Vết thương mất da bao lâu thì lành

Bởi vì đặc thù công việc hay sự chủ quan của mỗi người mà trong quá trình sinh hoạt hay làm việc không thể tránh khỏi những vết thương ảnh hưởng tới cơ thể. Vết thương hở bao lâu mới lành còn tuỳ thuộc vào mức độ vết thương như thế nào? Việc chăm sóc vết thương có đúng cách hay không? Hôm nay, Wikisecret sẽ chia sẻ kiến thức này tới bạn nhé, nếu thấy hay và hữu ích đừng quên note lại cho bản thân.

Vết thương hở trên cơ thể có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường và chủ yếu nhất do chúng ta gặp phải tai nạn lao động khi làm việc hay tai nạn giao thông hoặc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đây là những nguyên nhân rất khách quan và chúng ta không thể nào lường trước được.

Vết thương hở

Trong trường hợp bị thương nặng, bạn sẽ được các bác sĩ khâu vết thương lại bằng chỉ tự tiêu hoặc là chỉ thường. Nếu vết thương hở không nghiêm trọng lắm thì bạn có thể tự chăm sóc tại nhà mà không cần khâu miệng vết thương lại.

Vết thương hở thường khá sâu, khiến người bệnh mất nhiều máu. Trong trường hợp những vết thương này được khâu lại thì có thể sau 7-10 ngày là chúng đã tự lành được. Tuy nhiên, nếu vết thương không được khâu lại thì mất thời gian lâu hơn để có thể lành được chừng khoảng 15-20 ngày. Tuỳ tính chất và mức độ vết thương như thế nào mà thời gian này có thể rút ngắn hoặc dài hơn bình thường.Khi không may bị thương hở trên cơ thể, bạn nên đi đến cơ sở y tế để được sát trùng và khâu miệng vết thương. Cách làm này vừa khiến vết thương lành nhanh, tránh được tình trạng nhiễm trùng, bên cạnh đó còn dễ dàng chăm sóc và sinh hoạt.

Sau một thời gian khâu vết thương bạn hãy đến cơ sở này để được cắt chỉ khâu đối với trường hợp khâu bằng chỉ thường. Nhiều người chủ quan thực hiện công đoạn này tại nhà, điều này khá nguy hiểm vì chúng ta không hề có kĩ năng, bên cạnh đó dụng cụ thực hiện không được khử trùng đúng cách nhiều khi gây nhiễm trùng, vết thương bị rách, khiến thời gian hồi phục lâu hơn rất nhiều.

Vết thương hở rất khó chăm sóc, nếu không chăm sóc đúng cách có thể khiến vùng da bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể người bệnh.

Chăm sóc vết thương hở như thế nào cho đúng cách?

Thường xuyên vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng nước muối loãng hoặc oxy già. Nên sử dụng băng gạc, băng miệng vết thương lại để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn ngoài môi trường. Bên cạnh đó, thay băng thường xuyên đều đặn sau mỗi lần làm sạch vết thương, tránh để băng gạc bị ướt tạo môi trường ẩm nơi vết thương.
Ngoài ra, tuyệt đối không để vết thương tiếp xúc với các chất hoá học như xà phòng, nước tẩy,… có thể ăn mòn da khiến vết thương bị loét rất nguy hiểm.

Vết thương hở sau khi lành thường sẽ để lại sẹo. Sẹo ở những nơi nhạy cảm như trên mặt, bàn tay, bàn chân,… thường khiến chúng ta rất tự ti về vẻ bề ngoài của mình. Vậy làm sao để không hình thành những vết sẹo lồi lõm trên cơ thể?

Một số thực phẩm bổ sung khi chăm sóc vết thương hở

Do sự tăng sinh quá mức của các tế bào và sợi collagen tại vùng vết thương khiến chúng tạo thành sẹo. Cùng một nguyên nhân gây ra vết thương như nhau nhưng do cơ địa mỗi người khác nhau lẫn quá trình chăm sóc khiến vết thương khi lành lại có sự khác nhau.Chế độ ăn uống khá quan trọng, bạn nên kiêng ăn một số món ăn chế biến từ gạo nếp, rau muống,… vì trong chúng có các thành phần khiến quá trình tăng sinh tế bào mạnh mẽ, sẽ làm bạn xuất hiện các vết sẹo lồi.Sử dụng nhiều thực phẩm chứa các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể đặc biệt là vitamin C, giúp bề mặt da sau khi lành được đẹp và mịn hơn.Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có những kiến thức cần thiết để chăm sóc bản thân. Nếu thấy hay đừng quên note lại cho chính mình và share tới bạn bè nhé!!!

Xem thêm: Cc là gì? Nó được ứng dụng như thế nào trong công việc và cuộc sống?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Quá trình liền vết thương là sự liền sẹo da có vai trò quan trọng đặc biệt, chất lượng liền sẹo da không chỉ ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan mà còn quyết định tới thẩm mỹ.

Da là một trong những cơ quan chiếm trọng lượng lớn nhất của cơ thể hay còn gọi là lớp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi sự xâm hại và tác động trực tiếp từ bên ngoài.

Khi da bị tổn thương, quá trình tự nhiên của da là tạo hàng loạt phản ứng sinh học phức tạp diễn ra hay còn gọi là quá trình tương tác giữa các tế bào nhằm tái tạo biểu bì và mô da từ đó vết thương sẽ dần dần được phục hồi.

Liền sẹo trên da có 2 loại đó là:

  • Liền sẹo da bình thường
  • Liền sẹo da bệnh lý: bao gồm sẹo phì đạisẹo lồi

Hình ảnh bạch cầu trung tính

2.1 Giai đoạn cầm máu và viêm

Giai đoạn cầm máu và viêm thường diễn ra từ vài giờ cho đến 4 ngày, thời gian có thể lâu hơn đối với vết thương mãn tính. Các tế bào chính tham gia trong quá trình này bao gồm:

  • Tiểu cầu
  • Bạch cầu trung tính
  • Đại thực bào

Quá trình cầm máu và viêm dẫn đến các ảnh hưởng quan trọng như hình thành chất ngoại gian bào ECM hoạt động và bài tiết, bổ sung các tế bào viêm, hình thành nguyên bào sợi và tế bào nội mô.

Sau khi mạch máu tại vết thương bị vỡ hình thành cục máu đông, tạo thành chất ngoại gian bào tạm thời nhằm làm kín vết thương, giảm mất máu và tạo ra 1 hoạt chất có khả năng thu hút sự di chuyển các tế bào khác đến tham gia tại vị trí vết thương. Các tế bào viêm do tiểu cầu tiết ra và vết thương được làm sạch bằng thực bào.

2.2 Tăng sinh

Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 – 3 tuần, cùng với sự tham gia của các nguyên bào sợi và Keratinocytes. Giai đoạn tăng sinh bao gồm 3 quá trình chính:

  • Giai đoạn tái cấu trúc.
  • Lên mô hạt.
  • Biểu mô hóa.

Giai đoạn lên mô hạt hay còn gọi là sự hình thành các mạch máu mới nhờ sự tăng sinh của tế bào nội mô kết hợp với nguyên bào sợi. Sau khi ngoại gian bào được tái tạo, một số hoạt chất bên trong biểu bì da sẽ làm suy thoái và tổng hợp một loại ngoại gian bào mới gọi tên là Matrix Metallo – protein giúp làm sạch vết thương.

Đến quá trình tái tạo biểu mô sự chuyển đổi của các nguyên bào sợi thành cơ nguyên bào sợi. Chức năng của chúng là sắp xếp các ngoại gian bào nhằm liên kết vết thương. Quá trình này bắt đầu từ các mép của vết thương và phần phụ của vết thương sau đó vào trong khu vực chính của vết thương dần dần. Đây là lý do vì sao vết thương thường bắt đầu gây ngứa xung quanh mép da khi sắp lành thương.

Keratinocytes

2.3 Giai đoạn tái tạo

Các thành phần chính tham giai trong giai đoạn tái tạo bao gồm đại thực bào và nguyên bào sợi. Sự kết hợp của các nguyên bào sợi và ngoại gian bào cùng các tế bào mới được di chuyển lên đến đỉnh điểm khoảng 3 tháng đến 1, 2 năm thì vết thương bắt đầu lành và để lại sẹo.

Giai đoạn tái tạo hình thành trong suốt quá trình tổ chức các ngoại gian bào mới do cơ nguyên bào sợi thực hiện. Các tế bào này liên kết với các bó vi sợi dẫn đến sự liên kết chặt chẽ mới. Lúc này phản ứng sinh học cũng tiết ra hàng loạt hoạt chất mới giúp tăng mật độ và ổn định chất nền, tăng sức đề kháng.

Song song với đó, quá trình sửa đổi phần trăm collagen cũng được thực hiện tạo thành collagen I và collagen III. Sau đó, nguyên bào sợi sẽ được phân hủy, tổng hợp các ngoại gian bào khỏe khoắn góp phần cho vết thương được liền nhanh chóng.

Quá trình liền vết thương có thể để lại sẹo, việc tự ý sử dụng thuốc có thể để lại sẹo to hơn hoặc gây ra nhiễm trùng. Do đó, trong suốt quá trình liền vết thương bệnh nhân không nên tự tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào bôi vào vết thương mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là các liệu thuốc dân gian sẽ rất dễ gây biến chứng và nhiễm trùng nguy hiểm.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng vì hiện nay có rất nhiều thuốc đặc trị làm mờ sẹo hiệu quả. Điều quan trọng nhất vẫn là dưỡng thương và tránh những hoạt động mạnh hay cử động tại vết thương quá nhiều trong quá trình điều trị liền thương, để vết thương nhanh lành.

Dành thời gian nghỉ ngơi và tuân thủ chữa trị theo đúng liệu trình từ bác sĩ sẽ là biện pháp tốt nhất để giúp cho quá trình liền thương được diễn ra nhanh chóng.

Tóm lại, quá trình liền vết thương xảy ra có ba giai đoạn, là sự tương tác kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố tạo ra sự phản ứng sinh học để tăng sự di chuyển của các tế bào cần thiết dưới lớp biểu bì da đến gần vị trí vết thương, sau đó phát triển và tái tạo các mô da tổn thương.

Trong quá trình liền vết thương, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc bôi để tránh biến chứng và nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, khi có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng vết thương cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề