Giấy ủy quyền công chứng có thời hạn bao lâu

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG
NGUYỄN HẢI SÂM

106, đường 2/9, Bình Thuận, Hải Châu, Đà Nẵng.

Mục lục bài viết

  • 1. Thời hạn ủy quyền của Hợp đồng ủy quyền là bao lâu ?
  • 2. Quy định về ủy quyền thi công hợp đồng xây dựng ?
  • 3. Có được ủy quyền cho chị gái xin cấp lại bằng cấp 3 bị mất không ?
  • 4. Có thể kiện đòi lại nhà khi người được ủy quyền trông coi chết?
  • 5. phân tích kinh nghiệm lập pháp về ủy quyền tại các quốc gia khác?

1. Thời hạn ủy quyền của Hợp đồng ủy quyền là bao lâu ?

Thưa ls cho hỏi, giám đốc công ty có được uỷ quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng và các giấy tờ khi tham gia hoạt động đấu thầu hay không? Phải viết giấy ủy quyền hay làm hợp đồng? Thời hạn ủy quyền là bao lâu ?

Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn ls!

Trả lời:

1. Khi ủy quyền nên làm giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền:

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm ủy quyền. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống hàng ngày, trong hầu hết các giao dịch đều có sự xuất hiện của việc ủy quyền. Chúng ta có thể hiểu ủy quyền là việc mà mình nhờ một người nào đó nhân danh mình thực hiện một công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định khi bản thân không thể trực tiếp tham gia vào các giao dịch hay đứng ra thực hiện một công việc nào đó.

Vậy trường hợp này của bạn, giám đốc hoàn toàn có thể ủy quyền cho phó giám đốc đứng ra ký thay các hợp đồng, giấy tờ liên quan đến hoạt động đấu thầu và các công việc khác thuộc thẩm quyền của giám đốc.

Ngoài ra, Mẫu số 02 Chương IV thuộc các Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa ban hành kèm Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn về việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu thực hiện một hoặc một số nội dung công việc trong quá trình tham dự thầu. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền.

Theo đó, đối với trường hợp của bạn, nếu công ty trúng thầu thì người đại diện theo pháp luật của công ty kiêm giám đốc có thể ủy quyền cho phó giám đốc thay mình ký hợp đồng và đứng ra thực hiện các phần việc của gói thầu như là phân công trong nội bộ công ty. Trong trường hợp này, chủ thể của hợp đồng vẫn là công ty và công ty chịu trách nhiệm đối với chủ đầu tư, bên mời thầu về toàn bộ việc thực hiện hợp đồng của mình.

Vậy để đảm bảo quyền hạn và nghĩa vụ của các bên thì nên làm giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền?

Pháp luật dân sự, cụ thể là Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định và điều chỉnh về Hợp đồng ủy quyền chứ không có Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, thực tế việc ủy quyền bằng giấy ủy quyền là rất phổ biến, và hình thức này cũng không trái với quy định của pháp luật.

- Giấy ủy quyền bản chất là hành vi Ủy quyền đơn phương, tức thể hiện trong Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

- Hợp đồng ủy quyền là việc ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức có thể để tên là giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền nhưng về bản chất nội dung là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá.

Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền phải được chứng thực chữ ký của các bên tại văn phòng công chứng/UBND xã, phường.

2. Quy định của Bộ luật dân sự về Hợp đồng ủy quyền

Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên được ủy quyền sẽ được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp: Có sự đồng ý của bên ủy quyền; Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được; Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu; Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

2.1. Nội dung của hợp đồng ủy quyền:

Về cơ bản những thông tin trên hợp đồng ủy quyền bao như sau:

- Bên ủy quyền: họ và tên, căn cước, địa chỉ, thông tin liên hệ

- Bên nhận ủy quyền: họ và tên, căn cước, địa chỉ, thông tin liên hệ

- Nội dung và phạm vi ủy quyền: ủy quyền về việc gì? quyền hạn và nghĩa vụ của người nhận ủy quyền.

- Thời hạn ủy quyền: trong thời gian bao lâu?

- Việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền: những tình huống chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

- Thù lao ủy quyền [nếu có].

- Cam kết và chữ ký của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền về việc ủy quyền.

2.2. Thời hạn ủy quyền

Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền."

Theo quy định trên, có thể thấy trong hợp đồng ủy quyền phải ghi thời hạn cụ thể [có thể là 2 năm, 5 năm,…]. Thời hạn ủy quyền là do các bên thỏa thuận, trừ các trường hợp pháp luật có quy định cụ thể. Nếu như giữa các bên không có thỏa thuận và pháp luật cũng không có quy định về thời hạn thì hợp đồng đó sẽ có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập. Như vậy, không tồn tại hợp đồng ủy quyền nào là hợp đồng ủy quyền vĩnh viễn. Tất cả các loại hợp đồng ủy quyền đều phải thỏa thuận, quy định rõ thời hạn.

Ngoài ra các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của các bên ủy quyền và bên được ủy quyền; việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được quy định rõ từ Điều 565 đến Điều 569 của Bộ luật Dân sự 2015.

3. Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Tiêu chí

Giấy ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền

1. Khái niệm

Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định [ Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015].

2. Căn cứ pháp luật

Chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể

Bộ luật Dân sự năm 2015

3. Chủ thể

Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền [hay gọi là ủy quyền đơn phương]

Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền

4. Bản chất

Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiệncông việc thông qua giấy ủy quyền

Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên

5.Ủy quyền lại

Người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định

Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định

6.Giá trị thực hiện

- Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền [ủy quyền đơn phương]

- Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy

- Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền

- Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao [theo thỏa thuận, nếu có]

7.Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định

Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. [ Điều 563 BLDS 2015]

8.Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền

Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.

Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

2. Quy định về ủy quyền thi công hợp đồng xây dựng ?

Thưa luật sư, Cho tôi hỏi: Một công ty TNHH B có ký hợp đồng thi công xây dựng với Công ty TNHH A. Nhưng Công ty B không thi công mà làm Giấy ủy quyền giao lại cho Công ty C thực hiện toàn bộ Hợp đồng, thi công, quyết tóan và xuất hóa đơn cho Công ty A.

Vậy công ty C có được thực hiện theo ủy quyền của công ty B không ?

Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

1. Quy định về chuyển giao nghĩa vụ dân sự ?

Đối với trường hợp này thì công ty B là bên thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, khi công ty B giao hết công việc của mình cho công ty C thì đây không phải ủy quyền cho công ty C mà là chuyển giao nghĩa vụ. Theo điều 370 Bộ luật dân sự 2015

Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

Như vậy, khi công ty B chuyển giao nghĩa vụ thực hiện toàn bộ hợp đồng, thi công, quyết toán và xuất hóa đơn cho Công ty A thì công ty B phải được sự đồng ý của công ty A. Nếu không thì việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ không có giá trị pháp lý.

2. Thực hiện công việc theo uỷ quyền

Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Điều 140. Thời hạn đại diện

1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

a] Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

b] Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a] Theo thỏa thuận;

b] Thời hạn ủy quyền đã hết;

c] Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

d] Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

đ] Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

e] Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g] Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a] Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

b] Người được đại diện là cá nhân chết;

c] Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

d] Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

3. Thời hạn đại diện là bao lâu ?

Điều 140. Thời hạn đại diện

1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

a] Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

b] Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a] Theo thỏa thuận;

b] Thời hạn ủy quyền đã hết;

c] Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

d] Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

đ] Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

e] Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g] Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a] Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

b] Người được đại diện là cá nhân chết;

c] Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

d] Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

3. Có được ủy quyền cho chị gái xin cấp lại bằng cấp 3 bị mất không ?

Thưa luật sư. Em bị mất bằng cấp 3 và giờ muốn làm lại. Nhưng vì điều kiện ở xa không trực tiếp đi làm được nên muốn ủy quyền cho chị gái đi làm giùm.

Vậy cho em hỏi khi làm giấy ủy quyền cần có những thủ tục như thế nào và có thể cung cấp cho em mẫu giấy ủy quyền đó được không ạ ?

Rất mong sớm nhận sự hồi đáp của luật sư. Em chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về ủy quyền, gọi ngay: 1900.6162

Trả lời

Căn cứ theo quy định định tại điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng ủy quyền là việc người có quyền được thực hiện một công việc nhất định nào đó ủy quyền cho một bên thứ ba thay mặt mình thực hiện công việc này. Cụ thể:

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì nếu bạn không thể trực tiếp quay lại trường cấp 3 để làm thủ tục cấp lại bằng cấp ba thì bạn có thể ủy quyền cho chị gái bạn thực hiện công việc thay bạn.

Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 55 Luật công chứng 2014 thì hợp đồng ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền

1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Mẫu giấy ủy quyền:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN

[Dành cho cá nhân]

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

..., ngày... tháng... năm 20... ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên:...

Địa chỉ:...

Số CMND: ... Cấp ngày: ... Nơi cấp:...

Quốc tịch:...

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

Họ tên:...

Địa chỉ:...

Số CMND: ... Cấp ngày: ... Nơi cấp:...

Quốc tịch:...

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

...

...

IV. CAM KẾT

- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ... bản, mỗi bên giữ ... bản.

BÊN ỦY QUYỀN
[Ký, họ tên]
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
[Ký, họ tên]

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

...

...

4. Có thể kiện đòi lại nhà khi người được ủy quyền trông coi chết?

Thưa Luật sư! Cô ruột tôi [Bên B] là 1 người Việt đi định cư ở Mỹ, vì vậy khi đi cô có ủy uyền cho bác Mười [gọi là ông A ] đứng tên chủ quyền nhà ở Q10 để thuận tiện việc giấy tờ ở VN . Cô thường thì vẫn bay qua bay lại Việt Nam. Sự việc xảy ra là khi ông A nghe lời vợ con bán 1 căn nhà khác ở Q8 do ông A đứng chủ quyền [thật chất là tài sản của ba me va anh em ông A], Từ đó trong nhà ông này xảy ra việc mâu thuẫn nhưng không tìm được ông A và vợ con. Thời gian sau ông A đột ngột qua đời nhưng hiện tai tên ông A vẫn là chủ quyền nhà ở Q10 của cô tôi [hộ khẩu chỉ có tên cô B và Ông A ]. Theo Luật thì 2 con của ông A phải ký giấy ủy uyền thì cô B mới được chủ quyền nhà của mình đúng không luật sư, nhưng trường hợp này vợ con ông A không chịu xuất hiện dù bên cô B đã kiện nhưng hiện nay bên chính quyền điạ phương vẫn chưa giải quyết được đã hơn 1 năm nay. Mọi tài sản từ nhà tới lúc cất xây nhà mọi giấy tờ đều do cô B đóng tiền và pháp lý [điện nước giấy phép xây dựng thuế nhà đất].

Như vậy luật sư cho em hỏi trường hợp này giải quyết như thế nào, mình có thể yêu cầu Toà Án áp dụng hình thức gửi thư mời nếu không ra giải quyết theo thời hạn thì mọi quyền hành về căn nhà sẽ được pháp luật xử lí theo quy định không ạ ? Vì cô B giờ đã già yếu cần tiền chữa trị bênh giá trị nhà khoảng 4 - 5 tỷ ?

Mong nhận hồi đáp của quý công ty, em cám ơn.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 24/7:1900.6162.

Trả lời:

Với thông tin bạn đưa ra thì đây không là quan hệ ủy quyền theo Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật nhà ở năm 2014. Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hơn thế, căn cứ tại Điều 569 BLDS 2015 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì:

1. Trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị chấm dứt.

2. Trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền, nếu có.

Ngoài ra luật công chứng có quy định

Do đó nếu đây là quan hệ ủy quyền thì ông A chỉ có thể quản lý, sử dụng ngôi nhà này. Và rõ ràng khi ông A chết thì hợp đồng ủy quyền giữa 2 bên chấm dứt, lúc này nhà và đất vẫn thuộc về cô B như trước đó. Như vậy bản chất của quan hệ ủy quyền phải là ông A [bên được ủy quyền] quản lý, sử dụng nhà ở của cô B trong thời gian cô B không ở Việt Nam và cô B phải trả thù lao cho ông A [nếu có]; còn theo thông tin bạn cung cấp thì ông A và cô B đều đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất và nhà ở Q10 nên ngôi nhà này được xác định là tài sản chung của cả 2 căn cứ tại Điều 207 BLDS 2015 chứ không phải quan hệ ủy quyền, cụ thể:

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

Và khi đó cô B và ông A có quyền định đoạt tài sản theo Bộ luật dân sự 2015:

Điều 218. Định đoạt tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.

Như vậy, vấn đề cô B đang gặp khó khăn là giấy tờ nhà từ trước đến nay ông B cầm, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên 2 người, bây giờ ông A chết, cô B muốn lấy lại giấy tờ nhưng mẹ con ông B không chịu xuất hiện. Với những dữ kiện bạn đưa ra, chúng tôi không thể xác định cụ thể trước đó, ông A và bà B đã thỏa thuận, ký kết những gì và trên giấy tờ, đặc biệt là GCNQSDĐ hiện giờ có tên cả 2 người thì ngôi nhà này sẽ được định đoạt bởi cả 2. Vậy nên khi ông A chết thì một phần tài sản sẽ được để thừa kế theo quy định về thừa kế theo pháp luật của Bộ luật dân sự năm 2015. Vợ con ông B không chịu xuất hiện để giải quyết thì cô B có thể khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Căn cứ Điều 35, Điều 37, Điều 39 BLTTDS 2015 thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.

Hồ sơ khởi kiện phải đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật :

Hồ sơ khởi kiện bao gồm :

- Đơn khởi kiện: theo đúng mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ Luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

- Giấy tờ và các tài liệu khác.

- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn;

- Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện;

- Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện [nếu có].

- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp [bản sao có sao y] nếu là pháp nhân;

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện [ghi rõ số bản chính, bản sao].

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

>> Thủ tục thụ lý và thời hạn giải quyết của Tòa án sau khi thụ lý vụ án :

1. Thủ tục thụ lý vụ án

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí của người khởi kiện thì Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết.

2. Thời hạn giải quyết vụ án :

- Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 4-6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án

- Thời hạn mở phiên tòa : Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.

- Thời hạn hoãn phiên toà : không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa

Lệ phí:

1/ Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm.

2/ Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự không có giá ngạch là 300.000 đồng.

3/ Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau:

5. phân tích kinh nghiệm lập pháp về ủy quyền tại các quốc gia khác?

Hiến pháp Liberia quy định nghị viện là cơ quan duy nhất có thẩm quyền làm luật, và nghị viện không thể chuyển giao thẩm quyền này cho cơ quan khác. Tuy nhiên, hành pháp lại được quyền ban hành những quy định có hiệu lực như luật. Điều này tưởng như mâu thuẫn, nhưng không hẳn thế, vì nghị viện đã ủy quyền cho hành pháp thẩm quyền đó, gọi là lập pháp ủy quyền.

Lập pháp ủy quyền là quyền của cơ quan hành pháp được ban hành những quy định dưới luật theo thẩm quyền do nghị viện trao cho để thực thi đạo luật của nghị viện. Các quy định dưới luật có hiệu lực pháp luật ở tòa án, được tòa án áp dụng, nhưng cũng có thể bị kiện ở tòa với lý do những quy định nào đó đã vượt quá sự ủy quyền của nghị viện.

Khi quyết định thông qua những dự luật khác nhau như luật lao động, thuế, thương mại và kinh doanh, sở hữu đất đai, hình sự…, dĩ nhiên các nghị sỹ Liberia phải nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung của chúng, tham vấn các chuyên gia. Nhưng họ vẫn không thể đủ thời gian, nguồn lực xem xét từng chi tiết kỹ thuật chuyên sâu cần thiết để luật đó có thể sống được. Trong những trường hợp như thế, cơ quan lập pháp chỉ thiết lập những chính sách, những chuẩn mực để hành pháp tuân thủ khi thực thi luật. Luật trao cho hành pháp thẩm quyền bổ sung những chi tiết trong các quy định dưới luật theo những chính sách và chuẩn mực đã được nghị viện thiết lập trong luật.

Chẳng hạn, để cụ thể hóa chính sách cấp giấy phép đánh bắt cá, nghị viện ban hành đạo luật khẳng định rằng, cần phải có giấy phép mới được đánh bắt cá. Bên cạnh đó, luật này trao cho một bộ liên quan phải ban hành các quy định chi tiết về các điều kiện cần phải có để được cấp giấy phép. Luật cũng thiết lập một số chuẩn mực mà bộ phải tuân thủ như thời gian có hiệu lực của giấy phép là bao lâu; hoặc là trong vòng bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp đơn bộ phải cấp giấy phép…

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Ở Liberia vẫn có những ý kiến khác nhau về việc áp dụng lập pháp ủy quyền do sự nhìn nhận về ưu, nhược điểm của hoạt động này. Chẳng hạn, người ta cho rằng, nhờ có lập pháp ủy quyền, các đạo luật trở nên cô đọng, gọn gàng hơn; các văn bản lập pháp ủy quyền không bị phụ thuộc nhiều vào chương trình nghị sự, cho nên có nhiều thời gian hơn để tham vấn các bên; chúng có tính linh hoạt hơn các đạo luật, có thể cập nhật nhanh chóng trước những thay đổi của cuộc sống. Mặt khác, những ý kiến phê phán nhận xét, lập pháp ủy quyền làm tăng quyền lực của các bộ, kéo theo rủi ro lạm quyền; có rủi ro cao là những người soạn thảo luật, và chính các nghị sỹ sẽ có tâm lý “phó mặc” cho các văn bản dưới luật, tạo ra những khoảng trống không đáng có trong luật.

Hơn nữa, sự ủy quyền của lập pháp cho hành pháp phải được quy định trong Hiến pháp, nhưng Hiến pháp Liberia không có quy định thích ứng về vấn đề này. Các văn bản lập pháp ủy quyền phải tuân thủ quy định của luật mà nó cụ thể hóa, nhưng trên thực tế, ở Liberia vẫn có những trường hợp các văn bản đó đã có những quy định trái luật. Lúc đó, một nguyên tắc được áp dụng ở Liberia là các quy định của luật sẽ có hiệu lực.

Thực tiễn ở Liberia cho thấy, để áp dụng lập pháp ủy quyền thực sự hiệu quả, nghị viện không được phép lấy đó làm cớ để lơ là trách nhiệm chính của mình là thực hiện chức năng lập pháp. Nghị viện cũng cần xây dựng và phát huy những cơ chế giám sát hiệu quả đối với việc ban hành các văn bản lập pháp ủy quyền của hành pháp, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền.

[MKLAW FIRM: Biên tập.]

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý khác liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

Video liên quan

Chủ Đề