Nhà Mạc ra đời trong bối cảnh nào

Nhà Nguyễn thành lập vào năm bao nhiêu [Lịch sử - Lớp 5]

4 trả lời

Tìm các số nguyên x; y biết [Lịch sử - Lớp 6]

1 trả lời

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Chào em,


Vào cuối thế kỉ XVI Triều Lê suy sụp, các vị cua cuối triều Lê k còn quan tâm triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đọa. Quan lại, địa chủ hà hiếp, áp bức, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân khiến đời sống nhân dân cực khổ. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra khắp nơi.


Các thế lực phong kiến trong triều đình mẫu thuẫn, tranh giành quyền lực. Nổi trội lên là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi đã dẹp yên được các thế lực khác, năm 1527, Mạc Đăng Dung buộc vua Lê nhường ngôi cho mình, thành lập ra vường triều Mạc.

  • 19/ 06/ 2017
  • NGÔ MINH KHIÊM
  • 0 Nhận xét

SƠ BỘ MỘT SỐ NÉT BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA NHÀ MẠC:
Sau 21 năm Đại Việt bị khốn khổ dưới chế độ cai trị hà khắc của giặc Minh tàn ác, mãi đến năm 1428, khi hoàn thành sự nghiệp “ Bình Ngô” đại định thiên hạ, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi vua nước Đại Việt, đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Triều Hậu Lê [Lê Sơ] với các vị vua Thái Tổ, Thánh Tông để lại nhiều ơn sâu, nghĩa nặng với bách tính, dân tộc.

Tượng nhà Mạc ở chùa Nhân Trai, Kiến Thụy, Hải Phòng Cảnh thịnh trị của triều Hậu Lê kéo dài được 76 năm[ kể cả 7 năm trị vì của vua Lê Hiến Tông – con kế nghiệp của vua Lê Thánh Tông]. Năm 1504, vua Lê Hiến Tông băng hà. Đất nước Đại Việt dần đi vào con đường rối loạn, suy đồi. Theo di chúc của vua, con thứ ba là Hoàng Tử Thuần nối ngôi , chưa được 6 tháng thì băng hà vì bạo bệnh, miếu hiệu là Túc Tông. Không có con nối nghiệp, nên trước khi chết , vua Túc Tông đã di chúc cho triều đình phải lập anh trai thứ hai Hoàng Tử Tuấn lên ngôi vua. Việc thay đổi người nối ngôi vua này đã tạo ra những mâu thuẫn gay gắt trong cung cấm và ở triều đình, hình thành phe phái đối lập dẫn đến những xung đột đẫm máu về sau. Hoàng tử Tuấn lên ngôi vua tức Lê Uy Mục, tư cách đã hèn kém, lại lợi dụng uy quyền chúa tể của đất nước để trả thù nhỏ nhen những người trước kia đã không phò minh lên ngai vàng. Sử triều Hậu Lê đã ghi về vua Uy Mục: “... vua thích uống rượu hay giết người, hám gái đẹp, giết ngầm bà nội [tức Thái Hoàng Thái Hậu Trường Lạc, vợ vua Lê Thánh Tông, mẹ vua Lê Hiến Tông], giết hại nhiều tông thất, đại thần; tin dùng họ ngoại [họ mẹ đẻ, họ vợ] để chúng chuyên quyền hà hiếp lương dân, làm trăm họ khốn khổ, oán giận. Người đời thường gọi là quỷ vương. Điềm loạn của vương triều hiện ra từ đấy” [ Đại Việt sử ký túc biên- bả kỷ nhà Lê]. Chán cảnh này , một số đại thần và tướng lĩnh bí mật về Tây Đô ở Thanh Hóa [tức Thành nhà Hồ] tụ hợp mưu phế bỏ Lê Uy Mục. Bảng nhãn Lương Đắc Bằng , chức Nội các Hàn Lâm được giao viết hịch kêu gọi quan lại, tướng sĩ nổi nên đánh Lê Uy Mục; phò tá minh chủ Giản Tu Công. Bài hịch vạch tội Lê Tuấn [ tức Lê Uy Mục] có những câu thống thiết : “...Bạo chúa Lê Tuấn hèn kém, làm nhơ bẩn sự nghiệp của Tiền Đế. Tội ác muôn vẻ. dân đã cùng mà còn vơ vét không thôi. Tiêu tiền như bùn. Bạo ngược như Tần Chính. Coi Bề tôi như trâu ngựa. Coi dân như cỏ rác. Nhân dân nhức óc, cả nước đau lòng...” Lê Uy Mục bị lật đổ, triều đình đưa Giản Tu Công lên ngôi vua tức Lê Tương Dực. Mấy năm đầu Tương Dực có lo đến việc triều chính, làm được một số việc có ích, rồi lại sa ngă vào chơi bời trác táng, làm những việc ô nhục, đến nỗi dân chúng gọi là vua lợn. Đặc biệt là chỉ trong 21 năm cuối triều đại Sơ Lê [1506-1527] đã thay đổi 5 đời vua, trong đó 4 ông vua bị bề tôi giết, một ông bị giết do tranh chấp ngôi vua. Cuộc nội chiến giữa các tướng quân phiệt, phe phái diễn ra liên miên, trải rộng từ Đông Kinh đến Tây Đô, lan khắp vùng châu thổ sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Lam, làm cho nhân dân khắp nước điêu đứng, khổ cực. Chính các cuộc rối loạn liên tiếp trong nội bộ vương triều đã mở đường cho Mạc Đăng Dung, một người có tài thao lược thâu tóm quyền binh, giữ chức Thái sư đứng đầu triều đình. Lúc này, vua Lê Chiêu Tông bỏ chạy về Tây Đô [Thanh Hóa] theo phe tướng Trịnh Tuy, Mạc Đăng Dung cùng vây cánh lập Hoàng thân Lê Xuân [em Lê Chiêu Tông] 15 tuổi lên ngôi vua. Năm 1527 được vua phong làm An Hưng Vương. Tháng 6 năm 1527, Cung Hoàng Xuân xuống chiếu nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung : “ Vua Thái tổ ta, thừa thời cách mệnh bèn có bốn phương, các thánh truyền ngôi, đã nhiều lịch số. Đó là lòng người hợp với số trời xui nên vậy. Từ cuối Hồng thuận, gặp lúc quốc gia nhiều nạn, Trần Cảo bắt đầu gây loạn. Trịnh Tuy lập kẻ nghịch lên ngôi, lòng người lìa tan, trời cũng không giúp. Lúc ấy thiên hạ không còn của nhà ta vậy. Ta bạc đức nối ngôi, không thể gánh nổi. Mệnh trời và lòng người hướng về người có đức. Vậy nay Thái sư An Hưng Vương Mạc Đăng Dung là người tư chất thông minh, đủ tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp bốn phương đều phục, bên trong trị nước, trăm họ yên vui, công đức rất lớn lao, trời người đều quy phục. Nay theo lẽ phải, nên nhường ngôi cho. Nên cố sửa đức, giữ lâu mệnh trường, để yên nhân dân. Mong kính theo đó " [ Bài chiếu do Đông các Đại học sỹ Nguyễn Văn Thái thảo ]

Ngày Canh Thân 15/6 năm Đinh Hợi 1527, Mạc Đăng Dung lên ngôi, lấy niên hiệu là Minh Đức.

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Nhà Mạc được ra đời như thế nào?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Lịch sử 10 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Nhà Mạc được ra đời như thế nào?

Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cà là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới – triều Mạc.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Nhà Mạc dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về Nhà Mạc.

1. Lịch sử Nhà Mạc

- Nhà Mạc là triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp lập con trai là Mạc Toàn lên ngôi, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592 – Sau đó Mạc Toàn lên ngôi nhưng tại vị chỉ được 2 tháng, tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm.

- Tuy nhiên, giai đoạn sau đó hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ trung hưng đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng.
Thời kỳ 1533-1592 trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào là thế lực lấy danh nghĩa gây dựng lại nhà Lê từ năm 1533.

2. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập

- Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cà là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới – triều Mạc.

- Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lựa quan lại. Đồng thời, nhà Mạc cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, tạo điểu kiện ổn định lại đất nước. Nhà Mạc tập trung xây dựng một đạo quân thường trực mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, triều đình nhà Mạc suy thoái dần.

- Giữa lúc đó, nhà Mạc lại phải chịu sức ép từ hai phía. Ở phía nam, một bộ cựu thần nhà Lê tập hợp lực lượng nổi dậy chống nhà Mạc. Ở phía bắc, biết được Đại Việt đang trong tình trạng không ổn định, vua Minh cho quân tiến xuống, phao tin xâm chiếm nước ta. Nhà Mạc lúng túng, đã buộc phải dâng sổ sách cho quân Minh, chịu thần phục để yên mặt Bắc. Vương triều Mạc không còn được sự tin tưởng của nhân dân.

3. Thành nhà Mạc

- Thành Nhà Mạc Lạng Sơn hiện nằm trong khu vực phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, dấu tích còn lại gồm 2 đoạn tường xây bằng đá giữa hẻm núi. Hiện nay di tích thành Nhà Mạc ở Lạng Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan.

- Thành nhà Mạc nằm ở trung tâm thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Theo sử sách ghi lại thành được xây vào năm 1592 đời nhà Mạc, và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn [thế kỷ 19]. Thành được xây theo kiểu hình vuông, mỗi cạnh dài 275m, cao 3,5m và dày 0,8m; mỗi mặt thành có một cửa hình bán nguyệt với kiến trúc theo lối phòng thủ quân sự.. Thành đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và đang có nguy cơ xóa sổ

- Thành nhà Mạc ở tỉnh Cao Bằng là thành Nà Lự: khi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng [1594-1677], trong 83 năm, ba đời vua Mạc đóng đô ở Cao Bình đã cho tu sửa, xây thành cao lên, có cổng thành kiên cố để phòng thủ, đề phòng triều đình vua Lê – chúa Trịnh lên thôn tính. Nhưng có khả năng thành này xây từ nhà Đường 618-802.

- Thành nhà Mạc ở tỉnh Ninh Bình là thành Bình Sơn, thuộc xã Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình. Thành hiện còn đoạn dài khoảng 1 km, gần quốc lộ 1A. Gần thành nhà Mạc là tuyến sông Nhà Mạc và nhiều di tích thời Mạc ở Ninh Bình.

- Ở xã Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ nhân dân vẫn truyền tục câu nói: "Hăm mốt tháng chạp, gió đổ thành Mạc. Hăm hai tháng chạp, gió đổ thành Dung" để nói về thành Nhà Mạc xây dựng dở chừng thì bị mưa bão làm sụp đổ không thể xây dựng thành Thành được. Hiện nay, thường thường hàng năm vào những ngày "hăm mốt, hăm hai tháng chạp" ở Cao Xá vẫn thường có mưa bão. "Đầu Thành" là từ địa phương ở Cao Xá vẫn dùng để nói về địa điểm đoạn đầu thành Nhà Mạc xây ở thôn Dục Mỹ. Hiện nay các dấu tích của Thành Nhà Mạc ở Cao Xá hầu như không còn vì một thời kỳ nhân dân ở đây khai thác đất làm đường sá, xây dựng nhà ở.

Video liên quan

Chủ Đề