Ví dụ về sự phát triển trong triết học

Phát triển là sự vận động tiến lên và đi lên. Thực chất của sự phát triển là sự xuất hiện của cái mới và sự diệt vong của cái cũ. Những thứ mới là những thứ phù hợp với xu hướng của lịch sử và có tương lai lớn. Những thứ cũ là những thứ đã mất đi tính tất yếu của lịch sử và đang chết dần.

Phát triển là quy luật tất yếu trong xã hội. Phát triển đặc biệt nhấn mạnh bốn nguyên tắc cơ bản. Đó là nguyên tắc công bằng, nguyên tắc hài hòa, nguyên tắc bền vững và nguyên tắc chung cộng đồng. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn về nguyên lý của sự phát triển trong triết học.

1, Nguyên tắc phát triển công bằng

Phát triển bền vững là một cơ hội, là sự phát triển mà trong đó mọi lợi ích đều công bằng và bình đẳng như nhau. Nó vừa bao gồm sự phát triển cân bằng của cùng một thế hệ giữa các khu vực. Tức là, sự phát triển của một khu vực không được làm mất giá trị của sự phát triển của các khu vực khác. Đồng thời cũng bao gồm sự phát triển cân bằng của các thế hệ. Tức là khả năng phát triển vừa thỏa mãn nhu cầu của con người đương đại đồng thời không gây hại cho các thế hệ tương lai.

Nguyên tắc này cho rằng tất cả các thế hệ con người đều ở trong cùng một không gian sống. Họ có quyền thụ hưởng tài nguyên thiên nhiên và của cải xã hội trong không gian này một cách công bằng và như nhau. Vì vậy, phát triển bền vững đặt việc xóa đói giảm nghèo là vấn đề quan trọng. Phải được ưu tiên giải quyết hàng đầu. Để mọi người ở mọi quốc gia, mọi vùng miền, mọi thế hệ có được quyền phát triển bình đẳng như nhau.

2, Nguyên tắc phát triển hài hòa

Xã hội [dân số, khoa học và giáo dục, v.v.], kinh tế và môi trường [bao gồm cả tài nguyên] là những hệ thống nhỏ hơn trong hệ thống phát triển bền vững. Chúng liên kết với nhau và hạn chế lẫn nhau để cùng nhau tạo thành một chỉnh thể. Vậy nên, điểm mấu chốt của phát triển bền vững đó là để xã hội, kinh tế và môi trường phát triển một cách hài hòa với nhau.

Để thực hiện được mục tiêu này, yêu cầu nhân loại cần phải hài hòa mối quan hệ giữa hành vi kinh tế trong xã hội nhân hoại và môi trường sinh thái tự nhiên. Hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường. Hài hòa mối quan hệ giữa sự sinh tồn lâu dài của nhân loại và việc sử dụng nguồn tài nguyên dài hạn.

Thông qua những hành vi và chuẩn mực không ngừng được cải tiến và lý tính hóa. Để đạt được sự cân bằng và hài hòa thống nhất giữa phát triển kinh tế và môi trường sinh thái. Hài hòa và thống nhất giữa nhu cầu về nguồn tài nguyên tự nhiên và khả năng cung cấp trong phát triển kinh tế. Hài hòa và thống nhất giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Hài hòa và thống nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

>> Lấy ví dụ về vai trò của Triết học [ví dụ thực tế]

3, Nguyên tắc phát triển bền vững

Trong khái niệm phát triền còn bao gồm cả các nhân tố hạn chế và kìm hãm. Do vậy, trong quá trình thỏa mãn nhu cầu của nhân loại. Tất nhiên phải có sự tồn tại của các nhân tố hạn chế và kìm hãm. Các nhân tố hạn chế và kìm hãm chủ yếu bao gồm: quy mô dân số, môi trường. Tài nguyên thiên nhiên, điều kiện công nghệ. Và những hạn chế áp đặt của tổ chức xã hội. Đối với khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt và tương lai của môi trường.

Nhân tố hạn chế và kìm hãm quan trọng nhất là cơ sở vật chất mà con người sinh sống. Cùng với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vì vậy, điều cốt lõi của nguyên tắc bền vững đó là sự phát triển kinh tế và xã hội của loài người. Không thể vượt qua sức chịu đựng của tài nguyên và môi trường. Từ đó phải có sự kết hợp hữu cơ thực sự giữa lợi ích hiện tại và lợi ích lâu dài của nhân loại.

4, Nguyên tắc phát triển cộng đồng chung

Phát triển bền vững là xem xét các vấn đề toàn cầu vượt ra ngoài các rào cản văn hóa và lịch sử. Các vấn đề mà nó thảo luận là những vấn đề liên quan đến toàn nhân loại. Mục tiêu cần phải đạt được là mục tiêu chung của cả nhân loại.

Mặc dù điều kiện tình hình quốc gia khác nhau. Mô hình cụ thể để đạt được phát triển bền vững không thể là duy nhất.  Nhưng dù là quốc gia nghèo hay quốc gia giàu. Thì nguyên tắc phát triển công bằng, nguyên tắc phát triển hài hòa và nguyên tắc phát triển bền vững. Đều là những nguyên tắc, nguyên lý phát triển chung.

Mỗi quốc gia cần phải điều chỉnh các chính sách trong nước và quốc tế một cách thỏa đáng và phù hợp. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Chỉ có những nỗ lực chung của toàn nhân loại. Mới có thể đạt được mục tiêu tổng thể trong sự phát triển bền vững. Từ đó liên kết lợi ích của một bộ phận nhân loại với lợi ích tổng thể chung. Thúc đẩy xã hội và nhân loại ngày càng phát triển.

Lời giải dễ hiểu, đáp án chính xác cho câu hỏi: “Ví dụ về nguyên lý về sự phát triển trong triết học:” và phần kiến thức tham khảo, vận dung hay nhất do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hữu dụng cho các bạn học sinh và thầy cô giáo trong quá trình dạy và học.

Câu hỏi: Ví dụ về nguyên lý về sự phát triển trong triết học:

Trả lời:

– Trong quá trình biến đổi của các giống loài đã có sự biến đổi và phát triển từ bậc thấp lên bậc cao;

– Quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức trong xã hội của loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc…

– Sự ra đời và thay thế các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử

Cụ thể là từ nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử ra đời dựa trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc gắn liề với chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

Sự bóc lột không có giới hạn của các chủ nô làm cho mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ ngày một gay gắt, nô lệ đứng lên đấu tranh giải phóng nô lệ, giao đất canh tác. Điều này đã dẫn đến sự chuyển hóa dần từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến, nhà nước phong kiến ra đời. Tiếp đó trải qua các giai đoạn là nhà nước tư sản và cuối cùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Xem thêm:

>>> Ví dụ về tính kế thừa của nguyên lý phát triển

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Phát triển là gì?

Nguyên lý về sự phát triểnlà nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luônvận độngvàphát triển[vận độngtiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật].

Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm "vận động" [biến đổi] nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.

Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.

2. Tính chất của sự phát triển

Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù họp với quy luật khách quan.

- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật. hiện tượng, song rnỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật, hiện tượng phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác... Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển.

3. Ý nghĩa phương pháp luận nguyên lý của sự phát triển

– Đây chính là cơ sởlý luận khoa học để có thể định hướng được việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

Theo như nguyên lý này thì trong mọi nhận thức và trong thực tiễn cần phải có quan điểm về sự phát triển. Để có thể phát triển được thì cần phải khắc phục được nhữngtư tưởng bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, định kiến, đối lập với sự phát triển.

– Để nhận thức và giải quyết được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn thì một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó. Vì vậy đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó.

– Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người cần phải tôn trong quan điểm phát triển phát triển. Quan điểm này đòi hỏi khi nhận thức cũng như khi giải quyết một vấn đề nào đó thì con người cần phải đặt chúng ở trạng thái động và nằm trong khuynh hướng chung của sự phát triển.

– Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, là quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn cải tạo chính bản thân của con người.

– Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia thành các quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn. Trên cơ sở này tìm ra phương pháp nhận thức và những cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại đối với đời sống của con người.

– Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng như quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta cần phải tìm ra được những mâu thuẫn của sự vật qua hoạt động thực tiễn từ đó giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra được sự phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề