Cộng đồng là gì Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng hay không lấy ví dụ

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Một cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: [1] tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân; [2] có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể; [3] có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ; [4] có ý thức đoàn kết tập thể. Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngoài ra còn có các mối liên hệ tình cảm khác. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như là một hằng số văn hóa.

Họa phẩm Nederlandse Spreekwoorden [tạm dịch là Tục ngữ Hà Lan] mô tả về cảnh sinh hoạt thường ngày của một cộng đồng dân cư.

  • Động vật xã hội
  • Tính xã hội
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cộng đồng.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cộng_đồng&oldid=66589415”

Giáo án môn GDCD lớp 10

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng [tiết 1] được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học [tiết 2]

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình [tiết 2]

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng [tiết 2]

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức: Học sinh nắm được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Đồng thời nêu được thế nào là nhân nghĩa và biểu hiện được trưng của nhân nghĩa.

2. Về kĩ năng: Biết sống nhân nghĩa với mọi người xung quanh.

3. Về thái độ: Yêu quý gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD lớp 10.
  • Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10

III. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Học bài mới.

Giáo viên có thể bắt đầu bằng việc khẳng định: Con người chúng ta ai cũng sống, học tập và làm việc trong cộng đồng. Không ai có thể tách rời cộng đồng. Vậy cộng đồng là gi và chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với cộng đồng? Đó là nội dung của bài hôm nay...

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một số ví dụ về cộng đồng, từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát thành khái niệm cộng đồng.

Giáo viên giúp cho học sinh giải thích cùm từ cộng đồng.

«Cộng» là sự kết hợp, gộp lại

«Đồng» là cùng nhau, cùng nơi, cùng làm...

? Em hãy lấy ví dụ về cộng đồng mà em biết ? Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng được không?

Ví dụ như tham gia nhiều cộng đồng như: cộng đồng gia đình; lớp học; nhà trường; dân cư...

? Theo em cộng đồng có những đặc điểm gì [hay là điểm giống và khác]?

Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống bên ngoài cộng đồng và xã hội. Nên C.Mác nói “Trong tính hiện thức của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”

Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh cả lớp thảo luận.

? Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người?

? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt với cộng đồng?

? Vậy chúng ta cần phải sống và ứng xử như thế nào trong cộng đồng, đặc biệt là tập thể lớp học, trường học và cộng đồng dân cư nơi cư trú?

Mỗi cộng đồng đều có chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa hợp, hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay phải có.

? Em hãy cho biết ý nghĩa của các câu tục ngữ dưới đây?

- Thương người như thể thương thân

- Lá lành đùm lá rách

? Em hãy cho biết biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa Việt Nam?

? Vì sao nhân nghĩa lại là một yêu cầu về mặt đạo đức của người công dân trong quan hệ với cộng đồng?

? Học sinh cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc?

Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy ví dụ việc làm cụ thể, thể hiện lòng nhân nghĩa của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.

- Lễ phép với thầy, cô giáo

- Vâng lời cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi ốm

- Giúp đỡ bạn trong lớp bị ốm

- Thăm nghĩa trang liệt sĩ

....

1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

a. Cộng đồng là gì?

- Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

- Ví dụ: Cộng đồng dân cư, làng xã, ngôn ngữ, dân tộc, người Việt Nam ở nước ngoài...

- Đặc điểm của cộng đồng:

+ Giống nhau: Nguồn gốc, tiếng nói, chữ viết, đời sống, phong tục tập quán.

+ Khác nhau: Về quy mô, loại hình, tổ chức, hoạt động.

b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

- Chăm lo cuộc sống của cá nhân

- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.

- Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích chung và riêng, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.

- Cá nhân phát triển trong cộng đồng từ đó tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.

a. Nhân nghĩa.

- Nhân là lòng thương người

- Nghĩa là hợp với lẽ phải

- Như vậy: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.

- Biểu hiện:

+ Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.

+ Nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau.

+ Vị tha, bao dung, độ lượng.

- Nhân nghĩa là yêu cầu về mặt đạo đức vì: Làm cho quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng thêm gần gũi, gắn bó, cuộc sống trở lên tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

- Mỗi học sinh cần phải:

+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.

+ Quan tâm giúp đõ mọi người.

+ Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha.

+ Tích cực tham gia các hoạt động «Uống nước nhớ nguồn», «đền ơn đáp nghĩa»

+ Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân tộc.

+ Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt điệp của dân tộc.

4. Củng cố.

  • Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học
  • Cho sinh trả lời một số câu hỏi cuối sách giáo khoa

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ, chuẩn bị tiết 2 của bài 13

Cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ. Vậy cộng đồng là gì?

  • Cộng đồng là gì?
  • Vai trò của cộng đồng thế nào?
  • Phát triển cộng đồng là gì?
  • Mục tiêu phát triển cộng đồng ở Việt Nam là gì?
  • Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng là gì?

Cộng đồng là gì?

Cộng đồng bắt nguồn từ chữ Latin đề cập đến một hiệp hội hoặc một nhóm cá nhân có thể con người, động vật… mà các yếu tố phần, tính năng, lợi ích, tài sản hoặc mục tiêu chung.

Cộng đồng là từ Hán Việt hai thành tố.

Cộng: có nghĩa là chung vào, cùng nhau

Đồng: có nghĩa cùng [như một].

Cộng đồng có nghĩa gốc là "cùng chung với nhau". Trong tiếng Việt hiện nay thì cộng đồng là "toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội" [theo Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020].

Cộng đồng có nhiều sự kết hợp mở rộng như:

- Cộng đồng xã hội chỉ tập đoàn người rộng lớn có những dấu hiệu, đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, nghề nghiệp, đặc điểm sinh tụ và cư trú.

- Cộng đồng làng xã là tập hợp những người sống theo quan hệ xóm làng ở nông thôn.

- Cộng đồng ngôn ngữ là tập hợp những người cùng nói một ngôn ngữ nào đó.

- Cộng đồng người Chăm là tập hợp tộc người Chăm với sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán...”

- Cộng đồng người Việt ở nước ngoài chỉ “những người gốc Việt hiện không sinh sống ở trong nước mà đang ở các quốc gia khác”;

Như vậy có thể hiểu, cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

Cộng đồng có chung các mối quan hệ nhất định, cùng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động và là đối tượng cần được quan tâm trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Vai trò của cộng đồng thế nào?

Cộng đồng có vai trò chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Bên cạnh đó, cộng đồng còn giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.

Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

Và các yếu tố tạo nên cộng đồng gồm:

- Sự tương quan cá nhân mật thiết với nhau trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân

- Các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể

- Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội

- Có ý thức đoàn kết tập thể.

Phát triển cộng đồng là gì?

Phát triển cộng đồng trong tiếng Anh là Community development là tập hợp nhiều hoạt động diễn ra trong đời sống nhằm mục đích thay đổi các giá trị về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của cộng đồng theo xu hướng ngày càng tốt hơn.

Phát triển cộng đồng còn được hiểu là quá trình người dân và chính quyền cùng nhau nỗ lực để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng, giúp cộng đồng hội nhập và góp vào sự phát triển chung của quốc gia

Nguyên tắc cơ bản của phát triển cộng đồng là sự tham gia sự tự quyết của người dân; tin tưởng vào khả năng của nhân dân và phát huy nội lực của chính cộng đồng. 

Phát triển cộng đồng đánh giá cao vai trò của người dân, đây chính là nhân tố quyết định tới sự thành công trong việc phát triển cộng đồng.

Việc phát triển cộng đồng bền vững nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển của cộng đồng trong tương lai; đặc biệt là khai thác, sử dụng các nguồn lực cho hiện tại như con người, xã hội, tài chính, tài nguyên, môi trường nhưng không làm ảnh hưởng đến tương lai.

Mục tiêu phát triển cộng đồng ở Việt Nam là gì?

Phát triển cộng đồng là quá trình một cộng đồng có nhu cầu phát triển lập kế hoạch, tìm kiếm các nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài để thực hiện với sự tự tin, tự lực. Qua quá trình này, người dân sẽ phát triển được kỹ năng hợp tác, cùng nhau giải quyết các vấn đề trong cộng đồng.

Phát triển cộng đồng ở Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cải thiện đời sống kinh tế của người dân

- Nâng cao năng lực của người dân trong tổ chức phát triển kinh tế - xã hội ở cộng đồng

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống của người dân về ăn ở, sinh hoạt đi lại và các dịch vụ ở cộng đồng

- Nâng cao trình độ dân trí

- Bảo vệ sức khỏe

- Bảo vệ tài nguyên và môi trường, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai.

Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng là gì?

Trước hết phải có lòng thương người, đối xử với con người theo lẽ phải để cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.

Cần đoàn kết, nhân ái, thương yêu, tôn trọng, quan tâm, đùm bọc, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Tích cực tham gia các hoạt động như uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo…

Công dân cũng cần sống hòa nhập, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

Sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Công dân cũng cần biết hợp tác, cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong 1 công việc, một lĩnh vực vì mục đích chung…

Trên đây là giải đáp cho cộng đồng là gì? Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài 

 19006199 để được tư vấn kịp thời.

Page 2

Thực tế nhiều người vẫn nghe đến cụm từ như “thời đại 4.0”, “công nghiệp 4.0”, tuy nhiên để hiểu 4.0 là gì thì không phải ai cũng nắm được.

  • 4.0 là gì?
  • Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu từ khi nào?
  • Các đặc trưng của thời đại 4.0 là gì?
  • Công nghiệp 4.0 gồm những ngành nào?
  • Những đổi mới trong thời đại 4.0

4.0 là gì?

Đối với cuộc sống con người, công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, hầu hết tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống đều có sự can thiệp của công nghệ.

4.0 còn gọi là thời đại 4.0 chính là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra tại hầu hết các nước phát triển trên thế giới.

Trước khi diễn ra cuộc cách mạng 4.0, thế giới những cuộc cách mạng như cách mạng nông nghiệp, cách mạng công nghiệp 1.0 – 3.0…

Thời đại 4.0 tập trung cao vào công nghệ nhằm nâng cao năng suất và sự tiện lợi tối đa trong cuộc sống con người trong mọi lĩnh vực.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo nhà sáng lập, đồng thời là chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới, ông Klaus Schwab như sau:

Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Và cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 4 nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

Công nghiệp 4.0 đề cập đến giai đoạn mới trong Cuộc cách mạng công nghiệp tập trung chủ yếu vào kết nối, tự động hóa, máy học, dữ liệu .

Công nghiệp 4.0, đôi khi còn gọi được là IIoT hoặc sản xuất thông minh, kết hợp sản xuất, vận hành thực tế với công nghệ kỹ thuật số thông minh, máy học và dữ liệu lớn.

Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu từ khi nào?

Thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp.

- Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên

Diễn ra từ cuối những năm 1700 đến đầu những năm 1800. Trong khoảng thời gian này, sản xuất đã phát triển từ lao động thủ công [thực hiện bởi con người, hỗ trợ bởi động vật] lên hình thức lao động được tối ưu hóa hơn [thực hiện bởi con người thông qua việc sử dụng động cơ hơi nước, sau đó là sự cải thiện của kỹ thuật luyện kim khi sử dụng than cho động cơ hơi nước. 

Các thành tựu nổi bật trong thời đại công nghệ 1.0 như:

Năm 1733:  John Kay phát minh thoi bay giúp cho những người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay, năng suất lao động đã tăng gấp đôi.

1765: James Hargreaves phát minh chiếc máy kéo sợi, kéo được 8 cọc sợi cùng một lúc

Năm 1769: Richard Arkwright cải tiến máy kéo sợi sử dụng sức súc vật sau này là sức nước.

Năm 1784: James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Đây được xem là phát minh cơ giới hóa đầu tiên, mang ý nghĩa quan trọng trong nền công nghệ 1.0.

- Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 2

Diễn ra từ những năm 1870 cho đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp như nước Anh, Đức và Hoa Kỳ.

Đây là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật, chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ.

Sử dụng năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyên sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Những thành tựu to lớn được kể đến như Ô tô, máy bay, đèn sợi đốt, điện thoại, tua bin hơi,… Ngoài ra còn có sự phát triển của ngành vận tải, sản xuất thép, điện…

Cuộc cách mạng 2.0 là tiền đề và cơ sở để nền công nghiệp ngày càng phát triển hơn.

- Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 khởi động từ năm 1950 đến cuối những năm 1970. Còn được gọi là cách mạng kỹ thuật số [Digital Revolution] hay cách mạng 3.0. Cuộc cách mạng này là sự phát triển của công nghệ, từ các thiết bị điện tử, cơ khí đơn giản đến công nghệ kỹ thuật số hiện đại. Cuộc cách mạng 3.0 là sự khởi đầu của kỷ nguyên Thông tin.

Hệ thống máy tính và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số xuất hiện ở cuộc cách mạng này vẫn được áp dụng đến ngày nay.

Cuộc cách mạng 3.0 đặt trọng tâm là sản xuất và ứng dụng các công nghệ dẫn xuất, logic kỹ thuật số, IC [chip mạch tích hợp],… Các giải pháp công nghệ hình thành từ cách mạng công nghiệp lần thứ 3 như: Internet, máy tính, bộ vi xử lý, điện thoại di động kỹ thuật số,…

Cách mạng Kỹ thuật số tác động tích cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh truyền thống là tiền đề thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.

Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 hay còn gọi là Công nghiệp 4.0

Còn gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet of Things [IoT], quyền truy cập vào dữ liệu trong thời gian thực và giới thiệu các hệ thống mạng thực.

Công nghiệp 4.0 cung cấp phương pháp tổng thể, liên kết và toàn diện hơn cho ngành sản xuất, hỗ trợ các chủ sở hữu doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh của hoạt động, cho phép họ sử dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.

Các đặc trưng của thời đại 4.0 là gì?

Bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: 

1. Sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh. 

2. Sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ

3. Công nghệ nano và vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. 

4. Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn, chính xác hơn.


Trong thời đại 4.0, con người đối mặt với nhiều sự biến động tích cực lẫn tiêu cực. Ảnh minh họa

Công nghiệp 4.0 gồm những ngành nào?

Theo nghiên cứu thì các ngành nghề dưới đây là xu hướng cho kỉ nguyên công nghệ này.

1. Phát triển Internet di động, điện toán đám mây và phân tích Dữ liệu lớn

Internet di động được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực thương mại. Với tốc độ và sự tiện lợi internet di động đã giúp con người tăng năng suất công việc. Với công nghệ điện toán đám mây giúp không cần đến những kho lưu trữ dữ liệu đầy rủi ro, phát triển được những mô hình dịch vụ trên internet một cách tiện dụng nhất.

2. Nghiên cứu cải tiến robot và xe hơi tự lái

Ứng dụng của robot cải tiến, phương tiện tự hành đã được đưa vào thử nghiệm.

Robot cải tiến có sự nhanh nhạy và thông minh thậm chí còn vượt trội hơn cả người lao động phổ thông trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp. Xe hơi tự lái hoặc một phần tự lái, hứa hẹn là bước đột phá an toàn, tiết kiệm hơn trong ngành giao thông vận tải.

3. Công nghiệp xây dựng và in 3D

Một khi nhu cầu lao động phổ thông giảm đi sẽ thay vào đó là người máy thế hệ tiếp theo, những robot có thể dễ dàng xây dựng hay in 3D và vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật và an toàn lao động.

4. Dịch vụ Tài chính và Đầu tư

Nhờ vào Internet, các phương tiện thông tin đại chúng tập trung vào ngành, mọi người có thể theo dõi được sự thay đổi lên xuống của tình hình kinh tế.

Trong thời kì này, ngành tài chính và đầu tư vẫn là ngành nghề hot trong cuộc cách mạng.

5. Công nghệ sinh học

Sự tích hợp kĩ thuật số - vật lí - sinh học tạo nên sức mạnh to lớn. Công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ nano sẽ có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra những thực phẩm cải thiện sức khỏe và hệ thống y tế.

Những đổi mới trong thời đại 4.0

Công nghệ 4.0 là sự tiến bộ vượt bậc trong khoa học kỹ thuật; sản xuất kinh trong doanh trở nên tiện lợi, tốn ít thời gian, công sức con người hơn.

Do có sự góp sức của công nghệ, những sản phẩm sử dụng trong cuộc sống… đều có chất lượng tốt hơn.

Bên cạnh đó, do xã hội có sự phát triển và tiêu chuẩn sống cũng dần dần nâng cao nên chất lượng sống của con người được cải thiện hơn.

Trong thời đại 4.0, nhận thức lẫn tư tưởng con người ngày càng tiến bộ, phóng khoáng hơn, không còn nặng tư tưởng bảo thủ mà có sự mở rộng, giao lưu với văn hóa phương Tây.

Tuy nhiên thời đại 4.0 vẫn tồn tại những thay đổi tiêu cực.

- Khả năng thất nghiệp tăng cao bởi sự lên ngôi của công nghệ và máy móc có thể thay thế con người trong nhiều công việc.

- Thời đại 4.0 cũng mở ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp không ngừng cập nhật, phát triển và vận dụng công nghệ để có thể cạnh tranh trên thị trường.

Thời đại 4.0 là một quá trình dài, trải qua nhiều thập kỉ. Trong thời đại này, con người sẽ phải đối mặt với nhiều sự biến động tích cực lẫn tiêu cực, đòi hỏi mọi người phải sáng suốt trong quá trình hòa nhập và bắt kịp xu hướng thời đại.

Trên đây là thông tin giải đáp cho 4.0 là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề