Ví dụ về vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, có lỗi và xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.

Ví dụ về vi phạm pháp luật

Ví dụ: Khi lưu thông trên đường quốc lộ 18, A [là người có năng lực hành vi đầy đủ] chạy xe máy lạn lách, đánh võng.

=> Hành vi của A đã vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.

Các tìm kiếm liên quan đến vi phạm pháp luật là gì, hành vi pháp luật là gì, vi du dau hieu trai phap luat, ví dụ về hành vi trái pháp luật, hành vi trái pháp luật là gì, các dấu hiệu để nhận biết hình thức pháp luật, thực hiện pháp luật là gì, vi phạm hành chính là gì, vi phạm dân sự là gì

1. Vi phạm kỷ luật là gì? Cho ví dụ

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động phải tuân thủ kỷ luật lao động. Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Theo đó, có thể hiểu vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của cá nhân, hành vi này trái với các quy chế, quy tắc được xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức nào đó.

Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động như sau:

- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên.

- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.

- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Ví dụ về vi phạm kỷ luật: Công ty A quy định trong nội quy là không được nhuộm tóc, thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều.

Chị X là nhân viên công ty nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm muộn lúc 9 giờ sáng. Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty. Vì thế, đây là vi phạm kỷ luật.

Lưu ý:

- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

- Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

Vi phạm kỷ luật là gì? Cho ví dụ về vi phạm kỷ luật [Ảnh minh họa]

2. Các trường hợp không được xử lý kỷ luật

Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động quy định, không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

- Đang bị tạm giữ, tạm giam.

- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này như: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...

- Lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

- Không xử lý kỷ luật lao động đối với lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
 

3. Thời hiệu, hình thức xử lý kỷ luật

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động, có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động là:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

- Cách chức.

- Sa thải.

Về thời hiệu, Điều 123 Bộ luật Lao động quy định:

- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu là 12 tháng.

- Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật người lao động như trên, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Trên đây là thông tin về vi phạm kỷ luật là gì và ví dụ về vi phạm kỷ luật. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192  để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> 4 trường hợp người lao động phải bồi thường cho công ty

Các hành vi vi phạm pháp luật vẫn thường diễn trong cuộc sống. Tính chất nghiêm trọng và biện pháp xử lý phù thuộc vào từng hành vi cụ thể. Vậy có thể hiểu đúng về vi phạm pháp luật thế nào?

  • Vi phạm pháp luật là gì?
  • Vi phạm pháp luật được phân loại thế nào?
  • Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật là gì?
  •  Cấu thành của vi phạm pháp luật thế nào?

Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hiện tượng lệch chuẩn xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và phần lớn gây ra những hậu quả xấu cho xã hội.

Vi phạm pháp luật cũng là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng để có thể phân biệt với các hiện tượng xã hội khác. Từ đó có các biện páp xử lý, ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi này trong đời sống – xã hội.

Vi phạm pháp luật được phân loại thế nào?

Dựa vào các tiêu chí phân loại thì vi phạm pháp luật có thể được phân theo nhiều loại khác nhau. Hiện nay vi phạm pháp luật được phân thành các loại dưới đây:

1. Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm

Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,

Ví dụ: Buôn bán ma túy, hiếp dâm, giết người,…

2. Vi phạm hành chính

Là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ bị xử lý hành chính.

VD: Hành vi trốn thuế hay làm hư hỏng, thất thoát tài sản của nhà nước…

3. Vi phạm dân sự 

Là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân phi tài sản.

VD: Tranh chấp đất đai, nhà cửa, thừa kế,…

4. Vi phạm kỷ luật 

Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy định trong nội bộ cơ quan, tổ chức, có nghĩa là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác… trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

VD: Cán bộ, công viên chức làm sai thẩm quyền, không chấp hành đúng nội quy cơ quan...


Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực thực hiện. [Ảnh minh họa]
 

Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật là gì?

- Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là hành vi thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Phải căn cứ vào hành vi thực tế đó mới có thể xác định được đó là hành vi thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật. 

Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động như là đi xe máy lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ hoặc bằng không hành động ví dụ như trốn thuế.

 - Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, có nghĩa là trái với các yêu cầu của pháp luật. Được thể hiện dưới các hình thức:

+ Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm

+ Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện

+ Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá mức cho phép

- Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Nếu chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi có tính chất trái pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

- Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể. Điều này có nghĩa khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình là sai trái và hậu quả của hành vi như thế nào, chủ thể đồng thời điều khiển được hành vi của mình. 

Trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng không nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi đó hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi nhưng không điều khiển được hành vi thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.

- Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

 Cấu thành của vi phạm pháp luật thế nào?

Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể.

Vi phạm pháp luật gồm 4 yếu tố cấu thành: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật, gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thời gian, địa điểm và phương tiện vi phạm. 

- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, gồm các yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích vi phạm pháp luật.

- Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề