Việt Bác Hồ Chí Minh lần về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội nói lên điều gì

Cảnh sắc, con người và nhất là những chương trình “làm theo” đầy ý nghĩa của những người xứ Nghệ đã gợi cho chúng tôi, những người đã được sống và công tác lâu năm ở quê Bác những kỷ niệm khó quên, những bài học nằm lòng trong những ngày được phục vụ Bác, được chứng kiến nghĩa tình của vị lãnh tụ kính yêu đối với “quê hương nghĩa nặng, tình sâu”.

Kính già, yêu trẻ

Đó là những ngày đầu tháng 12-1961, trời khá rét. Chúng tôi ra sân bay Vinh trước giờ quy định đến 3 giờ. Vậy mà sân bay đã chật kín người. Nhân dân thành phố Vinh, huyện Nghi Lộc, Nam Đàn và các huyện khá xa trung tâm nghe tin Bác Hồ về thăm đã cơm nắm, cơm đùm xuống Vinh từ hôm trước để được đón Người. Khi máy bay chở Bác hạ cánh, cả ngàn người đứng dậy vỗ tay. Tiếng hoan hô càng to hơn, liên tục hơn khi Bác Hồ trong bộ áo quần ka-ki giản dị bước xuống máy bay. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Quân khu đã đến tận cầu thang máy bay để đón Bác. Mọi người dán mắt vào từng cử chỉ của Bác. Tưởng Bác sẽ dừng lại bắt tay các vị lãnh đạo của Quân khu, của tỉnh trước. Nhưng không. Người nhìn bao quát khung cảnh đón tiếp rồi bước thẳng tới vị trí các vị lão thành mặc áo đỏ, màu áo truyền thống Xô viết Nghệ Tĩnh, bắt tay thân thiết các cụ rồi Bác quay lại sà đến với các cháu thiếu nhi đang vừa vẫy hoa, vừa chạy ùa đến phía Người. Sau đó Bác của chúng ta mới quay về bắt tay các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Quân khu.

Trước khi rời sân bay về thành phố một hành động nhỏ của Người mà mãi mãi sau này vẫn là một bài học của những Người được chứng kiến. Tỉnh còn nghèo nhưng vẫn chuẩn bị một chiếc xe tốt nhất mui trần, có kết hoa để trân trọng mời Bác. Khi đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ mời Người lên chiếc xe kết hoa, Người đã quay lại mời cụ Chủ tịch MTTQ tỉnh lớn tuổi hơn lên xe có kết hoa, còn mình thì nhanh nhẹn lên chiếc xe com-măng-ca bình thường để về thành phố. Bài học kính già, yêu trẻ qua hành động của Người còn thấm thía hơn biết bao giờ giảng thuyết trên bục.

Chăm lo người lao động

Đến thăm Nhà máy cơ khí Vinh vào chiều 9-12-1961. Trước giờ hẹn, Bác đến, nhà máy đã cho công nhân xếp hai hàng ở cổng chính để đón. Đúng giờ hẹn, Người đã có mặt. Vẫn trong bộ ka-ki giản dị, đôi dép đơn sơ, Bác nhanh nhẹn giơ tay vẫy cán bộ công nhân và rẽ sang lối nhỏ đi thẳng xuống khu nhà ăn tập thể. Người đầu tiên Bác nắm tay thân thiết hỏi là chị cấp dưỡng. Bác dỡ lồng bàn trên từng mâm, đếm món ăn vẻ mặt hài lòng. Bỗng với giọng nửa đùa, nửa thật, Người hỏi chị cấp dưỡng: “Bữa nào công nhân cũng được ăn ba món thế này hay hôm nay “diễn” để Bác xem”. Khi biết công đoàn ở đây rất chú ý chăm lo bữa ăn của công nhân, Bác nói với đồng chí Đậu Minh Hải, Bí thư Đảng ủy: “Bác khen các chú. Phải chăm lo sức khoẻ cho người lao động. Bởi chính họ mới là người làm ra sản phẩm, quyết định chất lượng sản phẩm của nhà máy”. Đồng chí Trần Kinh, giám đốc nhà máy mời Bác vào thăm phân xưởng điện. Khi được báo cáo chúng ta toàn dùng máy tiện T8M12 do nhà máy Cơ khí trung quy mô Hà Nội sản xuất Người rất vui. Bác dừng lại bên các máy tiện bu-lông, ê-cu của anh Tri, chị Liên, xem từng sản phẩm. Bỗng Người ra hiệu cho thợ tiện trẻ Nguyễn Thị Liên dừng máy. Mọi người đang ngạc nhiên, Bí thư Hải, giám đốc Kinh tỏ vẻ lo lắng. Bác đặt tay lên vai cô Liên nói nhẹ nhàng “Cháu vận hành máy mà đội mũ bảo hiểm chưa gọn, tóc còn xoà ra ngoài. Máy chạy nhanh dễ cuốn tóc gây tai nạn. Chưa nói, con gái mà hỏng tóc là hỏng cả “góc con người” nữa”. Nói xong Bác quay lại căn dặn các đồng chí lãnh đạo nhà máy phải làm tốt việc bảo hộ lao động cho công nhân. Có mũ bảo hộ, có găng, có ủng nhưng phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cách sử dụng để bảo vệ an toàn cho người lao động. Tôi quan sát Nguyễn Thị Liên và các nữ công nhân đang đứng máy. Họ vừa sửa lại mũ bảo hộ, đeo lại găng tay nhưng mắt người nào cũng rơm rớm cảm động. Bác đâu có chỉ vào thăm, xem thao diễn. Bác đến với người lao động như một người cha đến với những đứa con của mình.

Ngày 10-12-1961, sau khi đi thăm hợp tác xã Vĩnh Thành [Yên Thành] đơn vị điển hình về trồng cây cả nước về, máy bay trực thăng củaBác hạ xuống sân của khu công an vũ trang tỉnh. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và lãnh đạo khu công an vũ trang tình mời Người vào nghỉ ở phòng khách. Cà phê được bưng ra mời Bác và đoàn cán bộ cùng đi. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh mời Bác mấy lần nhưng Người vẫn chưa uống, mắt cứ nhìn ra phía chiếc trực thăng đỗ. Ở đó hai phi công người Liên Xô đang lau cánh quạt máy bay [hồi đó lái máy bay đưa Bác đi còn do các phi công Liên Xô phụ trách]. Bỗng Người quay lại hỏi một đồng chí sĩ quan chỉ huy khu công an vũ trang: “Các đồng chí đã mang cà phê ra mời các đồng chí phi công chưa?”. Chúng tôi quan sát, Bác chỉ nhấp chén cà phê của mình khi đã nhìn thấy các đồng chí phi công đã nhận được tách cà phê. Từ một cử chỉ nhỏ của một lãnh tụ vĩ đại đối với người lao động bình thường nhưng có sức giáo dục hơn cả ngàn trang diễn văn “vì dân” sáo rỗng.

Bài học về công bằng

Cũng trong ngày 10-12-1961, Bác lên miền Tây Nghệ An thăm nông trường Đông Hiếu, một trong những nông trường có phong trào chăn nuôi giỏi của khối nông trường miền Bắc hồi đó. Bác và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đi máy bay trực thăng. Chúng tôi, những nhà báo đi phục vụ và một số cán bộ của tỉnh phải đi ôtô lên trước để chờ đón Bác. Sân bay là một bãi đất đỏ mới được san bằng. Chúng tôi quần áo chỉnh tề ngồi đợi ở nơi máy bay sẽ đỗ. Khi máy bay trực thăng hạ cánh, cánh quạt máy bay quaymạnh, đất đỏ mới san bay mù mịt. Khi máy bay đỗ ổn định thì quần áo, đầu tóc chúng tôi bị phủ một màu đất đỏ. Người từ trên máy bay bước xuống thấy chúng tôi đứa nào cũng chỉ còn hai con mắt nhưng vẫn lao vào “tác nghiệp”. Bác đi thẳng tới chỗ phóng viên báo chí đứng tỏ vẻ ái ngại. Người nói: “Các chú vất vả vì Bác quá. Bây giờ Bác thưởng các cô, các chú một kiểu ảnh kỷ niệm với Bác”. Nghe Bác nói, chúng tôi như quên hết mệt nhọc, ai cũng phủi tan bụi đất, sửa sang quần áo để vào chụp ảnh với Người. Khi mọi người đã vào đứng thành hàng quanh Bác thì một đồng chí quay phim được đi cùng Bác trên máy bay vừa xuống cũng chạy vội đứng vào để chụp ảnh. Bác nhìn đồng chí phóng viên quay phim quần áo sạch sẽ rồi đi tới, nói trong tiếng cười: “Chú ni đi máy bay, không có công, không được thưởng”. Nói xong Bác cười hiền lành, tất cả chúng tôi sung sướng vỗ tay vì được Bác thưởng.

Nhân kỷ niệm 118 năm ngày sinh của Người và cả nước đi vào bước hai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi xin kể lại mấy chuyện nhỏ trong nhiều mẩu chuyện mà chúng tôi ghi nhận được trong một chuyến vinh dự được phục vụ Người. Bà con Nghệ An cũng ghi nhớ và kể lại cho các thế hệ con cháu của mình về tấm gương đạo đức của Người, một người con ưu tú của quê hương. Tỉnh uỷ Nghệ An trong đợt này cũng khẳng định: Học Bác thì học cả đời nhưng làm theo Bác thì phải từ những việc nhỏ nhất. Dù nhỏ, dù lớn nhưng cái quan trọng nhất là phải từ tấm lòng, một tấm lòng vì dân, một tấm lòng “lo cho tất cả chỉ quên mình” của Bác Hồ vô vàn kính yêu.

Thanh Phong

Nguồn: TẠP CHÍ LỊCH SỬ ĐẢNG. 16/5/2008.

- Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời ngay từ những ngày đầu tạo dựng nền công nghiệp non trẻ của nước ta với sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô anh em. Nhà máy được xây dựng trong gần 3 năm [từ 15-12-1955 đến 12-4-1958] và cùng với ngành công nghiệp cả nước bước vào thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1958-1960.

Trải qua quá trình phát triển, nhà máy cơ khí Hà Nội đã 9 lần được đón Bác về thăm và làm việc. Đó là các ngày:

- Ngày mùng 1 Tết Mậu Tuất [18-2-1958], lần đầu tiên Bác về thăm và chúc tết cán bộ công nhân nhà máy. Bác đã ân cần khuyên bảo cán bộ, công nhân nhà máy: "Chi bộ Đảng, Chi đoàn thanh niên và Công đoàn phải phối hợp chặt chẽ, lãnh đạo công nhân thi đua thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước. Trong phong trào thi đua, phải khen thưởng kịp thời và phải biết phê bình để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót. Sinh hoạt và tác phong của cán bộ phải giản dị, gần gũi, thân mật với công nhân. Công nhân thì phải thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, lấy kế hoạch sản xuất mà nhà máy đã giao làm mức phấn đấu thực hiện".

- Sau khi Bác nói xong, tất cả cán bộ, công nhân đều vỗ tay hồi lâu, rất xúc động và thành kính chúc Bác năm mới sức khoẻ, sống lâu.

- Từ ngày 12-4-1958, nhà máy khánh thành và chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ lúc bấy giờ là sản xuất các loại máy công cụ có độ chính xác cấp 2 để trang bị cho ngành cơ khí non trẻ của nước ta, đáp ứng yêu cầu khôi phục và phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò của nhà máy trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện công nghiệp hóa nước nhà.

- Ngày 30-8-1958, một lần nữa Bác về thăm nhà máy, Bác nói chuyện với cán bộ, công nhân ở trước cửa phòng thiết kế và phân xưởng mộc mẫu. Sau khi ân cần thăm hỏi mọi người, Bác đã thẳng thắn phê bình cán bộ công nhân nhà máy, Bác nói kế hoạch đề ra 2 phần mà làm không đầy một nửa... nếu như nhà máy điện, nhà máy nước cũng như thế, nhà máy này có điện, có nước mà dùng không?...".

- Cán bộ, công nhân nhà máy đều thấm thía lời Bác dạy và sau lần Bác về thăm, phong trào thi đua làm theo lời Bác được phát động sâu rộng trong toàn nhà máy.

- Ngày 25-12-1958, nhà máy lại vinh dự đón Bác về thăm lần thứ 3. Bác khen ngợi tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân nhà máy đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng Người vẫn nhắc nhở: "Đây mới là thành tích bước đầu, công nhân và cán bộ phải cố gắng hơn nữa... không nên vì thành tích bước đầu mà tự kiêu, tự mãn... Cần phải đẩy mạnh cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp, đẩy mạnh đấu tranh tư tưởng hơn nữa. Tư tưởng thông suốt thì mọi việc làm đều tốt, phải làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn thắng, tư tưởng cá nhân chủ nghĩa hoàn toàn thất bại". Lần này Bác còn giao trách nhiệm: "Nhà máy cơ khí Hà Nội có đông đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động hơn các xí nghiệp khác, đó là một điều kiện thuận lợi, Bác giao trách nhiệm cho cán bộ và công nhân phải làm cho nhà máy trở thành một nhà máy kiểu mẫu".

- Ngày 24-3-1959, nhà máy vinh dự đón Bác về thăm cùng Tổng thống Ấn Độ Pra-xát. Lần này Người đã trồng cây vú sữa làm kỷ niệm tại nhà máy.

- Ba tháng sau, ngày 27-6-1959, lần thứ 5 nhà máy vinh dự được đón Người về thăm. Lần này, Người cùng đi với Tổng thống Inđônêxia là Ngài Xucácnô.

- Ngày 17-1-1960, lần thứ 6 Bác về thăm nhà máy. Hôm đó là ngày chủ nhật, Bác vào thăm nhà ăn tập thể, khu tập thể, ân cần thăm hỏi sức khoẻ toàn thể cán bộ, công nhân nhà máy. Các đồng chí lãnh đạo của nhà máy cũng như toàn thể cán bộ, công nhân nhà máy đều vô cùng xúc động trước sự quan tâm của Người, và lấy làm ân hận do cách tổ chức của nhà máy chưa tốt nên nơi ăn, chốn ở còn luộm thuộm. Ngày hôm sau, Đảng uỷ nhà máy đã ra Nghị quyết vận động toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, thực hiện tốt lời căn dặn của Người. Phong trào ngày càng đi vào nề nếp.

- Ngày 2-2-1960, Bác Hồ cùng ông bà luật sư Lôdơbai [người đã từng bào chữa trắng án cho Bác ở toà án Anh tại Hồng Kông] và con gái luật sư đến thăm nhà máy. Bác khen nhà máy hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước năm 1959; nhưng lần này Bác đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý và vai trò làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân. Bác phê bình việc quản lý vật tư chưa tốt, còn để lãng phí. Nói chuyện xong, Bác qua khu tập thể thăm chỗ ở của công nhân cơ khí tại nhà B, thăm vườn trẻ ở nhà 1 tầng, thăm lớp mẫu giáo và chia kẹo cho các cháu.

- Tối 20-10-1960, cán bộ, công nhân nhà máy đến dự khai giảng năm học bổ túc văn hoá mới 1960-1961. Trong đêm khai giảng, Bác đã về thăm lần thứ 8. Bác đã xuống hội trường dự khai giảng và gửi lại 10 huy hiệu để tặng cho những người có thành tích học tập bổ túc văn hoá tốt nhất.

- Ngày 12-3-1963, Bác Hồ về thăm nhà máy lần thứ 9 cùng với vua Lào Vátthava và nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy tại khán đài ở phân xưởng cơ điện.

- Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm từ 1958-1963, Bác đã về thăm nhà máy 9 lần. Đây thực sự là sự quan tâm hết sức to lớn của Đảng, Bác Hồ đối với nhà máy cơ khí còn non trẻ - con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam.

- Năm 2000, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhật Bác, Công ty đã cho gắn biển ghi lại những lần Người về thăm nhà máy ngay cạnh gốc cây vú sữa Người trồng năm xưa; năm 2001 đã dựng tượng đài Bác giữa khoảng sân vườn phía trong nhà máy tạo nên một khu vực trang nghiêm. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các lễ dâng hương, tưởng niệm, mít tinh, báo công với Người.

Video liên quan

Chủ Đề