Từ đồng nghĩa là gì cho ví dụ

lấy ví dụ về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

  Từ “trông” có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa “nhìn để biết”; từ “nhìn” có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa giống [gần giống] với nghĩa đã nêu của từ “trông”. Như vậy, từ “nhìn” và từ “trông” là hai từ đồng nghĩa với nhau.

  • Các từ đồng nghĩa với nhau tạo thành nhóm từ đồng nghĩa.

   trông, nhìn, dóm, liếc,…; cho, biếu, tặng… là các nhóm từ đồng nghĩa.

  • Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

   từ “trông” có thể có các nghĩa và tham gia vào các nhóm đồng nghĩa sau:

             - Với nghĩa: “Nhìn để biết”, từ “trông” đồng nghĩa với: nhìn, dòm, ngó, liếc…

             - Với nghĩa: “Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn”, từ “trông” đồng nghĩa với: nom, chăm sóc, coi sóc,…

             - Với nghĩa: “Mong đợi”, từ “trông” đồng nghĩa với: mong, đợi, mong đợi, trông mong, hi vọng…

Các loại từ đồng nghĩa [edit]

Phân loại

Từ đồng nghĩa hoàn toàn

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Đặc điểm

Chỉ cùng một sự vật, hiện tượng, biểu thị cùng một khái niệm và có sắc thái như nhau, trong mọi trường hợp, chúng có thể thay thế cho nhau.

Chỉ cùng một sự vật, hiện tượng, biểu thị cùng một khái niệm nhưng sắc thái khác nhau.

Ví dụ

trái – quả, vừng – mè, dứa – thơm, mùi tàu – ngò gai, vào – vô,…

chết, mất, từ trần, qua đời, viên tịch, băng hà…


Sử dụng từ đồng nghĩa [edit]

  • Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

 Từ "trái" "quả" trong những câu sau có thể thay thế cho nhau

- "Rủ nhau xuống bể mò cua,

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng".

- "Chim xanh ăn trái xoài xanh,

Ăn no tắm mát đậu cành cây đa".

 Từ "hi sinh""bỏ mạng" trong hai trường hợp sau không thể thay thế cho nhau:

- "Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng" .

- "Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay".

                                                                                         [Truyện cổ Cu-ba]

Lưu ý: Có những từ có thể thay thế cho nhau trong những ngữ cảnh nhất định nhưng không phải là các từ đồng nghĩa với nhau.

  + Cậu đi đâu đấy?

                        + Bạn đi đâu đấy?

Từ “bạn”“cậu” không phải là hai từ đồng nghĩa với nhau nhưng trong trường hợp sử dụng như trên có thể thay thế cho nhau mà vẫn giữ nguyên được nghĩa của câu.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề