Dưa lưới trồng bao lâu có trái

Cây Dưa lưới là một trong loại quả bổ dưỡng, được rất nhiều người ưa chuộng, do thị trường với nhiều loại trái cây khác nhau, nhưng để đảm bảo an toàn thực phẩm là rất cần thiết, việc mua trái dưa lưới ngoài chợ, rất khó đảm bảo là loại dưa sạch và không có chứa các chất bảo quản thực phẩm, vậy làm sao để có được quả dưa lưới ngon và bổ dưỡng ngay tại căn nhà của mình. bài hôm nay  sẽ hướng dẩn tất cả mọi người về cách trồng dưa lưới tại nhà. cách trồng dưa lưới

1.Các bước chuẩn bị trồng dưa lưới trong thùng xốp

1.1.Bước 1: trồng dưa lưới vào tháng mấy là tốt nhất?

Để có được trái dưa lưới to và phát triển nhanh, ít sâu bệnh, ta nên chú ý tới thời gian gieo trồng của cây, vào thời điểm phù hợp trong năm để giúp cây đạt năng xuất và chất lượng cao nhất.

Thời điểm phù hợp trong năm  vào tháng 2-3 hàng năm và cho thu hoạch cuối tháng 4-5.

Có thể trồng thêm một vụ nữa vào tháng 8-9 dương lịch và cho thu hoạch vào cuối tháng 11-12.

Tuy nhiên khi trồng trong thùng xốp, trong nhà lưới thì có thể tăng thời gian trồng và chăm sóc lên thêm một vụ nữa. Vì khi trồng trong nhà có thể điều tiết được lượng nước và lượng mưa, giúp năng xuất của cây dưa lưới tốt hơn.

Trong thời gian từ tháng 2-9 hàng năm bạn có thể trồng bất cứ lúc nào cũng được, có thể trồng liên tục và thay đổi bầu đất, giúp trong khu vườn trên sân thượng của nhà bạn luôn có cây dưa lưới cho thu hoạch với năng xuất cao.

Khi trồng dưa lưới thì hầu như ai cũng nắm được, đây là loại cây chịu lạnh rất kém và ưa nhiệt vì vậy đối với khu vực miền bắc thì không thể trồng được cây dưa lưới vào mùa đông. Còn khu vực miền nam thì có thể trồng dưa lưới quanh năm.

1.2.Bước 2: lựa chọn hạt giống dưa lưới tốt.

Hạt giống rất quan trọng, là yếu tố vô cùng quan trọng , quyết định đến năng xuất và chất lượng quả sau này .

trên thị trường có khá là nhiều các loại dưa lưới khác nhau, chủ yếu là dưa lưới nội địa có giá từ 500-1000đ / hạt, còn dưa ngoại thì có giá khá là cao hơn từ 5k-7k/ hạt. Và tùy theo chất lượng khác nhau thì chất lượng quả cũng khác nhau.

Lựa chọn cây dưa lưới trồng trong nhà hay là ở ngoại ruộng , ta nên lựa chọn loại hạt giống chất lượng tốt hơn, nhưng quan trọng là phải phù hợp với khí hậu của từng vùng miền mà lựa chọn các loại giống tốt nhất, phù hợp với khí hậu địa phương mình sinh sống.

Các dòng hạt giống dưa lưới F1 có tỉ lệ nảy mầm cao hơn, cho quả to hơn và ngọt hơn, nếu trồng phải giống dưa lưới lai không rõ nguồn gốc và thương hiệu rõ ràng khi cho thu hoạch sẽ giảm đi rất nhiều vì đa phần sẽ không ngọt và chất lượng quả sẽ thấp .

1.3.Bước 3: lựa chọn vị trí trồng dưa lưới trong thùng xốp

Cây dưa lưới là loại cây ưa ánh nắng vì vậy khi trồng cây dưới lứa tại nhà nên tận dụng vị trí rộng và có nhiều ánh nắng, điều này sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, có thể tân dụng khoảng sân trước nhà, trên sân thượng có nhiều ánh nắng, vị trí ban công, khi trồng ở nơi có nhiều ánh nắng quả sẽ to hơn, và ngược lại trồng ở nơi có ít ánh sáng thì quả sẽ bé hơn và chất lượng quả sẽ không cao. kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời

1.4.Bước 4: chuẩn bị đất trồng dưa lưới.

Trồng dưa lưới tại nhà, bạn cần chuẩn bị giá thể phù hợp, đảm bảo tính tươi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt, điều này rất quan trọng cho quả trình phát triển của cây dưa lưới, có rất nhiều các cách làm đất phù hợp khác nhau, mời các bạn tham khảo cách làm đất sau đây.

Thu mua sỉ than ở các cửa hàng, ngâm sỉ than trong nước một ngày một đêm. Để loại bỏ các tạp chất có trong than, khoảng vài tiếng nên thay nước một lần. Sau khi ngâm qua 24h thì ta vớt ra ngoài, đập vụn rồi tiến hành trộn với đất và trấu, với tỉ lệ: đất + xỉ than+trấu và thêm phân chuồng ủ hoai mục để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Nếu như bạn không thể kiếm được đất và xỉ than và các loại phân chuồng ủ hoai mục thì nên đến các cửa hàng chuyên cây cảnh để mua đất đóng bao bán sẳn về trồng cây cũng khá là tốt .

Cách trồng dưa lưới, dưa lê sai quả đơn giản trong thùng xốp

2.6 Bước trồng dưa lưới trong thùng xốp hiệu quả

2.1.Bước 1: chuẩn bị chậu chồng dưa lưới

Ta có thể chuẩn bị chậu, xô, thùng đều được cả, để cho cây dưa lưới phát triển khỏe mạnh nhanh chóng , ta cần lựa chọn chậu đủ to và có chiều sâu để có thể đựng được nhiều đất hơn, chậu phải có lỗ thoát nước bên dưới, giúp tạo độ thông thoáng và trao đổi oxy vào trong đất, giúp cây phát triển tốt hơn.

Điều này rất quan trọng, khi chậu có lỗ thoát nước sẽ làm cho cây phát triển tốt hơn, không bị ngập úng gây nên thối rễ, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

2.2.Bước 2: kỹ thuật trồng dưa lưới trong thùng xốp

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ về đất, giống, chậu tìm vị trí phù hợp để trồng cây dưa lưới ngay tại căn nhà đáng yêu của mình và bắt đầu trồng dưa lưới thôi nhé.

Tiến hành ngâm hạt và ủ hại, ta nên ngâm hạt với nước ấm trong khoảng từ 4-5 tiếng, sau đó ủ hạt trong một mảnh vải ẩm, ta nên kiểm tra hàng ngày cho tới khi hạt có hiện tượng tách ra và bắt đầu mọc bộ rễ trắng nhỏ xíu thì ta có thể đem ra vườn ươm được rồi.

Ta đem rải nhẹ hạt lên khay ươm và tiến hành phủ một lớp đất mỏng rồi phun nước giữ ẩm cho hat. Khu ươm hoặc bầu ươm nên được đặt ở nơi thoáng mát, có thể tránh được ánh nắng mặt trời là tốt nhất, đất ươm nên trộn thêm phân chuồng hoai mục và phân trùn quế để giúp gia tăng chất dinh dưỡng, giúp cây thuận lợi phát triển về sau này.

Sau khi gieo hạt xong, hạt sẽ nảy mầm sau đó từ 2-3 ngày sau ươm. Ta cần tưới nước hàng ngày, giúp đủ ẩm để cây phát triển, có thể sử dụng bình xịt để phun xương. 5-7 ngày sau đó thì cây nhanh chóng phát triển cho tới khi có tư 2-3 lá thật.

Sau từ 10-15 ngày sau đó thì cây bắt đầu từ từ 2-4 lá thật thì ta có thể mang cây ra chậu trồng được rồi nhé.

Tháo bầu ươm ra và cẩn thận không bị vỡ bầu đất, nhẹ nhàng và đặt cây con vào vị trí chậu đất đã chuẩn bị sẳn trước đó, trong quá trình tháo bầu đất nên hạn chế đứt bộ rễ của cây, cây sẽ kém về sau khi phát triển.

Khi vừa đặt cây vào trong chậu đất, ta định vị cây lại và dùng tay nén chặt đất xung quanh bầu đất và tiến hành tưới nước cho cây. Giúp cây phát triển bộ rễ nhanh chóng.

Thời gian này vẩn nên để cây ở trong mát và hạn chế ánh nắng trực tiếp, nên dùng binh xịt để tưới cho cây, tránh tưới trực tiếp vào gốc cây.

Với bước ở trên ta đã đi được một đoạn đường về cách trồng cây dưa lưới trong thùng xốp tại nhà rồi, đúng là quá đơn giản, không quá khó như mọi người đã nghỉ, ta chi cần chú ý các khoảng thời gian phù hợp là được.

Cách trồng dưa lưới, dưa lê sai quả đơn giản trong thùng xốp

2.3.Bước 3: tưới nước cho cây dưa lưới

Cây dưa lưới là một loại cây khá là dễ trồng và chăm sóc, trong thời kỳ cây con ta nên tưới nước vừa phải, có thể ít đi vẩn được, chỉ tưới tầm 0.5 lit nước / cây/ ngày.

Trong suốt quảng thời gian cây dưa lưới nhỏ, ta nên tưới vừa phải, đủ ẩm đất là được, khi gặp thời tiết quá nắng nóng thì cần bổ sung thêm lượng nước tưới, còn ngày trời mưa và mát thì có thể là không nên tưới nước.

Khi trồng cây trong thùng xốp ta cần bố trí lượng nước tưới phù hợp, tránh tình trạng tưới quá nhiều nước dẩn đến úng và thối rễ, làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa lưới.

2.4.Bước 4: bón phân cho cây dưa lưới trồng tại nhà

Khi trồng cây dưa lưới tại nhà thì sẽ có cách bón phân hơi khác một chút so với trồng ngoài ruộng nhé.

Vì khi trồng ở nhà thì khâu làm đất và chuẩn bị đất đã đầy đủ các dinh dưỡng trong suốt quá trình cây dưa lưới phát triển, vì vậy ta chỉ cần bổ sung nước để cho cây ổn định và phát triển . tuy nhiên để cho cây phát triển tốt hơn và ổn định theo từng giai đoạn, ta vẩn nên bổ sụng thêm các loại phân cần thiết như sau:

Giai đoạn cây có 3-4 lá thì tưới phân đạm. Ta có thể sử dụng chén để đong phân đạm, cứ từ 7-8 lit nước thì sẽ hòa với 2-3 chén phậm đạm, phân đạm có tác dụng giúp thân vươn dài ra, giúp cây phát triển nhanh chóng hơn.

Cây chuẩn bị ra hoa và có nụ non. ở lúc này ta cần bón phân NPK có đầy đủ đạm, lân, kali giúp cây ra hoa và phát triển quả. Ta cũng pha lượng nước và phân như thời điểm cây con Và cách khoảng 1 tuần ta nên tưới lại cho cây, đảm bảo dinh dưỡng cho cây phát triển.

Đặc biệt khi cây bắt đầu có quả dưa lưới nhỏ thì nên gia tăng tỉ lệ phân lên từ 2/3 chén để hỗ trợ tạo quả cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

2.5.Bước 5: làm gian cho cây dưa lưới

Khi trồng cây dưa lưới ở nhà, việc làm giàn lại là bước vô cùng quan trọng ,ảnh hưởng không nhỏ đến năng xuất và chất lượng quả vì vậy mà cần chú ý ở điểm này, không nên làm sơ xài được, sẽ làm ảnh hưởng đến năng xuất của cây nhé.

Khi cây có từ 5-6 lá và bắt đầu leo thì ta cũng bắt đầu làm giàn, có thể sử dụng các cọc che, doc, thanh gỗ, thép và các vật dụng khác tại nhà bạn để làm giàn cho cây leo lên, giúp cây ổn định hơn .

Khu vực sân thượng rộng và xác định trồng trong thời gian lâu dài, ta nên đầu tư làm một giàn sắt cố định để cho cây leo bám tốt hơn, cũng giúp ổn định quả của cây, giúp cây phát triển và ra nhiều quả hơn.

Các Bước Trồng Và Chăm Sóc Dưa Lưới Đơn Giản

2.6.Bước 6:Thu hoạch và bảo quan dưa lưới

Sau khoảng thời gian dài trồng và chăm sóc cây dưa lưới tại nhà thì khoảng thời gian 3 tháng thì sẽ cho thu hoạch trái dưa lưới thơm ngon, khi thấy trái dưa lưới có màu trắng ngà có các gân lưới xuất hiện rõ hơn, vết nứt xung quanh thì lúc này có thể thu hoạch được.

Khi thấy quả dưa lưới già đi thì ta nên tiến hành dừng tưới nước từ 5-7 ngày trước đó, trước khi thu hoạch để giúp dưa lưới giòn và ngọt hơn, khi mới hái trái xuống không nên dùng ngay, ta nên để từ 1-2 ngày sau hãy mới thưởng thức, lúc này quả sẽ ngọt hơn.

Kinh nghiệm trồng dưa lưới ngon ngọt ngay tại nhà

Cách trồng dưa lưới vàng bằng thùng xốp ngay trên sân

Cách trồng dưa lưới vàng bằng thùng xốp ngay trên sân

2 cách trồng dưa lưới khủng tại nhà cho trái ăn mỏi miệng

Cách trồng dưa lưới trong thùng xốp cho quả “ngọt lịm”

Chủ Đề