Vải tuyn là gì

Vải Mesh hay còn gọi là vải lưới, thành phần chủ yếu là sợi ethylene – nguồn gốc là dầu mỏ và nylon nên mang đến chất liệu có độ bền cao, đanh nhưng không quá thô cứng.

Vải Mesh có lẽ là không còn là chất liệu quá xa lạ trên thị trường, hiện nay chất liệu này được “săn lùng” và mang đến nhiều ứng dụng nổi bật, trong cả thời trang và trang trí nội thất. Vậy bạn đã biết vải  Mesh là vải gì? Vải  Mesh có mấy loại? Đặc tính, ưu điểm và nhược điểm ra sao hay chưa? Mời bạn cùng Đồ da Tâm Anh tìm hiểu đầy đủ và chi tiết hơn về chất liệu này trong bài viết dưới đây nhé!

Mục Lục Bài Viết

Vải Mesh là gì?

Bạn đã nghe và biết đến vải lưới là gì không? Vải Mesh hay còn được biết đến với tên gọi là vải lưới. Đây là chất liệu được làm từ nhựa PVC hoặc PP [nguồn gốc từ dầu mỏ và sợi nylon]. Vải Mesh không phải là chất liệu hiện đại, chúng đã có rất từ rất lâu về trước [khoảng năm 1888] và được ứng dụng trong ngành thời trang mang đến những đột phá mới mẻ.

Vải Mesh có đặc trưng về độ đanh, bền chắc nhưng nhẹ, kết cấu không chống thấm. Chúng gần như khác biệt với hầu hết các loại hiện có mặt trên thị trường thường hiện nay. Trong khi vải thông thường có bề mặt mịn phẳng và đan khít thì vải lưới được dệt khá “lỏng lẻo”, có rất nhiều lỗ, mật độ mắt xích thường nhỏ, đồng đều.

Phân loại vải Mesh

Dưới đây, Tâm Anh sẽ giới thiệu đến bạn đọc 4 chất liệu vải Mesh được yêu thích và ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể:

1. Vải lưới Polyester

 Mesh Polyester là chất liệu khá quen thuộc, bạn thấy chúng được sử dụng nhiều trong các quần áo và đồ dùng thể thao. Vải lưới Polyester có điểm là cực kỳ nhẹ, thậm chí là siêu nhẹ, khả năng chống thấm hút rất tốt. 

Chính vì vậy, lựa chọn Mesh Polyester may quần áo thể thao rất hợp, mặc nhẹ như không, không cản trở vận động và nói không với bí mồ hôi, quần áo luôn có độ thoáng khí cao và sạch sẽ.

2. Vải lưới Nylon

Đúng như tên gọi, loại vải Mesh [vải lưới] này có kết cấu chính từ sợi nylon, vì vậy chúng khá đanh và hơi cứng. Theo đó những ứng dụng mang tính biểu tượng của vải lưới nylon chính là làm lưới lọc và hoặc màn che ong. 

Thông thường, chất liệu lưới nylon này ít được sử dụng trong quần áo, chúng thường được ưu tiên sử dụng làm các đồ dùng sinh hoạt như màn lều, túi giặt… nhiều hơn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp người ta vẫn kết hợp vải lưới nylon sử dụng để may quần áo cần cứng form như váy dạ hội.

3. Vải lưới Tuyn

Nguồn gốc của vải lưới Tuyn là sợi polyester và nylon. Các thiết kế được may từ vải Tuyn thường có nhiều lỗ nhỏ và tạo được điểm nhấn khá thú vị, bồng bềnh. Do đó chúng được ứng dụng trong sản xuất các trang phục khiêu vũ, múa nghệ thuật dành cho vũ công.

Ngoài ra, chất liệu vải Tuyn có cấu tạo khá mỏng và nhẹ, kiểu dệt thưa như lưới. Khi may nhiều tầng sẽ tạo được độ bay bay, bồng bềnh rất xinh xắn. Ngày nay,  loại vải này đôi khi còn được làm từ lụa [lụa tự nhiên] nhằm giảm thiểu khả năng sinh ra các chất thải không tốt đến môi trường, tuy nhiên giá thành Tuyn lụa thường cao hơn.

4. Vải lưới Power

Vải lưới Power hay được biết đến là dòng vải lưới có khả năng ôm sát body, co giãn cực tốt. Đặc điểm của loại vải này là lưới khá mỏng nhẹ và thường được sử dụng làm lớp nền bên ngoài cho trang phục khiêu vũ hay quần áo trượt băng nghệ thuật chuyên dụng. Chất liệu này được dệt dưới hình dạng lưới dày với hàng triệu lỗ nhỏ li ti, bề mặt lưới nhưng mịn mỏng và không gây dăm ngứa, khó chịu chút nào.

Đặc điểm tính chất của vải  Mesh

Đặc điểm vải Mesh là siêu nhẹ và thoáng khí, chính vì thế mà chất liệu này sở hữu rất nhiều đặc trưng khác biệt khó tìm thấy tất cả ở các loại vải khác. Trong đó phải kể đến như:

  • Vải Mesh chống nước nhẹ
  • Độ đàn hồi của vải tốt nhưng đanh nên rất ít bị co giãn, mất form
  • Vải  Mesh mỏng nhưng rất bền chắc
  • Vải luôn phẳng, khó bị nhăn
  • Chất liệu siêu “dễ tính”, dễ bảo quản và vệ sinh
  • Tính ứng dụng cao và rộng rãi, giá thành tốt, dễ sử dụng.

Ưu và Nhược điểm của vải  Mesh

Muốn biết vải Mesh có tốt không thì bạn cần tìm hiểu kỹ, xem ưu điểm và nhược điểm của chất liệu này như thế nào. Cụ thể:

1. Ưu điểm vải Mesh

– Chất liệu có khả năng co giãn tốt

– Vải giữ form ổn, có thể giặt tay hoặc giặt máy, thậm chí chà xát không bị nhăn hay gãy gập nếp

– Kết cấu vải không quá dày nhưng rất đanh, nguồn gốc chính của vải Mesh là sợi nylon và polyester nên độ bền chắc luôn được đánh giá khá cao

– Vải Mesh cũng có khả năng chịu lực ổn định, chúng rất bền, không dễ bị rách ngay cả khi vận động mạnh

– Quần áo được làm từ vải Mesh hầu hết sử dụng nguyên liệu nylon [nhân tạo] nên giá thành không quá cao

– Vải mesh nhiều màu sắc, chủng loại giúp khách hàng thỏa sức lựa chọn.

2. Nhược điểm vải Mesh

– Khả năng giữ nhiệt của vải Mesh khá kém bởi bề mặt vải dệt lỗ lưới nhỏ, không khí có thể dễ dàng lọt qua

– Vải  Mesh mỏng và không có khả năng giữ ấm tốt, chất này không phù hợp với thời tiết mùa đông

– Vải thấm hút thấp, do đặc điểm là ở dạng lưới với những lỗ nhỏ thoáng khí nên hút mồ hôi kém hiệu quả.

Cách nhận biết, vệ sinh và bảo quản vải  Mesh

Cùng Tâm Anh tìm hiểu một vài tiêu chí giúp nhận biết và vệ sinh bảo quản vải Mesh đúng cách nhé.

1. Cách nhận biết vải Mesh

Hầu hết chất liệu vải lưới đều được dệt kèm cùng sợi nylon nên khi sờ bạn quan sát sẽ thấy có độ bóng nhưng rất nhẹ. Khi dùng tay chạm, lướt trên bề mặt vải lưới có độ mềm nhưng vẫn khá đanh, hơi gai tay một chút.

Một cách đơn giản nhất nhận biết vải mesh chuẩn hay không nằm ở độ nhăn. Vải lưới không dày cộm cũng không quá mỏng, khi cầm lên tay và vò nhẹ, vải không bị nhăn hay bị gấp nếp mà trở nên phẳng ngay khi thả tay.

Đặc biệt, chất liệu này có độ co giãn nhẹ, bề mặt lưới nhưng đồng đồng, sợi dệt chắc chắn. Bạn dùng tay kéo nhẹ về mặt vải, nếu nó có độ co giãn, dai và không dễ bị rách là chuẩn mesh rồi nhé. 

2. Vệ sinh bảo quản vải Mesh đúng cách

Học cách vệ sinh vải Mesh đơn giản với một số mẹo nhỏ dưới đây:

– Chọn nhiệt độ nước phù hợp: Nguồn gốc của vải mesh chủ yếu là sợi nylon, tương tự như nhựa khi nung nóng dễ bị tan chảy. Vì thế bạn nên giặt ở nước mát hoặc ấm nhẹ, nước quá nóng có thể làm hỏng vải.

– Phơi ở nơi thoáng mát, nắng nhẹ: Bạn chọn phơi ở nơi có mái che, có gió và nắng nhẹ, không chiếu nắng trực tiếp.

– Không cần phải làm phẳng: Vải lưới sẽ không bị nhăn hoặc gấp nếp, bạn hạn chế là ủi vì có thể làm sun, hỏng vải.

– Giặt giũ nhẹ nhàng: Với những trang phục được làm từ vải lưới, các bạn nên giặt tay hoặc giặt máy nhưng ở chế độ giặt nhẹ. Tuyệt đối không vò hay vắt mạnh, không giặt chung với những món đồ có móc hay khóa kim loại để tránh vải bị kéo sợi, rách…

Những ứng dụng nổi bật của vải Mesh

Với những đặc tính nổi bật như đanh mịn, bền màu với thời gian và form dáng ổn định. Hiện nay, vải Mesh mang đến rất nhiều ứng dụng nổi bật.

Chẳng hạn như: 

1.Trong ngành thời trang, may mặc

Vải lưới hay vải Mesh thường được ứng dụng khá phổ biến ngành thời trang, đặc biệt là sản xuất quần, áo thể thao, đồ dùng thể thao như giày balo hoặc túi.

2. Trang trí nội thất

Trong lĩnh vực nội thất, vải Mesh được sử dụng để may rèm cửa, các loại ghế lưới, võng, khăn phủ…Với nhiều mẫu mã đẹp mắt, các mẫu lưới khác nhau, màu sắc phong phú đã tạo nên không gian nội thất có tính thẩm mỹ ấn tượng.

3. Làm lưới lọc

Vải lưới nylon được sử dụng để sản xuất đồ dùng thiết yếu trong gia đình như túi lưới lọc mà các bạn thường dùng để đựng quần áo.

Ngoài ra, túi lưới còn được xuất hiện trong bộ lọc các chất lỏng như lọc hóa dầu, khí tự nhiên hoặc sơn, mực in, hay trong lĩnh vực công nghệ sinh học, dược phẩm…

Vải  Mesh có đắt không? Giá bao nhiêu?

Giá thành của vải Mesh khá đa dạng, tùy vào từng loại, thành phấn cấu thành. Nhìn chung, nếu bạn chọn mua vải lưới xịn, chất lượng cao thường sẽ có giá thành nhỉnh hơn một chút, bù lại dùng đều rất bền. So với các loại vải khác, vải Mesh có giá không cao, thậm chí giá khá rẻ.

Tham khảo giá bán vải Mesh dao động từ 120.000 – 165.000 VNĐ/ mét vải.

Bạn đang thắc mắc mua vải Mesh ở đâu? Câu trả lời là ở bất cứ chợ hay tiệm vải lớn nhỏ nào bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua được chất liệu này.

Lưu ý khi sử dụng vải  Mesh

– Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải Mesh khác nhau, cần đảm bảo chọn mua đúng chất vải tốt để có được cảm giác thoải mái, form dáng đẹp tự nhiên.

– Do bề mặt vải là lưới nên cần tránh để vật nhọn mắc, kim loại vào vì rất dễ làm cho vải bị sờn, xước, rách, kém thẩm mỹ.

– Vải Mesh thường “ăn” màu nhuộm, khi mới mua về trước khi mặc bạn nên ngâm qua với nước muối loãng [ từ 12 đến 24 giờ] và ngâm riêng để để hạn chế bị phai màu nhé.

Tâm Anh mời bạn xem thêm nhiều chia sẻ thú vị khác:

  • Chất Liệu Vải Nào Phù Hợp Với Làn Da
  • Vải Mango

  • Vải tuyết mưa

Lời kết

Trên đây là tất cả những chia sẻ của Tâm Anh về chất liệu vải Mesh. Tuy nhiều người thường không quá chú ý đến vải Mesh nhưng thực chất nó lại vô cùng quan trọng và quen thuộc. Những tấm vải lưới được ứng dụng trong vô số lĩnh vực và ngành nghề khác nhau từ thời trang đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Nếu vẫn còn băn khoăn, đừng quên để lại bình luận bên dưới để được

Chủ Đề