Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhà nghỉ

Trong lĩnh vực kinh doanh Khách sạn có rất nhiều thuật ngữ cần nắm vững để vận hành hoạt động tốt nhất. ROI là một trong những hình thức tính toán được sử dụng trong kinh doanh khách sạn để mang về doanh thu cao nhất. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin “ROI là gì? Cách tính ROI trong kinh doanh khách sạn”

1. ROI là gì?

ROI là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Return On Investment, tạm dịch là chỉ số tỷ suất hoàn vốn trong kinh doanh hay tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư.

Việc xác định chỉ số ROI giúp dự đoán, đo lường hiệu quả tiền vốn đầu tư. Dựa vào chỉ số ROI, nhà đầu tư sẽ cân nhắc để quyết định xem có đầu tư vào hoạt động kinh doanh khách sạn này hay không? Hoặc điều chỉnh hoạt động kinh doanh hợp lý, tránh trường hợp vốn đầu tư quá lớn nhưng doanh thu mang về không đủ bù lại khiến lợi nhuận âm. Đơn giản nhất là, tỷ lệ % ROI càng cao thì lợi nhuận càng cao và ngược lại.

2. Cách tính ROI trong hoạt động kinh doanh khách sạn

  • Công thức tính tỷ suất hoàn vốn ROI

ROI [%] = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư

Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư 

Doanh thu dự kiến = Giá thuê phòng 1 đêm x Số lượng phòng x A x 12 tháng 

  • Về doanh thu dự kiến:
    • Nên chọn tỷ lệ kín phòng ở mức trung bình 66% vì hoạt động kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ cao điểm hay thấp điểm. Vào mùa cao điểm, tỷ lệ kín phòng có thể đạt mức 100% nhưng nếu mùa thấp điểm du lịch, chỉ số này có thể sẽ hạ xuống 30%.
    • Vậy Doanh thu dự kiến = Giá thuê phòng 1 đêm x số lượng phòng x 20 ngày/tháng x 12 tháng [20 ngày là 66% của 1 tháng có 30 ngày].
    • Đây chỉ là con số doanh thu dự kiến vì thực tế doanh thu sẽ chịu sự ảnh hưởng của 2 yếu tố là giá thuê phòng 1 đêm và tỷ lệ kín phòng.
    • Để tăng doanh thu dự kiến trong mùa thấp điểm hoặc với cơ sở kinh doanh mới, bạn nên áp dụng chiến lược giảm giá phòng để tăng tỷ lệ kín phòng. Chỉ khi vào mùa cao điểm mới nên tăng giá để cải thiện doanh thu – tuy nhiên mức giá đó phải ở ngang hoặc thấp hơn mặt bằng chung của thị trường để không mất chi phí cơ hội.
  • Về chi phí đầu tư
    • Đây là tổng chi phí mặt bằng, quản lý – nhân sự, cơ sở vật chất – trang thiết bị, điện – nước, thực phẩm, các loại thuế… mà cơ sở kinh doanh phải chi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí này sẽ dễ tính hơn.
  • Công thức tính ROI không chỉ áp dụng cho hoạt động kinh doanh khách sạn mà còn cho bất kỳ loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú nào, ngay cả các kênh trung gian OTA đều dùng được.

3. Ví dụ cụ thể về cách tính ROI trong kinh doanh khách sạn

Ví dụ bạn thuê lại một căn nhà 11 phòng với giá thuê 60 triệu đồng/tháng [chi phí cố định], nếu khai thác hết công suất thì các loại chi phí khác vào khoảng 9 triệu đồng/ tháng.

  • Nếu áp dụng tỷ lệ kín phòng 66% thì tổng chi phí = 60 + [9 x 66%] = gần 65,94 triệu đồng/tháng. Vậy chi phí đầu tư tương ứng với 12 tháng là 791,28 triệu đồng.
  • Mức giá thuê phòng trung bình trên các kênh OTA là 500.000 đồng/đêm thì doanh thu dự kiến = 500 x 11 x 20 = 110 triệu đồng/tháng. Vậy doanh thu dự kiến tương ứng với 12 tháng là 1 tỷ 320 triệu đồng
  • Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư = 1,320 tỷ – 791,28 triệu đồng = 528,72 triệu đồng/năm
  • Tỷ suất hoàn vốn 
        • ROI [%] = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư = 528,72 / 791,28 = 66,8 %

Với ROI bằng 66,8% có nghĩa là mỗi 1 đồng đầu tư, bạn thu được 0,66 đồng lợi nhuận.

  • Vào mùa du lịch thấp điểm, tỷ lệ kín phòng giảm xuống còn 30%. Lúc đó, doanh thu tháng sẽ chỉ còn = 500 nghìn x 11 phòng x 30 ngày x 30% = 49,5 triệu đồng. Tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải trả số chi phí hàng tháng = 60 + 9 x 30% = 62,7 triệu đồng.
  • Nếu không muốn bù lỗ 13,2 triệu đồng cho tháng đó [62,7 – 49,5 = 13,2], bạn cần phải:
    • Điều chỉnh giá phòng giảm 40% còn 300.000 đồng/đêm. Với mức giá phòng ưu đãi này sẽ thu hút nhiều khách đặt phòng và khi đó, tỷ lệ kín phòng có thể được kéo lên mức 90%. Như vậy doanh thu tháng = 300 nghìn x 11 phòng x 30 ngày x 90% = 89,1 triệu đồng. So với doanh thu dự kiến là 110 triệu đồng/tháng có thấp hơn nhưng lợi nhuận thu được = 89,1 – [60+[9×90%]] = 21 triệu đồng
    • Điều chỉnh giá phòng giảm 20% còn 400.000 đồng/đêm. Với mức giá phòng ưu đãi này sẽ thu hút nhiều khách đặt phòng và khi đó, tỷ lệ kín phòng có thể được kéo lên mức 60%. Như vậy doanh thu tháng = 400 nghìn x 11 phòng x 30 ngày x 60% = 79,2 triệu đồng. So với doanh thu dự kiến là 110 triệu đồng/tháng có thấp hơn nhưng lợi nhuận thu được = 79,2 – [60+[9×60%]] = 13,8 triệu đồng
  • => Vào mùa du lịch thấp điểm, nếu không giảm giá phòng thì khách sạn sẽ lỗ 13,2 triệu đồng nhưng khi điều chỉnh giá phòng giảm 40%  thì khách sạn sẽ lãi 21 triệu đồng. Như vậy, mức chênh lệch sẽ là 34,2 triệu đồng. Tương tự, khi giảm 20% thì khách sạn lãi 13,8 triệu đồng thì mức chênh lệch là 27 triệu đồng.

Vì vậy, nếu không muốn bị thua lỗ, người quản lý phải tính toán để linh động điều chỉnh giảm giá phòng xuống mức hợp lý để tăng tỷ lệ kín phòng trong tháng lên, nhất là vào mùa thấp điểm vì lúc này “A” có thể hạ xuống còn 30%. Việc giảm giá phòng sẽ giúp kéo tỷ lệ kín phòng lên cao, A càng cao thì mức bù lỗ càng ít, thậm chí có thể có doanh thu cao và có lãi.

Có mục sở thị cái cảnh người người chen nhau, tấp nập đi đăng ký làm tạm trú, tạm vắng cho khách tới nghỉ ở trụ sở CA phường Trung Hòa, Cầu Giấy vào mỗi tối, rồi lắng nghe những tâm sự “rút ruột” của Đ., mới hiểu vì sao dịch vụ nhà nghỉ lại nở rộ như “nấm mọc sau mưa rào” đến thế!

Trụ sở CA phường Trung Hòa [quận Cầu Giấy, Hà Nội] một tối giữa tuần, đầu tháng 4. Mới 20h30, phía bên ngoài trụ sở tiếp dân vẫn khá vắng vẻ. Hai phút sau, từ phía đường Trần Duy Hưng đi vào là hai chàng “choai choai” đầu tóc dựng ngược, áo quần khá “chất”. Trên tay mỗi cậu là một quyển sổ đăng ký tạm trú tạm vắng cho khách [ĐKTT-TV].

Thấy hai chàng vẫn chưa tiến vào trụ sở CA mà lại ngồi xổm ở gốc cây vú sữa cạnh cổng nói chuyện, chúng tôi lân la tới làm quen. “Hôm nào mà chả đông. Các anh tới chưa đúng lúc thôi. Tầm 20h50 đến 21h15, người tới đông như…trẩy hội ấy” – cậu có mái tóc vuốt keo, áo ba lỗ cho hay.

Cũng theo cậu, thì việc cầm sổ đi đăng ký tạm trú tạm vắng cho khách trọ ở nhà nghỉ chỗ mình làm cũng chỉ là làm chiếu lệ: “Ôi, từ bao lâu nay, nhà nghỉ chỗ em [trên đường Nguyễn Thị Định - NV] đã bao giờ thấy bóng dáng công an tới kiểm tra” – cCậu thật thà: “Mà cái việc đi đi về về này cũng chỉ là hình thức thôi. Mỗi ngày chỗ em có biết bao nhiêu đôi tới nghỉ, không lẽ mỗi lần như thế lại vác sổ đi?”.

Cậu cạnh bên, người bé hơn cũng thêm vào: “Chỉ cần làm lấy lệ một người để họ biết mình có ý thức chấp hành pháp luật là được. Quanh khu này có đến hàng trăm khách sạn, nhà nghỉ, CA có căng sức ra thì cũng khó kiểm soát được tình hình của tất cả các nhà nghỉ, khách sạn đó”.

Đúng như lời cậu nói, chỉ khoảng 15 phút sau là cảnh tượng người người đi ĐKTT cho nhà nghỉ của họ. Kẻ đi xe máy, người đi xe đạp, có tốp lại dắt nhau đi bộ, nói cười vui vẻ kéo về trụ sở CA phường Trung Hòa. Người sổ bìa xanh, kẻ màu vàng, có người sổ màu đỏ, cuốn nào cũng dày cộp, mở ra là danh sách kín mít người tới nghỉ, trọ. Có người một sổ, có người khệ nệ cả dăm bảy cuốn mang “làm giúp bạn bè”.

Không khí trong trụ sở CA phường lúc này khá đông vui. Gần 20 phút có mặt tại trụ sở CA phường Trung Hòa, con số người tới làm ĐKTT cho nhà nghỉ, khách sạn mà phóng viên tính được lên đến cả trăm trường hợp.

Làm ăn “sạch” thì bao giờ mới phất được!?

Nhà Đ. có một nhà nghỉ gần BV Nhi TW, phía trên nhìn ra hồ Ngọc Khánh. Giá phòng trung bình khoảng 100.000đ/phòng, chủ yếu là người nhà có điều kiện cho con đi khám bệnh thuê trọ.

Với hơn chục phòng nghỉ, hai lễ tân, một lo dọn dẹp phòng, lương tháng trung bình mỗi người từ 1,8-2 triệu đồng.

Đ. cho hay: “Trừ hết tiền thuê người làm, điện nước,… tháng nào lãi “kịch kim” cũng chỉ 30-40 triệu đồng”.

“Hà Nội bây giờ, nếu mà xét về dịch vụ nhà nghỉ, thịnh nhất vẫn phải kể tới Gia Lâm. Khu Trần Duy Hưng, Trung Kính mấy năm nay cũng khá khẩm chẳng kém” – Đ. bồi tiếp: “Nhưng mà em nói thật, nếu chẳng thêm cái món “hàng, họ” thì hơi đâu mà nhà nghỉ lại mọc lên nhiều đến thế. Mỗi tháng “kinh doanh các em” thì lãi làm sao tính hết, một vài trăm triệu cũng là chuyện vặt”.

“Như ở khu cửa khẩu An Dương, gần mấy cái nhà nghỉ Valen…, toàn phòng VIP, anh thích em dẫn vào. Chỗ đó thì lúc nào “hàng” cũng sẵn. Giá tầm 250.000đ/ đêm, chưa tính tiền phòng. Mà nói chung là giờ vào nhà nghỉ nào bây giờ mà không có cái “món” ấy thì mấy anh em đã chịu ở” – Đ. chốt hạ một câu chắc nịch.

Theo VietNamNet

thanhloan

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề