Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Cuốn giáo trình “Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần” dành cho Cao đẳng nghề CTXH [công tác xã hội] được các tác giả biên soạn nhằm giúp các nhà quản lý CTXH từ trung ương đến địa phương; cán bộ các trung tâm CTXH, làng trẻ SOS; nhân viên CTXH tại bệnh viện tâm thần và tại cộng đồng trong việc quản lý và trợ giúp người rối nhiễu tâm trí. Tài liệu hướng tới mục tiêu làm tăng thêm vốn hiểu biết về cách hỗ trợ cho những người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, đặc biệt có thể làm cẩm nang trong thực hành CTXH với người rối nhiễu tâm trí.

Cuốn giáo trình được viết theo hướng thực hành mang tính thực tiễn cao. CTXH là ngành khoa học thực hành vì thế nhóm tác giả đã rất nỗ lực trong việc thực hành trị liệu các ca thực tế và chọn những trường hợp điển cứu để đưa vào tài liệu. Từ chính thực tế các ca mà nhóm tác giả can thiệp, chúng tôi lựa chọn những kiến thức lý thuyết phù hợp để đưa vào giáo trình nhằm thiết thực phục vụ công tác trợ giúp người rối nhiễu tâm trí cho các nhân viên CTXH. Kiến thức và kỹ năng để thực hành CTXH trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần rất mới mẻ đối với Việt Nam. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã dày công trong việc tiếp thu các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này của các quốc gia phát triển như Mỹ, Ôtrâylia, Đức…

Trong cuốn sách này, sinh viên hệ đại học và học viên cao học ngành CTXH cũng có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành và làm việc trong thực tế – một điều vô cùng quan trọng trong lĩnh vực CTXH.

Để hoàn thành cuốn sách này, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Lao động – TB & XH đặc biệt là sự tạo điều kiện hết sức nhiệt tình của Cục bảo trợ xã hội, các Trung tâm BTXH tại Ba Vì, Trung tâm tham vấn Share – Hà Nội, Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng, Khoa Tâm thần Bệnh viện quân đội 103. Nhóm biên soạn cũng xin vô cùng biết ơn các cá nhân như GS.TS. Paul Quang Trần [Mỹ], GS.TS. Lê Ngọc Hùng – Viện Xã hội học – HVHCQGHCM,TS. Trần Văn Kham – Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN đã nhiệt tình giúp đỡ để cuốn sách được hoàn thiện. Cuốn giáo trình này chưa thể đáp ứng đầy đủ những mong đợi của người sử dụng, nhóm tác giả trân trọng những đóng góp của độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn.

Thay mặt nhóm tác giả

ThS. Nguyễn Hồng Kiên

Nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng công tác xã hội [CTXH] về hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm CTXH thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố và Trung tâm Nuôi dưỡng NCC&BTXH; vừa qua Sở LĐ-TB&XH tỉnh Phú Yên đã phối hợp Trường Đại học Lao động xã hội TP.HCM tổ chức 2 lớp tập huấn, thời gian 4 ngày/lớp cho hơn 100 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm CTXH trên địa bàn tỉnh.

Các học viên tham dự lớp tập huấn được nghe phổ biến các nội dung: CTXH trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng; lập kế hoạch can thiệp, các phương pháp giải quyết vấn đề sức khỏe cộng đồng; một số vấn đề và bệnh thường gặp trong cộng đồng; vai trò của nhân viên CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ và trẻ em tại cộng đồng; vấn đề sức khỏe tâm thần ở phụ nữ, trẻ em và những can thiệp, hỗ trợ của nhân viên CTXH. Qua đợt tập huấn, học viên được trang bị kiến thức, kinh nghiệm để áp dụng tại địa phương, giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cộng đồng vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Theo thạc sỹ Hoàng Thị Thu Hoài, giảng viên khoa CTXH Trường Đại học Lao động-Xã hội [cơ sở II], nhân viên CTXH cần phải biết được vai trò, mục tiêu và phạm vi hoạt động của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nếu vai trò của ngành y tế chủ yếu chăm sóc "con người sinh học", thì nhân viên CTXH nói chung và tại tuyến cộng đồng nói riêng tập trung vào nâng cao năng lực, hỗ trợ và chăm sóc "con người xã hội".

Thực tế, vai trò của nhân viên CTXH trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng hết sức đa dạng như đánh giá, thúc đẩy, hòa giải, vận động, tư vấn, tổ chức, trị liệu, lập kế hoạch, giám sát, nghiên cứu… Nhân viên CTXH được ví như "cầu nối" giữa cộng đồng và các dịch vụ y tế xã hội nhằm hướng đến một sức khỏe thực thể và sức khỏe tâm trí khỏe mạnh. Thông qua quá trình hợp tác với các nhóm chuyên gia từ nhiều ngành khác nhau, nhân viên CTXH chủ yếu tập trung vào can thiệp sớm, dự phòng và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng. Đây chính là yếu tố chính trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

"Khái niệm chăm sóc sức khỏe cho một cộng đồng cũng có những điểm tương đồng với chăm sóc sức khỏe cho từng cá nhân. Khi nói đến chăm sóc sức khỏe cá nhân có nghĩa là nói đến các hoạt động nhằm tăng cường sức khỏe của cá nhân đó. Tương tự, chăm sóc sức khỏe cho một cộng đồng có thể hiểu là các hoạt động có kế hoạch theo thời gian nhằm tăng cường, cải thiện sức khỏe của cộng đồng. Hay nói theo cách khác, các hoạt động chăm sóc được đánh giá thông qua việc cải thiện các chỉ số sức khỏe của cộng đồng như tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tử vong… Đây chính là vai trò của chăm sóc y tế ban đầu"-Thạc sỹ Hoàng Thị Hoài Thu phân tích.

Nhân viên CTXH thảo luận tại buổi tập huấn Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Giảng viên Hoàng Thị Hoài Thu đưa ra một ví dụ cụ thể như đối với vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em ở một xã A, nhân viên CTXH cần lập kế hoạch can thiệp như thể nào để giải quyết vấn đề sức khỏe cộng đồng? Trước hết, nhân viên CTXH tổ chức các cuộc họp thôn để phân tích tính khả thi của các giải pháp và khả năng lồng ghép với các hoạt động khác.

Các giải pháp đưa ra là: Hướng dẫn các bà mẹ, gia đình cách nấu ăn và chế độ ăn cho trẻ theo độ tuổi thông qua câu lạc bộ nấu ăn; Cung cấp thông tin về triệu chứng các bệnh thông thường cần đưa trẻ đến Trạm y tế khám; Hướng dẫn bà mẹ cân đo trẻ hàng ngày tại Trạm y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Các giải pháp này được đánh giá có thể lồng ghép vào các hoạt hoạt động của Trạm y tế, Hội Liên hiệp phụ nữ, có khả năng làm được bằng cách sử dụng chính các nguồn lực của cộng đồng.

Giải pháp quan trọng nữa là cải thiện an ninh lương thực của gia đình thông qua hướng dẫn trồng rau và nuôi gia cầm trong nhà trường. Mặc dù chi phí của giải pháp này cao hơn các giải pháp trên nhưng góp phần giảm nghèo, có thể lồng ghép thông qua các hoạt động quỹ tín dụng của Hội Liên hiệp phụ nữ, Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo. Riêng về kỹ thuật, giải pháp này có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ Hội Nông dân để có thể trồng rau và nuôi gia cầm theo mùa, đảm bảo an ninh lương thực của gia đình.

Vấn đề giáo dục về truyền thông sức khỏe cũng được xem là một trong các phương pháp quan trọng giải quyết vấn đề sức khỏe cộng đồng. Ngoài phương thức truyền thông gián tiếp qua các phương tiện truyền thông như sách báo, loa đài, tivi… nhân viên CTXH là những người thực hiện công tác truyền thông trực tiếp bằng các hình thức nói chuyện giáo dục sức khỏe và giáo dục tư vấn sức khỏe.

Để buổi nói chuyện giáo dục sức khỏe chất lượng, nhân viên CTXH cần chuẩn bị đầy đủ nội dung: xác định chủ đề nói chuyện, đối tượng tham dự, nội dung cốt lõi cần trình bày, các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế địa phương. Kết thúc buổi nói chuyện cần tóm tắt những vấn đề mấu chốt cho đối tượng dễ nhớ và giới thiệu nơi liên hệ khi cần.

Đối với hoạt động giáo dục tư vấn sức khỏe, nhân viên CTXH phải hướng đến giúp đối tượng hiểu rõ vấn đề của họ, cung cấp thông tin, thảo luận giúp họ chọn lựa giải pháp, đưa ra quyết định thích hợp. Điểm đặc biệt trong tư vấn sức khỏe là giúp đối tượng lựa chọn cách giải quyết vấn đề chứ không phải ép buộc thực hiện hành động theo ý kiến người tư vấn. Đây là biện pháp thích hợp để giúp đối tượng hiểu rõ vấn đề sức khỏe nhạy cảm, ví dụ như sức khỏe sinh sản.

NGỌC MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘINGUYỄN THỊ THÙYVAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONGHỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO NGƯỜICAO TUỔI TẠI XÃ UY NỖ, HUYỆN ĐÔNG ANH,THÀNH PHỐ HÀ NỘILUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘIHÀ NỘI- 2019BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘINGUYỄN THỊ THÙYVAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONGHỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO NGƯỜICAO TUỔI TẠI XÃ UY NỖ, HUYỆN ĐÔNG ANH,THÀNH PHỐ HÀ NỘIChuyên ngành: Công tác xã hộiMã số : 8760101LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘINGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM TIẾN NAMHÀ NỘI- 2019ILỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cánhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợplệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.Tác giảNguyễn Thị ThùyIILỜI CẢM ƠNTrong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,giúp đỡ của các thầy cô, của gia đình và bạn bè.- Lời cảm ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi tới TS Phạm Tiến Nam- mộtngười Thầy, luôn tràn đầy nhiệt huyết với ngành CTXH. Tôi đã học đượcở Thầy rất nhiều, từ phương pháp nghiên cứu đến thái độ làm việc vàhơn cả là đam mê cống hiến cho ngành CTXH. Thầy đã trực tiếp, tậntình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kỹ năngvà kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực hiện luận văn.- Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy/cô của Đại học Laođộng-xã hội, những người đã cho tôi hành trang tri thức, kỹ năng và thái độnghề nghiệp.- Tôi xin trân trọng cảm ơn tới các Đảng ủy- Ủy ban nhân dân xã UyNỗ,Hội NCT xã, các ngành, đoàn thể, các tổ chức đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi để tôi hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ luận văn này. Đồng thời,tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới các ông bà NCT, thành viên gia đình NCT, cácanh chị đã tham gia vào quá trình khảo sát trong nghiên cứu này.- Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân, bạn bè đãluôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, các nhà khoahọc, để tôi hoàn thiện những thiếu sót của luận văn.Xin trân trọng cảm ơn./.HỌC VIÊNIIIMỤC LỤCDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ VIIDANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................... VIIIDANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. IXMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 12. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................. 23. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 84. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 85. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 96. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................ 117. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 12CHƯƠNG 1: NHỮNG VÂN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂNVIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨCKHỎE TINH THẦN CHO NGƯỜI CAO TUỔI ........................................... 131.1. Những vấn đế lý luận về người cao tuổi ................................................... 131.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 131.1.2. Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi.......................................................... 151.1.3. Nhu cầu, mong muốn của người cao tuổi .................................................. 171.2. Những vấn đề lý luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội tronghỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi ................................ 181.2.1. Khái niệm về nhân viên công tác xã hội và những khái niệm liên quan .... 181.2.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏetinh thần cho người cao tuổi ............................................................................... 221.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của nhân viên công tác xã hội tronghỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi ................................ 26IV1.3.1. Yếu tố thuộc về bản thân và gia đình người cao tuổi ................................ 261.3.2. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách ............................................................ 271.3.3. Yếu tố thuộc về ngân sách và cơ sở hạ tầng .............................................. 281.3.4. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội................................................ 281.4. Cơ sở pháp lý về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợchăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi ............................................ 291.4.1. Những chủ trương cuả Đảng ..................................................................... 291.4.2. Chính sách và pháp luật của Nhà nước ..................................................... 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁCXÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦNCHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ UY NỖ, HUYỆN ĐÔNG ANH,THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ................................................................................... 362.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ................... 362.1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 362.1.2. Tổng quan về khách thể nghiên cứu.......................................................... 392.2. Thực trạng về sức khỏe tinh thần và nhu cầu của người cao tuổi tạixã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội .............................................. 442.2.1. Thực trạng sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại xã Uy Nỗ, huyệnĐông Anh, thành phố Hà Nội ............................................................................. 442.2.2. Mong muốn, nhu cầu trong chăm sóc sức khỏe tinh thần của người caotuổi tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội...................................... 542.3. Thực trạng vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ chămsóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh,thành phố Hà Nội ............................................................................................. 562.3.1. Vai trò là người giáo dục .......................................................................... 562.3.2. Vai trò là người tư vấn tâm lý ................................................................... 672.3.3. Vai trò là người kết nối nguồn lực ............................................................ 73V2. 4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của nhân viên công tácxã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi tại xãUy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ................................................... 792.4.1. Yếu tố thuộc về bản thân và gia đình người cao tuổi ................................ 792.4.2. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách ............................................................ 822.4.3. Yếu tố thuộc về ngân sách và cơ sở hạ tầng .............................................. 842.4.4. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội................................................ 87CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAI TRÒCỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ CHĂMSÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ UYNỖ, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................... 923.1. Nhóm giải pháp chung ............................................................................. 923.1.1. Nâng cao nhận thức của người cao tuổi, gia đình người cao tuổi và cộngđồng trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi..................... 923.1.2. Tăng cường sự phối hợp của gia đình, chính quyền và cộng động vớinhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho ngườicao tuổi............................................................................................................... 943.1.3. Hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý, cơ chế chính sách và đảm bảonguồn ngân sách, cơ sở hạ tầng .......................................................................... 953.1.4. Giải pháp về đội ngũ cán bộ thực hiện vai trò trong hỗ trợ chăm sóc sứckhỏe tinh thần cho người cao tuổi....................................................................... 973.2. Giải pháp cụ thể để nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hộitrong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi ....................... 993.2.1. Giải pháp về vai trò giáo dục .................................................................... 993.2.2. Giải pháp về vai trò tư vấn ...................................................................... 1013.2.3. Giải pháp về vai trò kết nối nguồn lực ..................................................... 102KẾT LUẬN ...................................................................................................... 105VIDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 107PHỤ LỤC......................................................................................................... 111VIIDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTỪ VIẾT TẮTNỘI DUNG ĐẦY ĐỦCTXHCông tác xã hộiNVCTXHNhân viên Công tác xã hộiNCTNgười cao tuổiVIIIDANH MỤC BẢNG BIỂUTRANGBảng 2.1:Tổng quan khách thể nghiên cứu39Bảng 2.2:Nội dung cung cấp các kiến thức, kỹ năng trong chăm sócsức khỏe tinh thần cho người cao tuổi58Bảng 2.3:Người thực hiện việc cung cấp kiến thức, kỹ năng trongchăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi64Bảng 2.4:Các nội dụng về vai trò kết nối nguồn lực cho người caotuổi74Bảng 2.5:Yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng đến vai trò của nhânviên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần chongười cao tuổi82IXDANH MỤC BIỂU ĐỒTRANGBiểu đồ 2.1:Tình trạng sức khỏe tinh thần của người cao tuổi44Biểu đồ 2.2:Tần xuất diễn ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần củangười cao tuổi46Biểu đồ 2.3:Người hỗ trợ người cao tuổi khi có vấn đề về sức khỏetinh thần47Biểu đồ 2.4:Mức độ hài lòng của người cao tuổi khi được quan tâmtới sức khỏe tinh thần50Biểu đồ 2.5:Thực trạng việc tham gia các hoạt động văn hóa, vănnghệ, thể dục- thể thao của người cao tuổi tại xã Uy Nỗ52Biểu đồ 2.6:Mong muốn, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tinh thần củangười cao tuổi tại xã Uy Nỗ54Biểu đồ 2.7:Vai trò giáo dục được thực hiện qua các hình thức61Biểu đồ 2.8:Mức độ hài lòng của người cao tuổi về vai trò giáo dục65Biểu đồ 2.9:Nội dung tư vấn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần chongười cao tuổi68Biểu đồ 2.10: Mức độ hài lòng của người cao tuôi với vai trò tư vấntrong chăm sóc sức khỏe tinh thần71Biểu đồ 2.11: Mức độ hài lòng của người cao tuổi về vai trò kết nốinguồn lực78Biểu đồ 2.12: Yếu tố ảnh hưởng của đặc điểm đối tượng người cao tuổivà gia đình người cao tuổi đến việc thực hiện vai trò củanhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏetinh thần cho người cao tuổi80Biểu đồ 2.13: Yếu tố ảnh hưởng của ngân sách, cơ sở hạ tầng đến vaitrò của nhân viên trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinhthần cho người cao tuổi85Biểu đồ 2.14: Yếu tố ảnh hưởng của nhân viên công tác xã hội đến vaitrò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sócsức khỏe tinh thần cho người cao tuổi881MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTheo báo cáo tóm tắt “Già hóa trong thế kỷ 21: thành tựu và Tháchthức”của Quỹ dân số liên hợp quốc [UNFPA], trên thế giới hiện nay, cứ 01giây có hai người tổ chức sinh nhật tròn 60 tuổi - trung bình 1 năm có gần58 triệu người tròn 60 tuổi, cứ 9 người thì có 01 người từ 60 tuổi trở lên; vàdự tính đến năm 2050 sẽ tăng lên là cứ 05 người thì có 01 người từ 60 tuổitrở lên”[17, tr.3].Việt Nam hiện nay đang bước vào thời kỳ già hóa dân số, số người caotuổi hàng năm đang gia tăng nhanh chóng, theo kết quả điều tra số người từ60 tuổi trở lên năm 2010 chiếm tỷ lệ 9,3% trên tổng dân số, năm 2011 là9,8%, dự báo vào năm 2040 tỷ lệ này là 20,7% và đến năm 2049 tỷ lệ tăng lênlà 24,8% [22,tr 77-78]. Xu hướng và tốc độ biến động dân số theo hướng giàhóa đang đặt ra những cơ hội và thách thức lớn cho đất nước trong việc chuẩnbị nguồn lực để đón nhận số lượng dân số cao tuổi ngày càng tăng nhất là khiViệt Nam mới được xếp vào nước có thu nhập trung bình thấp. Già hóa dânsố sẽ có những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện chính sách, đảm bảocác nhu cầu trong cuộc sống, đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe.Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vừa mang ý nghĩa kinh tế chính trịvừa mang tính nhân văn sâu sắc. Bởi người cao tuổi là tầng lớp đã có nhiềucống hiến cho xã hội vì vậy cần phải có những chính sách, sự quan tâm đếnđời sống người cao tuổi nói chung và sức khỏe người cao tuổi nói riêng. Sựquan tâm của nhà nước và các tổ chức xã hội đã giúp người cao tuổi có cuộcsống tốt hơn khi về già, giúp họ phát huy vai trò, kinh nghiệm của mình đểtiếp tục xây dựng và đóng góp cho xã hội. Vì vậy, đảm bảo chất lượng cuộcsống cho người cao tuổi là vấn đề quyền con người mà nhà nước phải có trách2nhiệm, trong đó có quyền được chăm sóc sức khỏe. Sức khỏe tinh thần là mộttrong ba trụ cột của sức khỏe con người. Việc chăm sóc sức khỏe tinh thầncho NCT và tiếp tục phát huy vai trò của NCT là rất quan trọng.Hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đưa NCT trở thành đối tượng quantâm đặc biệt và NCT được chăm sóc chu đáo, được hưởng nhiều phúc lợi xãhội. Đặc biệt có rất nhiều nghiên cứu về NCT, đã nêu lên được quá trình giàhóa dân số nhanh chóng với số lượng người cao tuổi tăng mạnh mẽ hàng năm;những đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi; sựquan tâm hỗ trợ giữa người cao tuổi với con cháu và ngược lại. Trong đó cónhững nghiên cứu về sức khỏe tinh thần cho NCT. Từ đó có những đề xuấtlàm cải thiện sức khỏe tinh thần cho NCT để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.Tóm lại ở Việt Nam những nghiên cứu về sức khỏe tinh thần cho NCTcòn rất ít và thiếu hệ thống. Đặc biệt trong sự hỗ trợ NCT chăm sóc sức khỏetinh thần chưa đề cao đến vai trò của nhân viên CTXH, chưa đạt được hiệuquả cao.Xuất phát từ lý do trên, tôi lựa chọn địa bàn xã Uy Nỗ huyện Đông Anhthành phố Hà Nội. Vì theo báo cáo số liệu NCT năm 2019 của UBND xã UyNỗ , hiện nay trên địa bàn xã có 2005 NCT, chiếm 12,08% dân số trong toànxã. Số NCT tham gia các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ còn thấp , việc pháthuy vai trò NCT chưa được chú trọng, NCT chưa tìm cho mình được nơi giaolưu tinh thần văn hóa, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống nên tôi đã tậptrung nghiên cứu: “ Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợchăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi tại xã Uy Nỗ huyện ĐôngAnh thành phố Hà Nội”.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài2.1. Tình hình thế giới3Theo Tổ chức y tế thế giới - WHO, số lượng người cao tuổi ngày mộtgia tăng nhanh chóng, trong năm 2010 ước tính có khoảng 524 triệu người ởđộ tuổi 65 chiếm 8% dân số thế giới, nhưng đến năm 2050 con số đó tăng lêngần 1,5 tỷ người và chiếm 16% dân số toàn thế giới, đặc biệt tốc độ già hóadân số phát triển nhanh ở các nước kém phát triển [23].Annette L. Fitzpatrick, Neil R.Powe, Lawton S.Cooper, Diane G. Ivesvà John A.Robbins [Đại học Washington, Đại học Johns Hopkins, Đại họcPittsburgh, Đại học California – Davis và Đại học Wake Forest][1994],“Barriers to Health Care Access Among the Elderly and WhoPerceives Them”[Những rào cản chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và nhậnthức về chúng]. Đề tài này được tiến hành tại Viện nghiên cứu sức khỏe timmạch. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp định lượng với5.888 đàn ông và phụ nữ từ 65 tuổi trở lên. Mẫu này được chọn ngẫu nhiên từdanh sách đủ điều kiện chăm sóc y tế ở 4 cộng đồng: Quận Forsyth,Sacramento, Washington và Allegheny. Nghiên cứu cho thấy các rào cản chủyếu là sự thiếu đáp ứng của bác sỹ đối với bệnh nhân, các rào cản tâm lý vàthể chất khác …Nghiên cứu này khái quát thực trạng chăm sóc khỏe đối vớingười cao tuổi, những rào cản tác động tới việc người cao tuổi nhận được sựquan tâm, chăm sóc của riêng nước Mỹ. Chính những điều được chỉ ra từnghiên cứu này có thể liên hệ tới những rào cản trong hệ thống chăm sóc sứckhỏe người cao tuổi ở Việt Nam. Điều đó đặt ra sự quan tâm lớn đối vớinhững người làm nghiên cứu nói riêng và những nhà hoạch định chính sáchcủa nước ta nói chung [30].Chanitta Soommaht, Songkoon Ratchasima, Buriram, Surin và KhonKaen [2008],“Developing Model of Health Care Management for the Elderlyby Community Participaton in Isan”[Xây dựng mô hình quản lý chăm sóc sứckhỏe cho người cao tuổi có sự tham gia của cộng đồng tại Isan]. Nghiên cứu4được tiến hành từ 2/8/2008 tại 7 tỉnh Đông Bắc Thái Lan là Mahasarakham,Roi – et, Sakon Nakhon, Nakhon Ratchasima, Buriram, Surin và Khon Kaen.Nghiên cứu này được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Cáctác giả đã tiến hành phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản lý chăm sócsức khỏe cho người cao tuổi về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, nghiên cứuđã tiến hành phân tích sự phát triển của việc chăm sóc sức khỏe người caotuổi có sự tham gia của cộng đồng ở Isan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việcquản lý của các tổ chức cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi làphương pháp hiệu quả. Tất cả công dân cao tuổi đều đồng ý rằng việc chămsóc y tế được cung cấp bởi các tổ chức cộng đồng giúp họ thoải mái và ấm áphơn. Mô hình này gợi cho chúng ta những bài học kinh nghiệm khi áp dụngvào Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng[32].Baseline [ 1990-1991], “ National Survey of Self- Care and Aging”.Nghiên cứu “ Khảo sát quốc gia về tự chăm sóc và tuổi già” của Đại học BắcCarolina tại Chapel Hill năm 1990- 1991 với 3.485 người từ 65 tuổi trở lên,đã được lựa chon từ các hồ sơ mô tả những thói quen tự chăm sóc ở cộngđồng NCT. Phân tích đầu tiên của những dữ liệu được tập trung vào mộtphạm vi cụ thể của hoạt động có mục đích, trong đó NCT tham gia và thôngqua đó họ bù đắp cho suy giảm thể chất, chức năng nhận thức hoặc tâm thầncó thể làm giảm chất lượng của cuộc sống. Tập trung thứ hai của cuộc điều traquốc tế về tự chăm sóc và tuổi già là các loại hành vi hạn chế suy giảm sứckhỏe phòng ngừa và tăng cường sức khỏe, thực hành lối sống lành mạnh. Mộttrong những tính năng độc đáo của nghiên cứu quốc gia này là hạng mục môtả mô hình hành vi tự chăm sóc y tế [31].Dean Blevins, Bridget Morton và Rene McGovern [2008], “Evaluating acommunity – based participatory research project for elderly mental5healthcare in rural America”. Đánh giá một dự án nghiên cứu có sự tham giacủa cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi nông thônMỹ. Nghiên cứu này đã cho thấy hầu hết mọi người cảm thấy hài lòng với vaitrò của họ và mức độ thành công của chương trình. Từ đó, tác giả cũng đềxuất những phương pháp để cải thiện hơn nữa dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâmthần cho NCT tại nông thôn. Đây cũng là mô hình giúp chúng ta thấy đượccách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho NCT tại cộng đồng của Hoa kỳ như thếnào [33].2.2. Tình hình tại Việt NamTheo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê [2010] thì tỷ lệ người caotuổi so với tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017 haydân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa từ năm 2017. Vớinhững thay đổi về cơ cấu dân số sẽ tạo ra những thách thức cũng như cơ hộicho Việt Nam. Những dự báo về cơ cấu dân số cho thấy rằng: tỷ số hỗ trợtiềm năng giảm nhanh chóng trong thời gian tới bởi tốc độ tăng dân số ngườicao tuổi ngày càng lớn. Theo như thống kê, năm 2009 cứ hơn 07 người trongđộ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 01 người cao tuổi, thì đến năm 2049 tỷ số này là 02tức là giảm hơn 3 lần. Cũng theo nhận định cho rằng, quá trình già hóa dân sốở Việt Nam sẽ là “già ở nhóm già nhất”- từ 80 tuổi trở lên, tốc độ tăng và sốlượng người cao tuổi ở độ tuổi cao nhất [22].Trong Luận văn thạc sĩ của Trương Thị Điểm, năm 2014 với đề tài:“Chăm sóc sức khỏe ở nông thôn Việt Nam hiện nay và hoạt động của côngtác xã hội” [Nghiên cứu tại xã Quỳnh Bá, Quỳnh Lưu, Nghệ An] đã cho thấynhững yếu tố tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đặcbiệt là yếu tố, vai trò của gia đình hạt nhân hiện nay. Ngoài ra, tác giả tậptrung nghiên cứu về mức độ khám chữa bệnh, mức độ hài lòng của người caotuổi đối với các hoạt động chăm sóc sức khỏe ở nông thôn Việt Nam nói6chung và xã Quỳnh Bá, Quỳnh Lưu, Nghệ An nói riêng. Qua đó, tác giả đềcập đến triển vọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thời giantới và vai trò của công tác xã hội với người cao tuổi [5].Trong Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Huyền, năm 2012với đề tài “ Sự già hóa dân số và các vấn đề chăm sóc NCT ở đô thịnghiên cứu tại Hồ Chí Minh”. Đề tài nêu ra những khó khăn mà NCT gặpphải đồng thời đưa ra những chính sách, khuyến nghị về nâng cao trình độgiáo dục thế hệ trẻ, cân nhắc việc chuyển trách nhiệm chăm sóc cha mẹgià từ ý thức truyền thống sang lĩnh vực pháp lý, nâng cao sự hỗ trợ củaNhà nước đối với NCT trong lĩnh vực y tế, phổ cập lương hưu, bỏ hìnhthức đăng ký hộ khẩu dẫn đến cải thiện khả năng chăm sóc sức khỏe [8].Đề tài “ CTXH cá nhân trong việc hỗ trợ NCT” tại xã Minh QuangBa Vì Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền năm 2017 đã đưa rađánh giá thực trạng NCT từ đó đưa ra tiến trình giúp đỡ của NVXH giúp thânchủ thay đổi suy nghĩ, hành động tích cực để NCT được chăm sóc tốt nhất [9].Trong luận văn thạc sĩ của Phùng Thanh Thảo, năm 2014 với đề tài “CTXH với NCT bị bạo lực gia đình nghiên cứu tại xã An Tường, thành phốTuyên Quang , tỉnh Tuyên Quang” đã cho thấy bạo lực gia đình với NCT xảy raở khắp mọi nơi, không kể địa vị gia đình, trình độ dân trí. Đó là thực trạng vềbạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực kinh tế. Tác giả đưa ra rất nhiềuyếu tố và tập trung vào 4 yếu tố và chỉ ra một số biện pháp đã áp dụng tại địaphương nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực NCT trong gia đình và đề xuất mộtsố biện pháp can thiệp và xây dựng mô hình CTXH nhằm hỗ trợ cũng như nângcao công tác phòng chống bạo lực gia đình [18].Đề tài nghiên cứu “ Dịch vụ xã hội trợ giúp NCT Hà Nội hiện nay” trongluận văn tiến sĩ của tác giả Mai Tuyết Hạnh khảo sát tại phường Nhân ChínhThanh Xuân- Hà Nội. Đề tài nghiên cứu thực trạng dịch vụ xã hội trợ giúp NCT7trong gia đình hiện nay qua 3 loại dịch vụ cơ bản: chăm sóc đời sống vật chất,chăm sóc sức khỏe, chăm sóc dịch vụ xã hội khác. Đồng thời nghiên cứu tìmhiểu sự hài lòng trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội của NCT. Nghiên cứu củaNCT trong việc tiếp cận các dịch vụ đó và vai trò của Nhà nước, tổ chức, tưnhân, tổ chức xã hội trong việc đáp ứng các dịch vụ chăm sóc cho NCT. Xuhướng phát triển các dịch vụ xã hội trợ giúp NCT theo hướng dịch vụ công và cơchế thị trường [7].Trong nghiên cứu “ Trợ giúp xã hội đối với NCT tại cộng đồng”nghiên cứu tại xã Trực Trấn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định của tác giảĐồng Minh Phúc năm 2014 đã cho thấy trong tất cả sự trợ giúp xã hội. Trongcác mối quan hệ của NCT thì hầu hết NCT đánh giá cao mối quan hệ của concháu trong gia đình, họ coi gia đình là chỗ dựa an toàn nhất, quan trọng nhất.Việc trợ giúp xã hội đối với NCT tuy đã được sự quan tâm của chính quyền,cộng đồng nhưng chỉ là chung chung và chưa thực sự thiết yếu đối với NCT.Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những tác động vào việc thực hiện chính sáchtrợ giúp xã hội đối với NCT và một số giải pháp áp dụng trong CTXH đối vớiNCT [15].Tóm lại, các công trình nghiên cứu, bài viết trong nước và nước ngoàiđược nêu ở trên đã đề cập đến công tác hỗ trợ cho người cao tuổi ở nhiều gócđộ và khía cạnh khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên những nghiêncứu về sức khỏe tinh thần cho NCT còn chưa nhiều, mới chỉ dừng lại ở mứcđộ phản ánh và cung cấp những số liệu cụ thể chứ chưa bàn sâu đến vấn đề vềsức khỏe tinh thần. Đặc biệt trong sự hỗ trợ cho NCT chưa đề cao đến vai tròcủa nhân viên công tác xã hội, cũng chưa có giải pháp cụ thể nào để nâng caohiệu quả vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏetinh thần cho NCT. Chính vì vậy cần có nghiên cứu về “Vai trò của nhânviên công tác xã hội trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho8người cao tuổi ”. Để từ những kết quả phân tích thực trạng sức khỏe tinh thầncủa NCT, thực trạng vai trò của nhân viên CTXH trong hỗ trợ chăm sóc sứckhỏe cho NCT và các yếu tố ảnh hưởng để từ đó có thể đề xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả vai trò của nhân viên CTXH trong hỗ trợ chăm sócsức khỏe tinh thần cho NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu3.1. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò của NVCTXH trong hỗ trợchăm sóc sức khỏe tinh thần cho NCT, đánh giá thực trạng cũng như các yếutố ảnh hưởng và từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả vai trò củaNVCTXH trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho NCT tại xã Uy Nỗ,huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứuNghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò của nhân viên công tác xãhội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi .Khảo sát, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò củanhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tạixã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả vai trò của nhânviên công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại xã UyNỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứuVai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ chăm sóc sứckhỏe tinh thần cho người cao tuổi.4.2. Khách thể nghiên cứu- 100 Người cao tuổi tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội9- 02 thành viên trong gia đình NCT- Cán bộ chính sách xã- Chủ tịch Hội người cao tuổi xã- Nhân viên y tế xã4.3. Phạm vi nghiên cứuNội dungĐề tài tập trung vào 3 vai trò của NVCTXH trong hỗ trợ chăm sóc sứckhỏe tinh thần cho người cao tuổi bao gồm: vai trò là người giáo dục, vai tròlà người tư vấn, vai trò là người kết nối nguồn lựcKhông gianĐịa bàn xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.Thời gianTừ tháng 8/ 2018- 8/20195. Phương pháp nghiên cứuLuận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:Phương pháp luậnLà hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhậnthức và cải tạo hiện thực, là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉđạo việc tìm kiếm, xây dựng lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Tất cảnhững nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là nhữnglý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận.Luận văn dựa trên cơ sở lý luận các hệ thống các quan điểm của Đảngvà Nhà nước Việt Nam về NCT; về hệ thống an sinh xã hội; chính sách trợgiúp đối tượng bảo trợ xã hội, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằngxã hội. Quan điểm phát triển nghề CTXH và trợ giúp cho những người yếuthế trong xã hội với những giá trị triết lý nhìn nhận con người và các mốiquan hệ qua lại giữa con người với con người, con người với xã hội thực tại.10Phương pháp phân tích tài liệuLà phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thôngtin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ cácnguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, các tài liệu được lựa chọn để thuthập, phân tích thông tin là những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đếnChính sách về NCT; Chính sách trợ giúp xã hội đối với NCT; Thông tin về tìnhhình kinh tế-chính trị-xã hội tại địa phương; Những đề tài, báo cáo, thông tin cóliên quan đến đề tài nghiên cứu từ các nguồn tạp chí, sách báo, internet; Báo cáotổng kết các năm của xã, Báo cáo của Hội Người cao tuổi xã Uy Nỗ và các tàiliệu liên quan khác.Phương pháp quan sátQuan sát thực tế hoạt động trong công tác chăm sóc và phát huy vị trí,vai trò của NCT tại địa phương, hoạt động của Hội NCT tại địa bàn xã , tiếpxúc trực tiếp với Ban lãnh đạo chính quyền địa phương, Chủ tịch Hội NCT,cán bộ y tế, chi hội trưởng Hội NCT, Cán bộ xã hội. Giai đoạn quan sát thựctế được tiến hành trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụnghiên cứu của đề tài. Cách thức quan sát được kết hợp giữa quan sát tham dựvà quan sát không tham dự.Quan sát đời sống, sinh hoạt thường ngày của một số hộ gia đình người caotuổi.Quan sát những biểu hiện hành vi, thái độ của người cao tuổi; tìm ra nhữngđiểm mạnh, điểm hạn chế của người cao tuổi.Quan sát tìm hiểu, phân tích mối quan hệ của các thành viên trong gia đìnhngười cao tuổi, sự tương tác giữa các thành viên, tìm kiếm nguồn lực hỗ trợgiải quyết các vấn đề của người cao tuổi. Quan sát những người có quan hệvới người cao tuổi để tìm hiểu thái độ, hành vi của họ.11Phương pháp điều tra bảng hỏiPhương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin thôngqua việc sử dụng một bảng hỏi soạn sẵn, người điều tra phát bảng hỏi, hướngdẫn cách trả lời, người được hỏi sẽ tự mình ghi câu trả lời ra phiếu bảng hỏi.Điều tra viên thu lại phiếu và xử lý thông tin.Tiến hành điều tra bảng hỏi với 100 NCT hiện đang sống tại xã Uy Nỗ.Việc chọn mẫu được tiến hành ngẫu nhiên. Độ tuổi từ 60 – 80 tuổi, trừ NCTkhông có khả năng giao tiếp trực tiếp. Nội dung điều tra bảng hỏi bao gồm:Một số thông tin chung về NCT; thực trạng về sức khỏe và nhu cầu chăm sócsức khỏe tinh thần; vai trò của nhân viên CTXH trong hỗ trợ chăm sóc sứckhỏe tinh thần cho NCT và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai tròcủa nhân viên CTXH; từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả vai tròcủa nhân viên CTXH trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho NCT.Phương pháp phỏng vấn sâuTiến hành 5 cuộc phỏng vấn sâu trực tiếp đối với: 02 đại diện gia đìnhNCT, 01 cán bộ chính sách xã hội, 01 chủ tịch Hội NCT xã, 1 nhân viên y tếMục đích của phỏng vân sâu nhằm: Đánh giá thực trạng về sức khỏe vànhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần; vai trò của nhân viên CTXH trong hỗtrợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho NCT và các yếu tố ảnh hưởng đến việcthực hiện vai trò của nhân viên CTXH; từ đó đề xuất các giải pháp để nângcao hiệu quả vai trò của nhân viên CTXH trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinhthần cho NCT.Phương pháp thống kê toán họcLà một công cụ xử lý các thông tin định lượng, số liệu đã thu thập đượctừ các phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi. Toàn bộ số liệu điều trađịnh lượng được xử lý thô và số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS.6. Những đóng góp mới của luận văn12Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận về NCT, về sức khỏetinh thần và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sứckhỏe tinh thần cho NCT.Luận văn đã tổng hợp, đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng vềsức khỏe tinh thần của NCT, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần tại địabàn nghiên cứu. Đánh giá thực trạng về vai trò của NVCTXH trong hỗ trợchăm sóc sức khỏe tinh thần cho NCT.Luận văn đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của nhân viênCTXH trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho NCTLuận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả vai tròcủa nhân viên CTXH trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho NCT giúpNCT sống vui, sống khỏe, sống có ích.7. Kết cấu của luận vănLuận văn gồm các phần: Mở đầu, nội dung chính, kết luận và phụ lục.Trong đó, phần nội dung chính gồm 3 chương:Chương 1:Những vấn đề lý luận về vai trò của nhân viên công tác xãhội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổiChương 2: Thực trạng vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗtrợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi tại xã Uy Nỗ huyện ĐôngAnh thành phố Hà NộiChương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của nhân viên công tácxã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi tại xã UyNỗ huyện Đông Anh thành phố Hà Nội13CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊNCÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨCKHỎE TINH THẦN CHO NGƯỜI CAO TUỔI1.1. Những vấn đề lý luận về người cao tuổi1.1.1. Một số khái niệm* Khái niệm người cao tuổiTheo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa,gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.Luật Người cao tuổi Việt Nam số 39/2009/QH12 ngày 23/9/2009, điều2 Quy định:“Người cao tuổi là tất cả công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên’’[12].Theo tổ chức Y tế Thế giới - WHO thì Người cao tuổi là những ngườitừ 70 tuổi trở lên [23].Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, công tác xã hội nhìn nhậnNgười cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về tâm sinh lý,lao động - thu nhập, quan hệ xã hội nên sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trongcuộc sống. Do đó, Người cao tuổi là đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợgiúp của công tác xã hội.Như vậy có nhiều quan điểm khác nhau về độ tuổi người cao tuổi,trong khuôn khổ luận văn tôi sử dụng khái niệm người cao tuổi theo Luậtngười cao tuổi của Việt Nam, “người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trởlên”.* Khái niệm sức khỏeTheo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế Giới [WHO-Word HealthOrganzation]: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần14và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thươngtật . Định nghĩa này bao gồm ba mặt: thể chất, tâm thần và xã hội [23].* Khái niệm Sức khỏe tinhthầnTheo Tổ chức Y tế thế giới [WHO] định nghĩa: “Sức khỏe tinh thần là mộttrạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng củabản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quảvà có sự đóng góp cho cộng đồng” [23].Sức khỏe Tinh thần là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt Giao tiếp xãhội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễchịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở nhữngquan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại nhữngquan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh.Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minhvà có đạo đức. Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hoàtrong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.* Khái niệm chăm sóc sức khỏe:Chăm sóc sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của con người,quyền được chăm sóc sức khỏe nằm trong quyền được có mức sống thíchđáng được nêu ở Điều 25 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền: “Mọi người đềucó quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khoẻ vàphúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tếvà các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trongtrường hợp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phươngtiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phócủa họ”[24].Chăm sóc sức khỏe là chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật,thương tích và các khiếm khuyết về thể chất và tinh thần trong con người

Video liên quan

Chủ Đề