Vì sao aspirin gây loét dạ dày tá tràng

Dùng aspirin trong trường hợp nào?

Aspirin là thuốc có thành phần là acid acetylsalicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau NSAIDs được sử dụng rộng rãi. Ngoài 3 tác dụng này, thuốc còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu [chống đông máu]. Chính tác dụng chống kết tập tiểu cầu nên aspirin được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dùng liều thấp để ngăn ngừa tình trạng máu đông, giúp giảm nguy cơ các bệnh lý nguy hiểm nhưđột quỵ, tim mạch…

Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chống kết tập tiểu cầu.

Đặc biệt là những bệnh nhân mới trải qua phẫu thuật như bắc cầu nối mạch vành, can thiệp đặt stent động mạch vành thường được chỉ định dùng aspirin liều thấp kéo dài để ngăn chặn tình trạng xuất hiện cục máu đông tại nơi được can thiệp…

Tuy nhiên, aspirin nói riêng và nhóm thuốc NSAIDs nói chung ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm, thông qua việc ức chế hoạt động của enzym có tên COX-2, nên có tác dụng chống viêm giảm đau. Mặt khác các thuốc này lại ức chế luôn cả enzym có tên COX-1 [ức chế sự tạo thành prostaglandin sinh lý có tác dụng làm tăng tiết chầt nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày] nên nhóm thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày, thậm chí có thể gây xuất huyết.

Sau khi uống aspirin cần ngồi nghỉ ít nhất 10 phút.

Điểm đáng chú ý, là ngoài tác dụng phụ trên dạ dày do ức chế enzym COX-1, thì việc tiếp xúc giữa bản thân thuốc với niêm mạc dạ dày cũng gây nên những tổn thương đáng kể. Cũng vì đặc điểm đó, nên hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại thuốc chống viêm có dạng bao tan ở ruột [tức là không tan trong dạ dày] như aspirin pH8...

Tuy nhiên như đã nói ở trên, thuốc bao tan chỉ có tác dụng hạn chế ảnh hưởng đến dạ dày do tiếp xúc, chứ không làm mất hẳn nguy cơ gây viêm loét dạ dày - tá tràng, do không làm mất đi khả năng ức chế enzym COX-1. Do vậy, người dùng thuốc chống viêm giảm đau có bao tan ở ruột, thậm chí dùng dạng tiêm hay dạng viên đặt hậu môn, vẫn có nguy cơ bị viêm loét dạ dày - tá tràng.

Nguyên nhân thuốc Aspirin gây loét dạ dày tá tràng

Thuốc được ví như con dao hai lưỡi khi vừa có thể chữa bệnh nhưng cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể khi sử dụng. ThuốcAspirin cũng là một loại thuốc cổ điển được dùng trị các chứng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt … Là những biểu hiện thông thường nên nhiều người thay vì đến bệnh viện thì tự ý mua thuốc về dùng mà không hề cảnh giác tới nguy cơthuốc Aspirin gây loét dạ dày tá tràng. Hãy xem một số đặc điểm của thuốc mà bạn có thể biết như sau:

Aspirin - Dao hai lưỡi

Loét dạ dày tá tràng và NSAIDS

ByHien Pham Dược điều trị 0 Comments

Dịch: Lê Thị Xanh, Đặng Thị Nhi, Hansana PhetAliya – SVD4-Trường ĐHYD Huế

Hiệu đính: ThS.DS Phạm Thị Thùy An – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Nguồn: //www.nps.org.au/australian-prescriber/articles/peptic-ulcer-disease-and-non-steroidal-anti-inflammatory-drugs

  1. Tổng quan

Thuốc kháng viêm không steroid trong đó bao gồm cả aspirin liều thấp là một trong những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Việc sử dụng nhóm thuốc này có liên quan đến tổn thương niêm mạc dạ dày-ruột.

Do đó, đánh giá các yếu tố nguy cơ trên dạ dày-ruột của người bệnh về tuổi cũng như tiền sử loét đường tiêu hóa là điều quan trọng cần làm trước khi kê đơn nhóm thuốc này. Bệnh nhân có nguy cơ cao có thể cần được kê thêm thuốc phối hợp để giảm nguy cơ loét do thuốc gây ra.

Sử dụng thuốc ức chế bơm proton [PPI] 1 lần 1 ngày là biện pháp hiệu quả nhất trong việc giảm nguy cơ loét gây ra bởi NSAIDs.

  1. Giới thiệu

Loét đường tiêu hóa là một tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa trên kéo dài từ lớp cơ niêm mạc vào những lớp sâu hơn bên trong của thành ruột. Helicobacter pylori [HP] và NSAIDs là 2 yếu tố nguy cơ chính gây bệnh loét dạ dày tá tràng. Trong đó, NSAIDs bao gồm cả aspirin liều thấp là một trong những thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Chúng có hiệu quả tốt và lịch sử sử dụng trên lâm sàng từ lâu nhưng chúng lại có tác dụng phụ gây loét dạ dày tá tràng, một bệnh lý mà biến chứng của nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Việc sử dụng rộng rãi NSAIDs và aspirin cùng với những độc tính tiêu hóa mà chúng gây ra do vậy có ý nghĩa đáng kể đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe.

  1. Cơ chế hoạt động

Hiệu quả điều trị của NSAIDs đạt được thông qua ức chế sinh tổng hợp prostanoid – một nhóm chất bao gồm prostaglandins [PG], prostacyclin và thromboxan được giải phóng để đáp ứng với một loạt các kích thích sinh lý và bệnh lý ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Các dẫn xuất prostanoid hình thành từ phản ứng xảy ra sau khi có sự tổn thương tế bào, đó là phản ứng biến đổi acid arachidonic thông qua isoenzymes cyclo-oxygenase [COX] .

Có 2 đạng đồng phân khác biệt của COX. COX1 có mặt ở phần lớn các tế bào trong cơ thể bao gồm cả tế bào nội mạc, biểu mô dạ dày ruột cũng như tiểu cầu, và các chức năng của COX1 trong cơ thể luôn diễn ra không ngừng . Ngược lại COX2 chỉ có ở một số ít tế bào và được cảm ứng bởi quá trình viêm. NSAIDs thể hiện tác dụng kháng viêm và giảm đau thông qua quá trình ức chế COX-2. Độc tính trên dạ dày và thận của nhóm thuốc này liên quan đến việc ức chế đồng phân COX-1. Một số thuốc thuộc nhóm NSAIDs thể hiện tác dụng ức chế trên cả COX-1 và COX-2.

  1. Loét đường tiêu hóa và NSAIDs

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một biến chứng được nhận biết từ lâu liên quan tới việc sử dụng NSAIDs. Việc ức chế COX-1 trên đường tiêu hóa dẫn đến giảm bài tiết prostaglandin và kéo theo giảm tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa của chất này. Điều này dẫn đến làm tăng sự nhạy cảm tổn thương niêm mạc. Ức chế COX- 2 cũng có thể đóng vai trò trong việc tổn thương niêm mạc này.

i.Các yếu tố nguy cơ

Độc tính dạ dày ruột khi sử dụng NSAIDs [bao gồm cả aspirin liều thấp] xảy ra nhiều nhất ở các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ có thể kể ra bao gồm: tuổi cao [>65], tiền sử bệnh loét dạ dày tá tràng, bệnh tim, và bệnh nhân được kê đơn phối hợp với thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, corticoid và thuốc chống đông. Thêm vào đó, việc sử dụng NSAIDs liều cao hơn cũng làm tăng nguy cơ biến chứng đường tiêu hóa trên. Đồng thời, nguy cơ tăng cũng liên quan tới việc sử dụng NSAIDs kéo dài và nhiễm HP đường tiêu hóa. Ở những bệnh nhân sử dụng NSAIDs lâu dài và không có yếu tố nguy cơ, chỉ 0,4% trong số các bệnh nhân này xuất hiện các biến cố nghiêm trọng. Tuy nhiên, nguy cơ cao đến 9% ở những bệnh nhân với đa yếu tố nguy cơ. Trước khi kê đơn nhóm thuốc này cho những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ, luôn phải cân nhắc nếu có thể thay thế NSAIDs.

ii.Sử dụng NSAIDs nào?

Tất cả các NSAIDs đều gây ra độc tính dạ dày ruột nhưng với mức độ khác nhau. Dữ liệu tổng hợp quy mô lớn từ các thử nghiệm lâm sàng đối chứng với giả dược chỉ ra rằng: Tất cả các NSAIDs bao gồm cả ức chế COX-2, diclofenac, ibuprofen và naproxen đều liên quan đến việc tăng nguy cơ tổn thương đường tiêu hóa. Tuy nhiên mức độ nguy cơ là khác nhau giữa các thuốc. Nguy cơ liên quan đến biến chứng đường tiêu hóa trên của aceclofenac, celecoxib và ibuprofen là thấp [

Chủ Đề