thích hợp, không đúng tần suất sẽ khiến công cuộc giảm cân của bạn trở nên thất bại.

Ngay cả khi bạn thực hiện chế độ ăn uống khắt khe và tập thể dục thể thao nhưng cân nặng vẫn không giảm, thì có thể bạn đã thực hiện sai cách.

Th.S BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, nguyên tắc giảm cân là ăn nhiều bữa nhỏ và không được nhịn đói.

Theo đó người giảm cân phải ăn theo thực đơn quen thuộc nhưng có sự điều chỉnh cho hợp lý. Nếu cố gắng ăn theo một thực đơn cứng nhắc hoàn toàn khác với chế độ ăn hàng ngày thì chỉ có thể áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn, vì sau khi giảm cân thì có thể tăng trở lại.

Người giảm cân cũng cần ăn nhiều bữa nhỏ, số lượng thức ăn mỗi bữa ít thì tốt hơn là ăn ít lần nhưng nhiều thức ăn. Thực đơn ăn phải đảm bảo đủ lượng thịt, cá rau, trái cây tức đủ đạm, sinh tố, khoáng chất. Người đang thực hiện chế độ giảm cân cần tăng cường thức phẩm nhiều chất xơ, ít năng lượng để đủ no. Uống sữa không béo, không đường là một loại thực phẩm tốt cho người giảm cân.

Tăng cường chất xơ, ăn thành nhiều bữa nhỏ với số lượng thức ăn ít sẽ tốt hơn là ăn ít lần nhưng nhiều thức ăn. ẢNH: HẠ QUYÊN

“Ăn nhiều vào buổi sáng, buổi trưa và giảm về chiều tối, bữa ăn cuối ngày cần cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Khi ăn bạn nên ăn món rau trước, tới trái cây ít ngọt, sau đó mới ăn cơm, thịt, cá…”- BS Tiến chia sẻ.

Ngoài ra theo BS Tiến, người giảm cân nên lựa chọn những loại thức ăn ít năng lượng thay vì nhịn đói để mong giảm trọng lượng cơ thể. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên giảm các loại thức ăn nhiều năng lượng như thức ăn nhiều mỡ, các món ăn chiên, quay, xào, thịt mỡ, lòng, óc… thức ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, mật ong, sữa đặc có đường, nước ngọt…

“Khi giảm cân kết hợp luyện tập thể thao thì thời điểm thích hợp nhất để tập luyện là sau bữa ăn khoảng 2 giờ. Chính vì thế, trước khi luyện tập thể dục, bạn nên ăn bữa phụ trước 1 tiếng rưỡi - 2 tiếng, như 1 – 2 lát bánh mì, 1 quả chuối/sinh tố trái cây, không ăn thực phẩm giàu đạm, hay quá nhiều chất xơ để tránh đầy bụng, khó tiêu”- BS Tiến chia sẻ.

Bên cạnh đó khi hoạt động thể lực, cơ bắp tiêu thụ rất nhiều calo và sản sinh ra nhiệt lượng lớn làm thân nhiệt tăng cao, do đó người tập thể thao cần bổ sung nước và các chất điện giải thường xuyên.

Cụ thể chúng ta cần uống khoảng 200-300ml nước trước khi tập, 100-150ml/lần sau 20-25 phút trong khi tập, với thời gian khoảng 20-25 phút/lần. “Nếu tập khoảng 60 phút, thì chỉ cần bổ sung nước. Nếu tập kéo dài trên 60 phút hoặc hoạt động với cường độ cao cần bổ sung nước uống có đường, muối [OSEROL], các loại nước uống dành cho thể thao…”- BS Tiến lưu ý.

Ngoài ra, phải chọn lựa đúng cách vận động sao cho phù hợp với sức khỏe, sở thích, kinh tế cũng như thời gian để đảm bảo chế độ vận động được thực hiện đúng quy trình và lâu dài.

Theo đó, nguyên tắc hoạt động thể lực là từ ít đến nhiều, từ nhẹ đến nặng, tập với cường độ tăng dần vào đầu buổi và giảm dần vào cuối buổi, không hạn chế uống nước khi tập. Mỗi lần tập phải tiêu hao ít nhất 300Kcal [chạy bộ liên tục 30-45 phút, đi bộ nhanh 60 phút…]. Mỗi tuần nên tập tối thiểu 4-5 lần, vì khi tập dưới 3 lần/tuần thường không mang lại hiệu quả tiêu bớt mỡ thừa ngược lại càng kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.

HẠ QUYÊN

Tiểu đường là một trong những căn bệnh nền tạo điều kiện thuận lợi để gây ra hoặc làm nhiều bệnh lý khác diễn tiến nặng hơn. Do đó, hầu hết mọi người đều chủ động tìm giải pháp ngăn ngừa nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Trong đó, khá nhiều bạn đọc thắc mắc ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?

1. Sơ lược về lượng đường trong thực phẩm

Trước khi giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về lượng đường trong thực phẩm. Thực tế, trong tất cả những loại thực phẩm được chế biến từ sữa, các loại rau củ, hoa quả,… đều có chứa một lượng đường tự nhiên. Trong quá trình chế biến thực phẩm và nấu ăn, những loại đường được sử dụng chủ yếu là đường tự do. Nhóm đường tự do hay còn gọi là Free Sugar còn được tìm thấy ở một số loại thực phẩm như siro, sinh tố, nước ép, mật ong.

Những thực phẩm chứa nhiều đường

Ngoài ra, đường còn tồn tại trong một số thực phẩm khác như các loại bánh nướng, nước tăng lực, nước ngọt có gas, nước sốt,... Trong đó, đường tinh luyện là loại đường được sử dụng khá phổ biến trong quá trình chế biến thức ăn và đồ uống, đặc biệt là với những đồ ngọt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến đường tinh luyện. Đồng thời, bác sĩ cũng khuyến khích mọi người nên sử dụng đường tự nhiên trong khẩu phần ăn cũng mình.

2. Thắc mắc: Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?

Phần lớn mọi người đều cho rằng khi cơ thể được dung nạp quá nhiều những thức ăn, thực phẩm giàu đường sẽ dẫn gây ra bệnh tiểu đường. Thực tế, hầu hết các dạng bệnh tiểu đường đều liên quan đến sự gia tăng lượng đường huyết của cơ thể. Vậy ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không? Thực tế, tùy vào dạng bệnh tiểu đường mà bác sĩ sẽ có những đánh giá khác nhau. Cụ thể như:

2.1. Ăn đồ ngọt không gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Theo chia sẻ của bác sĩ, đối với dạng bệnh tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn không xảy ra khi bệnh nhân ăn nhiều đồ ngọt. Bởi lẽ, dạng bệnh này chỉ nảy sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thế tác động và gây phá hủy những tế bào tồn tại trong tuyến tụy đảm nhận nhiệm vụ sản sinh Insulin. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể rơi dần mất đi khả năng sản xuất Insulin cũng như lượng Glucose dần tăng cao. Nhìn chung, những thói quen trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày không gây ảnh hưởng đến dạng bệnh tiểu đường tuýp 1.

Ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1

2.2. Ăn nhiều đồ ngọt dễ bị bệnh tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 chính là tình trạng suy tuyến tụy và hiện tượng cơ thể kháng hormon Insulin. Đối với dạng bệnh này, những thực phẩm giàu lượng đường không phải là yếu tố gây bệnh trực tiếp. Tuy nhiên, việc cơ thể hấp thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ dễ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì cũng như gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý rằng đường không phải là yếu tố duy nhất làm tăng khả năng mắc bệnh hoặc khiến tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2 diễn tiến nặng nề hơn. Thực tế, việc duy trì lối sống không lành mạnh, ít vận động, chế độ dinh dưỡng không khoa học,… khi kết hợp với nhau cũng khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Mặt khác, các bạn cũng nên lưu ý rằng những loại đồ uống có đường tuy không gây tăng cân nhưng vẫn là yếu tố thuận lợi để bệnh nảy sinh.

Nhìn chung, các loại đồ ngọt, thức ăn giàu hàm lượng đường không phải là nguyên nhân chính khiến bạn mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bất kì thực phẩm nào cũng cần được sử dụng một cách khoa học. Thực tế, việc ăn đồ ngọt quá nhiều không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường mà còn liên quan đến một số vấn đề sức khỏe của tim mạch và răng miệng.

3. Giải pháp cắt giảm lượng đường dung nạp cho cơ thể

Ngoài thắc mắc ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu về giải pháp giúp cơ thể hạn chế hấp thu đường. Nhiều người lo sợ việc sử dụng đường trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng lượng đường của cơ thể. Tuy nhiên, yếu tố này còn tùy thuộc vào hàm lượng và loại đường mà bạn sử dụng hằng ngày. Mặt khác, cơ thể cũng cần được cung cấp đầy đủ các chất để hoạt động và phát triển. Do đó, mọi người không nên loại bỏ hoàn toàn đường trong khẩu phần ăn uống của mình.

Tận dụng các loại đường tự nhiên trong rau củ

Thực tế, các loại đường tự nhiên có ở rau củ, trái cây, sữa,… rất cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể và duy trì sức khỏe. Do đó, để đảm bảo cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhưng vẫn hạn chế được khả năng mắc bệnh tiểu đường, bạn nên lựa chọn các nguồn thực phẩm có chứa đường tự nhiên để thay thế cho đường tinh luyện. Để giúp các bạn dễ dàng cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống, sau đây là một số gợi ý từ bác sĩ:

  • Hạn chế ăn vặt hoặc ăn vặt lành mạnh: những loại thực phẩm như bánh kẹo, socola, nước ngọt thường chứa hàm lượng đường khá cao. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng và lựa chọn những thực phẩm ăn vặt tốt cho cơ thể như các loại hạt [không tẩm muối], sữa chua, trái cây.

  • Bổ sung thêm nhiều rau củ quả tươi: ngoài cách ăn trực tiếp thì bạn cũng có thể chế biến rau, củ, quả thành sinh tố, nước ép để dung nạp cho cơ thể mỗi ngày. Hạn chế

  • Hạn chế dùng các loại thức uống có đường: những loại thức uống như nước ngọt đóng chai, trà sữa vẫn được khuyến khích hạn chế sử dụng. Thay vào đó, bạn nên dùng những loại nước ép trái cây, nước lọc sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: việc dung nạp quá nhiều chất dinh dưỡng nào cũng không tốt cho cơ thể. Do đó, bạn nên tự xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và kiểm soát lượng đường trong thức ăn.

4. Địa điểm thăm khám bệnh uy tín ở Hà Nội?

Ngoài băn khoăn về vấn đề ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không thì độc giả còn muốn tìm hiểu thêm về địa điểm thăm khám. Thực tế, ngày càng có nhiều bệnh viện, phòng khám được xây dựng với cơ sở vật chất, trang thiết bị cao cấp, đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình thăm khám và điều trị. Điển hình như tại Hà Nội bạn có thể đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - Địa chỉ khám bệnh uy tín - chất lượng tại Hà Nội

Với hơn 25 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được biết đến là một trong số những cơ sở y tế chất lượng hàng đầu. Bởi lẽ, ngoài quan tâm đến trình độ, tay nghề của đội ngũ bác sĩ, nhân viên, bệnh viện còn chú trọng đến chất lượng máy móc, cơ sở vật chất,... Ngoài ra, bệnh viện cũng đã được cấp giấy chứng nhận là Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.

Bên cạnh quan tâm đến chất lượng thăm khám, chữa trị cũng như sức khỏe người bệnh thì bệnh viện còn đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ viện phí cho mọi người. Chẳng hạn như áp dụng khám Bảo hiểm Y tế tại hai cơ sở là Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ và Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Hơn thế nữa, bệnh viện còn liên kết gần 40 đơn bị bảo hiểm nhằm giúp bảo lãnh viện phí cho bệnh nhân. Để được giải đáp cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56.

Với bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không. Ngoài ra, độc giả cũng được chia sẻ thêm một số giải pháp giúp cắt giảm lượng đường trong khẩu phần mà vẫn đảm bảo cơ thể được phát triển tốt.

Video liên quan

Chủ Đề