Ở ngoài nắng bao lâu bị đen

Da bị cháy nắng sạm đen và nóng rát là một trong những điều rất thường gặp trên cơ thể sau khi bạn đi du lịch biển hay hoạt động ngoài trời nắng quá lâu, kể cả khi bạn đã bôi kem chống nắng.

Tuy rằng những tác động lên vùng da sạm đen vì cháy nắng thường không gây ảnh hưởng gì lớn ở hiện tại. Nhưng do làn da cháy nắng có thể để lại một số hậu quả nghiêm trọng sau này mà bạn không thể lường trước. Do đó, bạn vẫn nên tìm đến bác sĩ da liễu để thăm khám.

Cùng tìm hiểu những nguyên do khiến da bị cháy nắng sạm đen và biện pháp bảo vệ da và phục hồi vùng da cháy nắng hiệu quả.

Cháy nắng là gì?

Da bị cháy nắng là hiện tượng da bạn bị phát ban đỏ và phù nề do tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời, cụ thể hơn là với tia cực tím [UV] phát ra từ mặt trời.

Làn da cháy nắng còn có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các nguồn bức xạ UV khác như sử dụng máy tắm nắng nhân tạo hay sử dụng máy làm nâu da.

Ở cấp độ tế bào, da sạm đen có liên quan đến một số thay đổi vi mô trên da, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cho da bị cháy nắng sạm đen.

Da bị cháy nắng là hiện tượng da bạn bị phát ban đỏ và phù nề do cơ thể tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời, cụ thể hơn là với tia cực tím [UV] phát ra từ mặt trời

Biểu hiện của làn da bị cháy nắng sạm đen là gì?

Phụ thuộc từng loại da của mỗi người, cường độ của ánh nắng và thời gian khi tiếp xúc với ánh nắng mà mức độ tổn thương, bỏng nắng của cơ thể sẽ khác nhau.

Dấu hiệu cho thấy bạn sắp hoặc đã bị cháy nắng là:

  • Da bị cháy nắng chuyển sang đỏ hoặc hồng đỏ nhanh chóng
  • Da cảm giác ấm hoặc nóng khi sờ, chạm vào vùng da cháy nắng
  • Đau, căng hoặc ngứa sau khi làn da cháy nắng
  • Da bị cháy nắng trở nên phồng rộp
  • Vùng da cháy nắng xuất hiện những bóng nước, một số bóng nước có thể vỡ
  • Cảm thấy đau đầu, sốt, lạnh hoặc cơ thể mệt mỏi nếu vùng da cháy nắng nghiêm trọng

Nguyên nhân gây ra hiện tượng da bị cháy nắng sạm đen?

Trong ánh sáng mặt trời có ba loại tia cực tím là tia UVA, UVB, UVC. Tia UVC bị chặn lại hoặc hấp thụ bởi tầng ozone nên không gây ra vấn đề quan ngại nào đến con người. Tia UVA và UVB là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng da bị cháy nắng sạm đen.

Các phản ứng của bức xạ tia UVB với da

  • Gây ban đỏ mạnh do bị cháy nắng
  • Khoảng 90% tia UVB từ ánh sáng mặt trời được hấp thụ bởi lớp da bề mặt [lớp biểu bì]
  • Lớp biểu bì phản ứng bằng cách giải phóng các hóa chất gây ra hiện tượng da ửng đỏ và phồng rộp [các dấu hiệu ban đầu của da sạm đen vì cháy nắng]
  • Tiếp xúc nhiều lần sẽ làm cho da cháy nắng, làm tổn thương lớp biểu bì dẫn đến lão hóa da

Các phản ứng của bức xạ tia UVA với da

  • Tia UVA yếu hơn tia UVB nhưng có bước sóng dài hơn và chiếu được đến bề mặt Trái Đất nhiều nhất [khoảng 90% vào giữa trưa]
  • Thâm nhập vào lớp da giữa [hạ bì] và lớp mỡ dưới da gây tổn thương tại vùng tạo ra tế bào da mới
  • Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng mặt trời sẽ làm cho làn da đen sạm cháy nắng, làm tổn thương lớp hạ bì dẫn đến lão hóa da
Nguyên nhân gây ra hiện tượng làn da đen sạm cháy nắng chủ yếu là do cơ thể tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, kể cả khi bạn đã bôi kem chống nắng

Những ai thường có nguy cơ da bị cháy nắng?

Người ta phân loại da của con người thành sáu nhóm dựa trên sắc tố màu da cơ bản và xu hướng rám, bị cháy nắng khi tiếp xúc với bức xạ từ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời.

Những người có da thuộc loại I [da trắng tái, nhợt nhạt, mắt xanh da trời hoặc hạt dẻ, tóc vàng hoặc đỏ] thường có nguy cơ bị cháy nắng cao hơn rất nhiều so với những người thuộc loại VI [da cơ thể nâu sẫm hoặc đen].

Chỉ 15 phút phơi nắng vào giữa trưa có thể khiến người có làn da trắng bị cháy nắng, trong khi người da sẫm màu hơn có thể chịu được việc phơi dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ.

Những người có các yếu tố dưới đây cũng sẽ dễ gặp phải tình trạng da bị cháy nắng sạm đen hơn:

  • Sống ở các khu vực nằm gần đường xích đạo sẽ dễ khiến cho da cháy nắng hơn những khu vực khác
  • Sống ở các khu vực cao [mỗi lần lên cao 300m, bức xạ tia cực tím tăng 4%], do tiếp xúc gần với ánh nắng mặt trời nên sẽ làm tăng nguy cơ da cháy nắng
  • Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều [65% bức xạ tia cực tím đến Trái đất trong khoảng thời gian này] dễ làm da cháy nắng
  • Hoạt động dưới bầu trời quang đãng ít mây [mây và ô nhiễm môi trường có thể làm giảm bức xạ tia cực tím]
  • Sự phản xạ từ môi trường [80% bức xạ tia cực tím bị phản xạ bởi tuyết và băng] khiến cho da cháy nắng

Giải pháp cấp cứu kịp thời cho da bị cháy nắng sạm đen

Vậy đi nắng bị đen da phải làm sao? Để cấp cứu kịp thời và hiệu quả cho làn da. Điều đầu tiên bạn cần làm là ngừng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để bảo vệ da, tránh tình trạng cháy nắng trở nên trầm trọng.

Sau đó bạn có thể chọn cho mình một số giải pháp làm mát và dịu da hiệu quả như ngâm cơ thể trong nước với nhiệt độ vừa phải. Tắm vòi sen với nước mát, chườm nước mát bằng cách sử dụng khăn [tránh sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp lên da] để da cảm thấy dễ chịu hơn.

Bạn nên lưu ý tránh sử dụng xà phòng lên da trong lúc này vì xà phòng có thể làm làn da đang cháy nắng của bạn kích ứng nhiều hơn.

Bạn có thể sử dụng dưỡng ẩm cho da có chiết xuất nha đam, gel hoặc sử dụng kem bôi hydrocortisone 0,5-1% lên da [thận trọng khi bôi lên mặt] và uống nhiều nước để bảo vệ da và cấp ẩm cho làn da hiệu quả.

Giải pháp cấp cứu kịp thời và hiệu quả lên vùng da bị cháy nắng do tia cực tím bạn có thể làm là chườm đá và sử dụng kem dưỡng ẩm cho da để làm dịu da và bảo vệ da

| Bạn có biết rằng da cũng cần thời gian để phục hồi? Xem thêm về cách phục hồi da hư tổn hiệu quả theo lời khuyên của bác sĩ

Giải pháp phục hồi da bị cháy nắng sạm đen

Làm trắng da và trang bị các biện pháp bảo vệ da khi ra ngoài có thể là điều ưu tiên của tất cả mọi người, nhưng bạn có biết rằng khi da bị sạm đen vì nắng, da cũng cần thời gian để phục hồi?

Các bác sĩ da liễu tại Grace Skincare Clinic cho biết, da bị cháy nắng là do tác động mạnh mẽ từ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ với kem chống nắng.

Trong đó tia UVB từ ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp lên bề mặt da, gây tổn thương DNA khiến cho da bị sạm đen vì nắng và cháy rát. Còn tia UVA lại ngấm ngầm tác động sâu vào lớp biểu bì da, có thể gây tổn hại các collagen khiến sức đàn hồi của da giảm, dễ nhăn và thâm sạm.

Cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà là sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như sữa lạnh, dầu dừa, nha đam, sữa chua không đường, nước trà xanh, bột yến mạch… như một dạng mặt nạ đắp lên da, làm dịu da cháy nắng, góp phần làm trắng vùng da sạm đen.

Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn rằng mình không bị dị ứng với những nguyên liệu này và da bạn được làm sạch trước khi sử dụng. Bạn cũng có thể thoa các loại kem dưỡng ẩm không gây nhờn rít để da bị cháy nắng phục hồi hiệu quả hơn.

Và đừng quên uống nhiều nước và dùng kem chống nắng để tăng sức đề kháng cho da, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

Tại Grace Skincare Clinic, Vitamin C được các bác sĩ sử dụng cho liệu trình điện di chuyên sâu để phục hồi làn da cháy nắng đen sạm bởi công dụng đặc biệt của Vitamin C trong việc làm dịu da, làm trắng da, trẻ hóa da và bảo vệ da chắc khỏe.

Hấp thụ tốt Vitamin C có khả năng ức chế các hắc sắc tố melanin, qua đó hỗ trợ tích cực trong việc điều trị vùng da cháy nắng đen sạm, giảm hắc sắc tố, bảo vệ làn da, làm dịu da và giúp trắng da, mang lại làn da tươi trẻ.

Sử dụng liệu trình điện di vitamin C giúp da bạn hấp thụ vitamin C hiệu quả hơn, phát huy được tối đa công dụng của Vitamin C trên da, nhờ đó giúp phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn sau khi cháy nắng.

Da bị cháy nắng sạm đen có để lại hậu quả lâu dài không?

Tình trạng cháy nắng không chỉ đơn giản là khiến cho da đỏ, phồng rộp, khô bong tróc… Tình trạng bị cháy nắng do ánh nắng mặt trời còn có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng về sau mà bạn khó lường trước được.

Dưới đây là một trong những hậu quả lâu dài mà khi bị cháy nắng có thể gây ra cho làn da của bạn:

  • Lão hóa da sớm và nếp nhăn
  • Đốm nâu, nám tàn nhang
  • Phát triển các tổn thương tiền ác tính [da dày sừng] ở vùng da đen do nắng
  • Phát triển của ung thư da [ví dụ: u hắc tố, ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy]. Một vết thương trên da do bị cháy nắng phồng rộp làm tăng gấp đôi khả năng hình thành ung thư da sau này.

| Việc lạm dụng thuốc bôi hoặc mỹ phẩm chứa corticoid không thể làm trắng da hay trị các đốm nâu, tàn nhang mà chỉ làm cho tình trạng da xấu đi, thậm chí khiến da nhiễm corticoid nặng. Đọc bài viết sau để biết cách điều trị tình trạng da nhiễm corticoid hiệu quả

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ khiến da đen cháy nắng, bạn nên hạn chế bằng cách sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài

Làm thế nào để ngăn ngừa da bị cháy nắng sạm đen?

Da bị cháy nắng sạm đen có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau. Vì vậy, ngăn ngừa da bị cháy nắng sẽ tốt hơn là điều trị.

Chống nắng là cách bảo vệ hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất để hạn chế tình trạng da bị cháy nắng và chống lại các tác hại khác của bức xạ UV. Để chống nắng hiệu quả, bạn nên:

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Đặc biệt là khung giờ từ 8 giờ đến 16 giờ, khung giờ ánh nắng mặt trời hoạt động mạnh nhất nên dễ khiến cho da đen cháy nắng.

Che chắn cơ thể

Mặc quần áo chống nắng che chắn cho cơ thể, sử dụng mũ rộng vành khi phải hoạt động dưới trời nắng để hạn chế da bị cháy nắng và da bị sạm đen.

Sử dụng kem chống nắng

Sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số [SPF] 30+ và thoa lại kem chống nắng sau từ 2-3 tiếng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để bảo vệ da khi ra ngoài hiệu quả.

Hạn chế các phương pháp tắm nắng và làm nâu da nhân tạo có thể khiến cho cơ thể dễ bị cháy nắng.

Sử dụng viên uống chống nắng

Sử dụng viên uống chống nắng để hỗ trợ bảo vệ da song song với kem chống nắng chính là cách chữa da bị cháy nắng và ngăn ngừa da bị sạm hiệu quả [tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng cho da]

Thực phẩm chức năng có chứa chiết xuất Cây dương xỉ [Polypodium leucotomos] có thể cung cấp thêm chức năng bảo vệ quang ánh sáng cho cơ thể, là cách phục hồi da bị đen sạm.

Nếu bạn cần thêm thông tin và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa da liễu về trình trạng da bị cháy nắng sạm đen, hãy liên hệ ngay với Grace Skincare Clinic.

Đội ngũ y tế với chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn về tình trạng cháy nắng, từ đó mang đến cho bạn cách cải thiện làn da bị cháy nắng nhanh chóng và hiệu quả.

Da bị cháy nắng bảo lâu thì hết?

Da bị cháy nắng ở mức độ nhẹ: Bạn sẽ bị đỏ và rát ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khoảng từ 3 đến 4 ngày sau đó, da sẽ dần hồi phục tổn thương, tái tạo tế bào da mới để thay thế tế bào da đã chết. Da cháy nắng bao lâu thì hết? Tình trạng cháy nắng nhẹ, da sẽ hồi phục từ 3 - 4 ngày sau đó.

Làm sao để ra nắng mà không bị đen?

Giải pháp chăm sóc da phù hợp vào mùa hè.
Thay đổi loại sữa rửa mặt phù hợp. ... .
Bổ sung huyết thanh chứa chất chống oxy hóa trên da. ... .
Giữ cho da có độ ẩm phù hợp. ... .
Tẩy tế bào chết thường xuyên cho làn da mịn màng. ... .
Bôi kem chống nắng thường xuyên. ... .
Tối giản lớp trang điểm. ... .
Dùng một loại nước hoa hồng phù hợp ngày hè.

Đã đen bảo lâu thì trắng lại?

Theo như trong thư gửi đến thì da bạn Mai Hường đã hết đỏ rát, nhưng vẫn bị đen sạm. Để làn da “nhả nắng”, tái tạo tế bào mới một cách tự nhiên thì phải mất ít nhất từ 3 - 4 tháng. Vậy nên nếu muốn nhanh chóng lấy lại vẻ trắng hồng, mịn màng cho làn da thì bạn hãy áp dụng những bí quyết dưới đây.

Tại sao khi đi nắng nhiều da sạm lại?

Tia UV là tác nhân kích thích cơ thể tăng sản xuất melanin và khiến da bị sạm đen. Đây là phản ứng bảo vệ cơ thể khỏi bị cháy nắng và những tổn thương da nặng hơn. Tuy nhiên lượng sắc tố melanin sản xuất ở mỗi người được quy định bởi bộ gen và nhiều người không sản xuất đủ melanin để bảo vệ da.

Chủ Đề