Tại sao mẹ bầu không được nằm ngửa

Ngoài vấn đề khám thai định kỳ hay chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt khi mang thai cũng có tác động rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Trong đó, tư thế ngủ là vấn đề được mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Vậy mẹ bầu nằm nghiêng bên nào để cơ thể không bị mệt mỏi và đảm bảo an toàn cho thai nhi?

1. Mẹ bầu nằm nghiêng bên nào là tốt nhất?

Với thắc mắc “mẹ bầu nằm nghiêng bên nào là tốt nhất”, các bác sĩ giải đáp như sau, thai phụ nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ và nghỉ ngơi. Khi nằm, chị em có thể kê cao chân khoảng 30 độ, đầu gối gập nhẹ vào bụng với tư thế uốn cong cột sống.

Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái

Theo các chuyên gia, tư thế nằm nghiêng sang bên trái có thể giúp hạn chế tình trạng tử cung chèn ép lên các mạch máu cũng như một số bộ phận khác trong ổ bụng. Đồng thời với tư thế uốn cong cột sống, lưu lượng máu từ 2 chân dưới về tim sẽ được đảm bảo, quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể mẹ bầu được diễn ra nhịp nhàng hơn. Từ đó, giúp mẹ có một giấc ngủ ngon hơn và nhau thai sẽ được cung cấp đầy đủ oxy và các dưỡng chất.

Khi mẹ bầu nằm nghiêng sang bên trái, đồng thời dùng gối kê đầu và gối ôm, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa sẽ được hỗ trợ và hoạt động thuận lợi hơn. Đặc biệt, đây còn là tư thế ngủ rất tốt để hạn chế chứng ngáy ngủ thường gặp ở bà bầu.

Nên sử dụng gối ôm được thiết kế riêng cho mẹ bầu. Loại gối đặc biệt này có thể giúp vùng lưng giảm áp lực của tử cung và giảm áp lực của cơ thể lên một chân. Vì thế, thai phụ sẽ luôn cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn.

2. Những tư thế nằm mẹ bầu nên tránh

Khi nghỉ ngơi và khi đi ngủ, mẹ bầu nên tránh những tư thế sau để tránh gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi:

  • Tư thế nằm nghiêng sang bên phải

Tử cung của người phụ nữ sẽ tăng kích thước gấp nhiều lần khi mang thai, nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ. Hơn nữa, tử cung cũng thường bị lệch về bên phải ổ bụng và nằm trước các mạch máu lớn.

Mẹ bầu thường xuyên nằm nghiêng sang bên phải có thể khiến cho tử cung ngày càng bị lệch sang phải. Khi đó, tăng áp lực chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, đồng thời lượng máu từ chân về tim sẽ giảm, máu nuôi thai cũng giảm. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu không nên nằm ngửa

Khi nằm ngửa, tử cung, toàn bộ trọng lượng của thai và cả phần phụ thai sẽ đè lên các mạch máu lớn, cơ, cột sống và các bộ phận khác trong ổ bụng. Điều này khiến cho lưu lượng máu đến tim giảm, lượng máu nuôi thai giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi, thậm chí làm tăng nguy cơ suy thai.

Ngoài ra, tư thế nằm ngửa còn có thể làm tăng nguy cơ tụt huyết áp, ngáy ngủ, tụt lưỡi về sau gây hẹp vùng hầu. Lúc này, cột sống cũng phải chịu áp lực lớn, làm tăng nguy cơ đau khớp, đau cột sống.

Nằm sấp không phù hợp với mẹ bầu khi kích thước tử cung ngày càng lớn. Do đó, đây cũng không phải tư thế ngủ được khuyến khích khi mang thai.

Với một số mẹ bầu làm việc trong văn phòng, do quá mệt mỏi nên thường có thói quen nằm gục xuống bàn, chợp mắt vài phút. Nhưng đây là thói quen cần được loại bỏ vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.

Tư thế này có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, dẫn tới cơ thể thiếu oxy và cản trở quá trình thải carbon dioxide và cuối cùng dẫn tới những áp lực lớn cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên tránh nằm gục xuống bàn và nếu phải làm việc trong văn phòng, nên tìm mua cho mình một chiếc gối đặt sau ghế để ngả lưng khi mệt.

3. Một số gợi ý giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon

Giấc ngủ của mẹ bầu rất quan trọng. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Để có một giấc ngủ ngon khi mang thai, ngoài việc quan tâm đến vấn đề “bà bầu nằm nghiêng bên nào”, chị em còn cần lưu ý những điều sau:

- Môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh: Mẹ bầu nên ngủ trong phòng riêng, đảm bảo không gian yên tĩnh, sạch sẽ và thoáng mát. Tránh những nơi ồn ào, nhiều tiếng động. Trước khi đi ngủ, thai phụ không nên sử dụng điện thoại hay máy tính.

Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc

- Nên quy định rõ ràng về thời gian ngủ: Mẹ bầu cần lên kế hoạch, lập thời gian biểu để đảm bảo ngủ đủ giấc, thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy hợp lý. Khi thực hiện theo một chế độ cụ thể, khoa học, mẹ bầu sẽ có cảm giác quen giấc, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

- Không nên ăn quá no trước khi ngủ: Bữa tối của mẹ bầu nên cách giờ ngủ khoảng 3 tiếng. Khi mang thai, tử cung làm tăng áp lực lên các cơ quan trong ổ bụng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đầy hơi, trào ngược ở nhiều mẹ bầu.

Nếu kết hợp với ăn quá no trước khi ngủ thì tình trạng ợ hơi sẽ càng nghiêm trọng hơn, khiến mẹ bầu khó chịu khi ngủ. Bên cạnh đó, nếu uống nước quá nhiều khi ngủ cũng có thể khiến mẹ bầu tiểu đêm nhiều hơn, giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc.

Nên dùng gối ôm chuyên dụng cho mẹ bầu

- Sử dụng gối ôm dành cho bà bầu: Những chiếc gối dành cho mẹ bầu thường dài và mềm được đặt lót dưới vùng lưng và bụng nhằm giảm áp lực của tử cung và giúp mẹ bầu có thể dễ dàng thay đổi tư thế khi ngủ.

- Kê cao chân: Khi ngủ mẹ bầu có thể kê cao chân để tăng lưu thông máu và tạo cảm giác thoải mái hơn khi ngủ.

Trên đây là lời giải đáp thắc mắc “Bà bầu nằm nghiêng bên nào”. Mẹ bầu cần được tư vấn chi tiết hơn hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56, nhân viên tổng đài của bệnh viện sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ dinh dưỡng thì giấc ngủ cũng vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu. Những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nên tư thế ngủ của mẹ cũng phải thay đổi. Nhiều mẹ bầu thắc mắc bà bầu nằm ngửa có ảnh hưởng gì đến em bé không? Để tìm hiểu kỹ thì xin mời các bạn theo dõi bài viết để có câu trả lời chính xác nhất cũng như những tư thế ngủ giúp mẹ vừa ngủ ngon mà thai nhi lại khỏe mạnh.

Nằm ngửa có tốt cho thai nhi hay không?

Thời điểm 2 tháng đầu thai kỳ mẹ có thể nằm mọi tư thế yêu thích như thời còn son rỗi vì bụng bầu mới phát triển, thai nhi còn nhỏ.

Mẹ nên đổi tư thế vào tháng thứ 3 thai kỳ

Nhưng bắt bầu từ tháng thứ 3, mẹ bắt đầu cảm thất thật khó có thể ngon giấc khi mà cổ tử cung đang dần lớn lên và bụng bầu ngày một to hơn. Lúc này, mẹ bầu không nên nằm ngửa vì sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng mà phải tập thay đổi thói quen về giấc ngủ để không ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ nên đổi sang tư thế nằm nghiêng khi ngủ, có thể là nghiêng trái hoặc phải tùy thích.

  • Xem thêm bài viết liên quan: Nguyên nhân bà bầu bị mất ngủ

Những ảnh hưởng tới thai nhi khi mẹ nằm ngửa 

  • Nếu mẹ nằm ngửa khi ngủ, trọng lượng tử cung sẽ tạo áp lực trên các tĩnh mạch, khiến máu từ bên dưới cơ thể khó lưu thông đến tim. Khiến mẹ hay bị chóng mặt. 
  • Ngoài ra, ảnh hưởng đến dòng máu chảy cũng như quá trình lưu thông chất dinh dưỡng đến nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Đối với các mẹ bầu mắc các bệnh về cao huyết áp, bệnh tiểu đường thì tư thế nằm ngửa khi ngủ sẽ càng ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng và oxy cung cấp đến thai nhi.
  • Mẹ nằm ngửa sẽ khiến trọng lượng của tử cung cũng đè lên cột sống và toàn bộ mạch máu chính về đường ruột. Làm cho mẹ khó thở, ảnh hưởng đến các vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua và cả bệnh trĩ.

Nằm ngửa sẽ khiến thai nhi khó thở 

Ngoài ra việc mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ còn là nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu. Do sự cản trở của dòng máu lưu thông, làm thai nhi không thể phát triển dẫn tới thai lưu.

{{//www.wonmom.com/products/gel-gung-toan-than}}

Các tư thế ngủ tốt cho mẹ và thai nhi  

Nằm nghiêng sang bên trái

Mẹ bầu nằm nghiêng ở phía nào cũng ổn, nhưng nhiều nghiên cứu khuyến nghị mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng và lưu lượng máu đến nhau thai. Nó cũng giúp thận loại bỏ các chất thải trong cơ thể hiệu quả hơn, giảm tình trạng phù chân khó chịu khi mang thai. Đây là thói quen tốt các mẹ nên rèn luyện mỗi ngày.

Bên cạnh đó, tư thế nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu làm giảm nguy cơ thai chết lưu, tăng lưu lượng máu và đưa chất dinh dưỡng giúp em bé phát triển tốt và khỏe mạnh.

Sử dụng gối ngủ dành riêng cho  mẹ bầu

Mẹ bầu cần chuẩn bị những chiếc gối dài, mềm để kê phía trước và sau bụng nhằm làm giảm trọng lượng của bụng, cũng như tránh được việc đặt trọng lượng của một chân lên chân kia, giúp giữ cho cột sống được thẳng cứng tránh bị mỏi người và mang đến cho mẹ bầu một giấc ngủ bình yên.

Sử dụng gối chữ U cho mẹ bầu dễ ngủ

Kê gối cao đầu khi ngủ 

Để giảm áp lực, các mẹ có thể kê thêm gối mềm để nâng cao đầu và lưng, vừa giúp thở dễ dàng hơn. Đồng thời, giảm được sức ép lên cơ hoành, hỗ trợ cho hoạt động của dạ dày tốt hơn mang lại cảm giác dễ chịu và một giấc ngủ ngon, đảm bảo cho mẹ và bé.

Xem thêm bài viết liên quan: Mẹo đơn giản giúp mẹ bầu trị đầy bụng

Kê cao chân 

Chân nặng, phù nề hoặc chuột rút… là những bệnh thường gặp trong quá trình phát triển của thai nhi. Để tạo sự thoải mái cho giấc ngủ, ngoài việc kê chân cao trên một chiếc gối hoặc tấm nệm mềm, mẹ bầu có thể nâng đáy đệm hay kê cao phần cuối của chân giường. Giúp máu lưu thông dễ dàng hơn cho mẹ khi ngủ.

{{//www.wonmom.com/collections/cham-soc-toan-than}}

Bài viết là chia sẻ tại sao bà bầu không được nằm ngửa. Các mẹ bầu nên lưu ý và thực hiện, để hạn chế những rủi ro đối với thai nhi.

Bạn cần biết:

Video liên quan

Chủ Đề